[Sách Giải] Bài 2: Đo độ Dài (tiếp Theo)
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
A. Lý thuyết
1. Cách đo độ dài
– Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
– Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước).
– Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
– Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật).
2. Cách ghi kết quả đo chính xác
+ Kết quả thu được phải là bội số của ĐCNN và có cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.
+ Phần thập phân của ĐCNN có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của kết quả đo cũng có bấy nhiêu chữ số (phải ghi kết quả đo chính xác đến ĐCNN của dụng cụ đo hay nói cách khác chữ số cuối cùng của kết quả đo phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo).
II. Phương pháp giải
1. Cách đặt thước và đọc kết quả
– Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. Tức là đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
– Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định. Tức là đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật theo công thức:
Trong đó:
N là giá trị nhỏ ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo
n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Ví dụ:
Dựa vào hình vẽ trên ta có:
Vậy chiều dài của bút chì là:
2. Ước lượng và chọn thước đo cho thích hợp
– Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán độ dài cần đo khoảng bao nhiêu.
– Chọn thước đo:
+ Kích thước cần đo lớn: Chọn thước đo có GHĐ lớn sao cho số lần thực hiện đo là ít nhất (Nếu có hai thước đo cùng GHĐ thì ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất).
+ Kích thước cần đo nhỏ: Cần có độ chính xác cao nên ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất.
Lưu ý: Tùy thuộc vào hình dạng của vật cần đo độ dài mà ta chọn thước kẻ, thước mét, thước dây hay thước kẹp. Chẳng hạn:
+ Muốn đo độ dài của cái bàn ta dùng thước mét.
+ Muốn đo độ dày của quyển vở ta dùng thước kẻ.
+ Muốn đo đường kính của viên bi ta dùng thước kẹp.
+ Muốn đo chu vi của thân cây ta dùng thước dây.
B. Trắc nghiệm
Bài 1: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo:
A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.
C. Thước đo nào cũng được.
D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.
Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
⇒ Đáp án A
Bài 2: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:
A. (1), (2), (3) B. (3), (2), (1)
C. (2), (1), (3) D. (2), (3), (1)
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:
– Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
– Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
– Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
⇒ Đáp án C
Bài 3: Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là
A. Đặt thước không song song và cách xa vật.
B. Đặt mắt nhìn lệch.
C. Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.
D. Cả 3 nguyên nhân trên
Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là
– Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN không phù hợp.
– Đặt thước không song song và cách xa vật.
– Đặt mắt nhìn lệch.
– Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.
⇒ Đáp án D
Bài 4: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 2000 mm B. 200 cm
C. 20 dm D. 2 m
Nếu dùng thước đo có ĐCNN là 1mm để đo, cách ghi kết quả đúng là 2000 mm.
⇒ Đáp án A
Bài 5: Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là:
A. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.
B. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật.
C. Đặt thước vuông góc với chiều dài của vật.
D. Các phương án trên đều sai.
Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.
⇒ Đáp án A
Bài 6: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106 cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là
A. 1 cm B. 5 mm
C. lớn hơn 1 cm D. nhỏ hơn 1 cm
Diện tích hình vuông: S = a2 = 106 cm2
Vậy cạnh a > 10 cm và a < 11 cm nên bạn đó đã dùng thước có ĐCNN nhỏ hơn 1 cm
⇒ Đáp án D
Bài 7: Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5 cm và 21,2 cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là
A. 0,1 cm B. 0,2 cm
C. 0,5 cm D. 0,1 mm
Để đo được hai kết quả trên, thước đo đã dùng có ĐCNN là 0,1 cm
⇒ Đáp án A
Bài 8: Để đo chiều dài của một vật (lớn hơn 30 cm, nhỏ hơn 50 cm) nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
B. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm.
C. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm.
D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN cm.
Nên chọn thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 50 cm và có ĐCNN bằng 1 mm
⇒ Đáp án C
Bài 9: Để đo số đo cơ thể của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất?
A. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.
B. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.
C. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.
D. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.
– Số đo cơ thể của khách may quần áo có nhiều phần như vai, bụng, hông… là những độ dài cong nên không thể dung thước thẳng được mà phải dùng thước dây.
– Có hai thước dây có GHĐ 1m, chọn thước dây có ĐCNN càng nhỏ thì sai số càng ít.
⇒ Đáp án D.
Bài 10: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:
A. 6,6 cm B. 6,5 cm
C. 6,8 cm D. 6,4 cm
Vậy chiều dài của bút chì là:
⇒ Đáp án A
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1119
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng 6,6 Cm
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng 6,6 Cm... - Vietjack.online
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng: - Đọc Tài Liệu
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng: - HOC247
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng - Ngọc Trang
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng: A. 7,1 Cm B. 7,2 ... - Hoc24
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng - Hoc24
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng: A. 6,6 Cm
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng 7,1
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng Bao Nhiêu?
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng
-
Chiều Dài Của Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng:
-
Chiều Dài Chiếc Bút Chì ở Hình Vẽ Bằng Là? - Vật Lý Lớp 6
-
Độ Dài Của Chiếc Bút Chì Trên Hình Vẽ Là 77 Cm 8 Cm 78 - Tự Học 365