Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7 - Giải SBT Vật Lí 7 Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
"Một lần đọc là một lần nhớ". Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập sách bài tập môn Vật Lí lớp 7, loạt bài Giải sách bài tập Vật Lí lớp 7 hay nhất với lời giải được biên soạn công phu có kèm video giải chi tiết bám sát nội dung SBT Vật Lí 7. Hi vọng với các bài giải bài tập trong sách bài tập Vật Lí lớp 7 này, học sinh sẽ yêu thích và học tốt môn Vật Lí 7 hơn.
Giải sách bài tập Vật Lí 7
Đã có lời giải bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 sách mới:
- (mới) Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức)
- (mới) Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- (mới) Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều)
Xem thêm soạn, giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức các môn học hay khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải SBT Ngữ văn lớp 7 - KNTT
- Tác giả Tác phẩm Ngữ văn lớp 7
- Giải sgk Toán lớp 7 - KNTT
- Giải SBT Toán lớp 7 - KNTT
- Lý thuyết Toán lớp 7
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 (có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 7 Global Success
- Giải SBT Tiếng Anh lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử lớp 7 - KNTT
- Giải SBT Lịch Sử lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí lớp 7 - KNTT
- Giải SBT Địa Lí lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục thể chất lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 7 - KNTT
Lưu trữ: Giải SBT Vật Lí 7 (sách cũ)
Chương 1: Quang học
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 2: Sự truyền ánh sáng
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 8: Gương cầu lõm
Chương 2: Âm học
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 10: Nguồn âm
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 11: Độ cao của âm
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 12: Độ to của âm
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 13: Môi trường truyền âm
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Chương 3: Điện học
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 18: Hai loại điện tích
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
- Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
Bài 1.1 trang 3 Sách bài tập Vật Lí 7: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
D. Vì vật được chiếu sáng
Lời giải:
Đáp án: C
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
Bài 1.2 trang 3 Sách bài tập Vật Lí 7: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy
B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
C. Mặt trời
D. Đèn ống đang sáng
Lời giải:
Đáp án: B
Vì nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, còn vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật sáng vì nó hắt lại những ánh sáng mặt trời chiếu vào nó.
Bài 1.3 trang 3 Sách bài tập Vật Lí 7: Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn.
Lời giải:
Trong phòng cửa gỗ đóng kín, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.
Bài 1.4 trang 3 Sách bài tập Vật Lí 7: Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó, Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn. Vì sao?
Lời giải:
Vì ta thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó mắt ta phân biệt được miếng bìa đen với các vật ở xung quanh.
Bài 1.5 trang 3 Sách bài tập Vật Lí 7: Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải nguồn sáng không? Tại sao?
Lời giải:
Gương đó không phải nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào đó.
Bài 1.6 trang 3 Sách bài tập Vật Lí 7: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
A. Khi mắt ta mở
B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta
C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta
D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt
Lời giải:
Đáp án: C
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.
.............................
Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 2: Sự truyền ánh sáng
Bài 2.1 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 7: Tại sao một điểm C trong một hộp kín có một bóng đèn nhỏ đang sáng ( hình 2.1).
a. Một người đặt mắt ở gần lỗ nhỏ A trên thành hộp nhìn vào trong hộp , người đó có nhìn thấy bóng đèn không? Vì sao?
b. Vẽ một vị trí đặt mắt để nhìn thấy bóng đèn.
Lời giải:
a) Người đó không nhìn thấy bóng đèn vì ánh sáng từ bóng đèn truyền theo đường thẳng và người đó đặt mắt ở vị trí không nằm trên đường đi của các tia sáng từ đèn C đến lỗ A đi thẳng ra ngoài nên không có ánh sáng trực tiếp từ đèn truyền vào mắt người đó.
b) Vì ánh sáng đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. Mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng không truyền vào mắt được. Phải để mắt nằm trên đường thẳng CA.
