Sách Đỏ Thêm 817 Loài Vào Danh Mục Bị đe Dọa Tuyệt Chủng

ThienNhien.Net – Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) vừa công bố bổ sung thêm 817 loài vào danh mục loài bị đe dọa tuyệt chủng trong  Sách Đỏ.

Trong hơn 800 loài bị liệt vào danh mục bị đe dọa bản Sách Đỏ mới có 51 loài động vật có vú, chủ yếu là các loài vượn cáo và hơn 400 loài thực vật, phần lớn là các loài lan. Theo đó, hơn 90% các loài vượn cáo và 79% loài lan hài đang bị đe dọa.

Ông Hassan Rankou – Chuyên gia về lan thuộc Ủy ban Vì sự sống còn các loài của IUCN cho rằng: “Nguy cơ đối với các loài lan là phát hiện đáng ngạc nhiên nhất trong đánh giá lần này. Lan hài rất phổ biến trong các vườn cây cảnh công nghiệp. Tuy nhiên, lan trong các vườn cây cảnh chỉ được duy trì nhờ được gieo trồng, chăm sóc; việc bảo tồn các loài lan hoang dã đóng vai trò quan trọng đối với tương lai của chúng”.

Lan hài ôn đới được tìm thấy ở châu Âu, Bắc Mỹ và các vùng ôn đới ở châu Á, nhưng hiện này loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng do môi trường sống bị thu hẹp và nạn khai thác quá mức.

Lan hài Cypripedium passerinum ở Bắc Mỹ là một trong những loài lan nằm trong danh sách các loài sắp nguy cấp (Ảnh: Jason Hollinger)
Lan hài Cypripedium passerinum ở Bắc Mỹ là một trong những loài lan nằm trong danh sách các loài sắp nguy cấp (Ảnh: Jason Hollinger)

Cũng theo Sách Đỏ mới cập nhật, Vượn cáo là một trong những nhóm loài đang rơi vào tình trạng nguy hiểm nhất hành tinh, 94% loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng này chỉ được tìm thấy trên đảo Madagascar.

Trên thực tế, các chuyên gia đã chuyển 36 loài vượn cáo từ nhóm Thiếu dữ liệu xếp hạng sang một trong ba nhóm Sắp nguy cấp, Nguy cấp và Cực kỳ nguy cấp. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng vẫn còn hy vọng cho các loài vượn cáo của thế giới.

Theo ông Christoph Schwitzer, Phó Chủ tịch Ủy ban Vì sự sống các loài ở Madagascar của IUCN, những thành công trong quá khứ đã chứng minh sự hợp tác giữa cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các nhà nghiên cứu có thể bảo vệ các loài linh trưởng đang bị đe dọa. Ông cũng khẩn thiết kêu gọi các bên cùng nỗ lực bảo tồn loài vượn quý hiếm này. Hiện các loài vượn cáo đang đe dọa nghiệm trọng bởi tình trạng phá rừng, mất môi trường sống và nạn săn thú rừng.

Vượn cáo đuôi vòng (Lemur catta) - một trong số  những loài bị liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng của Sách Đỏ (Ảnh: Rhett A. Butler)
Vượn cáo đuôi vòng (Lemur catta) – một trong số 90 loài vượt cáo bị liệt vào danh sách bị đe dọa tuyệt chủng của Sách Đỏ (Ảnh: Rhett A. Butler)
Sách đỏ IUCN (IUCN Red List of Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List) là danh sách về tình trạng bảo tồn và sự đa dạng của các loài động thực vật trên thế giới, được thực hiện và giám sát bởi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Giám sát Bảo tồn quốc tế (WCMC). Sau một hoặc hai năm, Sách đỏ IUCN lại công bố rộng rãi về tình trạng các loài bị đe dọa dựa trên những tiêu chí được xác định về phân loại học, tình trạng quần thể, xu hướng quần thể, sự phân bố, tình trạng sinh cảnh, mối đe dọa…

Sách Đỏ IUCN hiện có 22.103 trong tổng số 73.686 loài được đánh giá bị liệt vào danh sách các loài bị đe dọa. Và, hiện vẫn có hơn 10.000 loài vẫn nằm trong mục Thiếu dữ liệu.

Năm 2014 cũng là năm kỷ niệm lần xuấn bản thứ 50 của Sách đỏ IUCN. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, Sách Đỏ mới chỉ đánh giá được khoảng 4% trong tổng số loài được mô tả trên trái đất. Nhóm các loài động vật có vú và chim đã được phân loại được gần hết trong khi nhiều loài khác vẫn chưa được đánh giá.

Chưa đến một nửa số loài bò sát trên thể giới và chỉ 8% các loài động vật thân mềm; 0,5% các loài côn trùng được đánh giá. Đặc biệt, đáng kinh ngạc nhất là chỉ có một trong tổng số hơn 31.000 loài nấm trên thế giới được đánh giá.

Tổng Giám đốc IUCN Julia Marton Lefèvre nhấn mạnh Sách Đỏ chính là điểm khởi đầu cho các hành động bảo tồn hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm. Chúng ta sẽ phải tiếp tục mở rộng kiến thức về các loài trên thế giới để hiểu rõ hơn những thách thức mà con người đang phải đối mặt, thiết lập các ưu tiên bảo tồn toàn cầu và tiến hành các hành động cụ thể để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học.

Bài liên quan:

  1. Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
  2. Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam
  3. Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ
  4. Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
  5. Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand
  6. Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời”
  7. Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam
  8. Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ngăn chặn gỗ bất hợp pháp
  9. Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang
  10. Quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Bất cập và khuyến nghị

Từ khóa » Cây Có Trong Sách đỏ