Bài 2.2 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 7: Trong một buổi tập đội ngũ, đội trưởng hô: “đằng trước thẳng”, em đứng trong hàng. Hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa. Giải thích cách làm.
Lời giải:
* Nếu em không nhìn thấy người thứ hai ở phía trước em có nghĩa là em đã đứng thẳng hàng.
* Cách làm này là sử dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Khi tất cả đều đứng thẳng hàng thì đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ không thấy được những người còn lại trong hàng vì ánh sáng từ những người còn lại (không tính người thứ nhất) truyền theo đường thẳng nhưng bị người đằng trước cản lại không cho ánh sáng tới mắt người đội trưởng.
Bài 2.3 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 7: Hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm (khác trong sách giáo khoa) để kiểm tra xem có ánh sán từ một đèn pin được bật sáng phát ra có truyền đi theo đường thẳng không? Mô tả cách làm.
Lời giải:
Cách 1: Ta đục một lỗ nhỏ trên màn chắn, sau đó di chuyển màn chắn có đục lỗ trước đèn pin sao cho mắt ta luôn nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin phát ra, khi đó đường di chuyển của màn chắn cùng lỗ nhỏ sẽ luôn là một đường thẳng, chứng tỏ ánh sáng từ pin phát ra truyền theo đường thẳng.
Cách 2: Dùng một vật chắn sáng tròn nhỏ di chuyển để cho mắt luôn luôn không nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng. Khi đó vật tròn sẽ di chuyển theo một đường thẳng.
Bài 2.4 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 7: Trong một lần làm thí nghiệm, Hải dùng một miếng bìa có đục một lỗ nhỏ ở A. Đặt mắt ở M nhìn qua lỗ nhỏ thấy bóng đèn pin Đ đang sáng. Hải nói rằng, ánh sáng đã đi theo đường thẳng từ Đ qua A đến mắt. Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường vòng ĐBAC đến mắt (hình 2.2). Hãy bố trí một thí nghiệm để kiểm tra xem ai nói đúng? Ai nói sai?
Lời giải:
Thí nghiệm: Lấy một miếng bìa đục lỗ thứ hai đặt sao cho lỗ trên miếng này ở đúng điểm C.
Nếu đặt mắt ở M thì sẽ không nhìn thấy đèn sáng từ đó kết luận ánh sáng không truyền theo đường vòng. Như vậy bạn Hải nói đúng còn bạn Bình nói sai.
Bài 2.5 trang 7 Sách bài tập Vật Lí 7: Trong hình 2.3, hình nào vẽ đúng đường truyền ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)?
Lời giải:
Đáp án: B
Vì giữa hai môi trường trong suốt khác nhau là không khí và nước thì đường truyền ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
.............................
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » File Sách Bài Tập Vật Lí 7
-
[PDF] Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7 (Bản đầy đủ Mới Nhất)
-
Bài Tập Vật Lí 7 - Thư Viện PDF
-
Bài Tập Vật Lý Lớp 7 (bản đầy đủ)
-
Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7 - Học Online Cùng
-
Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7 Mới Nhất | Tải Sách Miễn Phí
-
Bài Tập Vật Lí Lớp 7
-
File Sách Bài Tập Vật Lý 7 - LSTS's Blog
-
Tải Sách Bài Tập Vật Lý Lớp 7 Pdf - Freetuts
-
Top 10 Sách Bài Tập Vật Lý 7 Pdf
-
Giải Sách Bài Tập Vật Lí 7 Hay Nhất
-
Giải Vật Lý 7 SBT Bài 25: Hiệu điện Thế (Chính Xác Nhất)
-
Giải Vật Lý 7 SBT Bài 27: Thực Hành: Đo Cường độ Dòng điện Và ...
-
[PDF]Bài Tập Vật Lí Lớp 7(Bản đầy đủ Mới Nhất ) - MarvelVietnam
-
Giải SBT Vật Lý 7