[Sách Giải] Bài 2: Mạng Thông Tin Toàn Cầu Internet
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Bài 1 trang 13 SBT Tin học 9: Internet là
(A) một mạng cảu các mạng máy tính trên phạm vi toàn cầu, cho phép người dùng trao đổi thông tin, duyệt web và sử dụng các dịch vụ khác.
(B) một mạng các website cung cấp các thông tin trên phạm vi toàn cầu.
(C) một mạng các máy tính trên phạm vị toàn cầu kết nối với nhau thông qua các chương trình duyệt web.
(D) mạng diện rộng các máy tính cùng sử dụng chung một trình duyệt và một hệ điều hành thống nhất.
Lời giải:
Đáp án: A. Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính với mạng máy trên khắp thế giới, cung cấp cho mọi người khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau: đọc, nghe hoặc xem tin trực tuyến thông qua các báo điện tử, đài hoặc truyền hình trực tuyến, thư điện tử (E – mail), trò chuyện trực tuyến (Chat), trao đổi dưới hình thức diễn đàn (Forum), mua bán qua mạng,…
Bài 2 trang 13 SBT Tin học 9: Các phát biểu sau đúng hay sai? Hãy đánh dấu (x) vào ô tương ứng.
Đúng | Sai | Phát biểu |
[ ] | [ ] | 1.Mạng máy tính trong một trường học là mạng Internet. |
[ ] | [ ] | 2. Vì Internet là mạng của các mạng máy tính, nên nếu kết nối hai mạng máy tính của hai phòng học với nhau thì nó sẽ trở thành mạng Internet. |
[ ] | [ ] | 3. Có hàng trăm triệu người sử dụng Internet nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó. |
[ ] | [ ] | 4. Chủ sở hữu mạng Internet của một quốc gia là các công ti cung cấp dịch vụ Internet của quốc gia đó. |
Lời giải:
1. Sai, 2. Sai, 3. Đúng, 4. Sai.
Bài 3 trang 14 SBT Tin học 9: Hãy chọn những phát biểu đúng trong các phát biểu sau.
(A) Internet là mạng toàn cầu và là mạng của các mạng con. Mỗi mạng con có thể là mạng máy tính của một cá nhân, một tổ chức, một thành phố, một quốc gia hay một châu lục.
(B) Mỗi máy tính kêt nối vào mạng Internet thông qua một hoặc một số máy chủ và tất cả các máy chủ được kết nối với nhau trong phạm vị toàn cầu, tạo thành mạng Internet.
(C) Hai mạng con trong mạng Internet có thể được kết nối với nhau bằng một giao thức khác với TCP/IP.
(D) Mỗi khi truy cập Internet, người dùng luôn phải sử dụng tất cả các dịch vụ của Internet.
Lời giải:
Đáp án: A, B. Do A, B đều là các phương án đúng dựa vào định nghĩa, đặc điểm, các dịch vụ và các máy chủ trên Internet được giới thiệu trong SGK.
Bài 4 trang 14 SBT Tin học 9: Một mạng WAN cũng có thể kết nối các máy tính trên toàn cầu. Hãy cho biết sự khác nhau giữa Internet và mạng WAN.
Lời giải:
Internet là mạng máy tính toàn cầu và mọi người đều có thể truy cập Internet. Mặc dù mạng WAN có thể kết nối các máy tính trên toàn cầu, song chúng thường được sở hữu bởi một công ti, một tập đoàn, một tổ chức nhà nước … tức chúng đều có chủ sở hữu.
WAN là khái niệm chỉ cấu trúc về địa lí của một mạng các máy tính khi kết nối với nhau, không phải là một mạng máy tính cụ thể. Internet là tên của một mạng máy tính cụ thể. Mạng Internet là mạng dạng WAN.
Bài 5 trang 14 SBT Tin học 9: Hãy chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau.
(A) Giao thức truyền thông (protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.
(B) WWW là cách gọi tắt của Internet.
(C) Các máy tính tham gia Internet đều giao tiếp với nhau bằng một giao tiếp thống nhất (giao thức TCP/IP).
(D) Các máy tính trong một mạng LAN không kết nối Internet có thể trao đổi dữ liệu với nhau mà không cần dùng giao thức TCP/IP.
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 6 trang 14 SBT Tin học 9: Dịch vụ nào dưới dây không phải là dịch vụ trên Internet?
(A) Tra cứu thông tin trên Web (dịch vụ web).
(B) Thư điện tử.
(C) Chuyển phát nhanh.
(D) Quảng cáo, bán hàng trên mạng.
Đáp án: C
Bài 7 trang 15 SBT Tin học 9: Khi sử dụng máy tính để truy cập Internet và thực hiện các hoạt động dưới dây, em đã sử dụng những dịch vụ tương ứng nào của Internet?
a) Trò chuyện trực tuyến (chat) với một bạn của em ở nước ngoài.
b) Gửi thư điện tử cho bạn.
c) Tra cứu điểm thi trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Tìm tất cả các trang web có đăng thông tin về lịch sử phát triển của Internet.
Đáp án: a) Dịch vụ trò chuyện trực tuyến (chat).
b) Dịch vụ thư điện tử.
c) Dịch vụ khai thác thông tin trên Web (dịch vụ web).
d) Dịch vụ tìm kiếm thông tin trên web.
Bài 8 trang 15 SBT Tin học 9: Trong số các dịch vụ dưới đây, hãy chọn những dịch vụ cơ bản trên Internet mà bất kì người nào truy cập Internet cũng đều có thể sử dụng.
(A) Khai thác thông tin trên web (dịch vụ web).
(B) Tìm kiếm thông tin trên Internet.
(C) Thư điện tử.
(D) Hội thảo trực tuyến.
Đáp án: A, B, C. Lựa chọn D không đúng vì để sử dụng dịch vụ hội thảo trực tuyến thông qua Internet người ta phải cần những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng khác ngoài máy tính.
Bài 9 trang 15 SBT Tin học 9: Khi muốn mua máy tính, em truy cập Internet để biết thông tin về các loại máy tính hiện có trong các cửa hàng cùng với giá của chúng. Như vậy, em đã sử dụng những dịch vụ hoặc ứng dụng nào trên Internet?
(A) Dịch vụ tra cứu thông tin trên Internet.
(B) Dịch vụ trò truyện trực tuyến.
(C) Dịch vụ thương mại điện tử.
(D) Dịch vụ thư điện tử.
Đáp án: A và C. Khi truy cập Internet để biết thông tin về các loại máy tính hiện có trong các cửa hàng cùng với giá của chúng, em đã sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin trên Web. Mặt khác, khi đăng tải thông tin về các loại máy tính cùng với giá của chúng trên Internet, doanh nghiệp đã sử dụng hình thức quảng cáo tiện lợi và rất có hiệu quả. Đây là hình thức đơn giản nhất của ứng dụng thương mại điện tử.
Bài 10 trang 15 SBT Tin học 9: Khi sử dụng phần mềm Messenger và webcam để trò chuyện trực tuyến và có thể nhìn thấy hình ảnh của bạn thông qua Internet, em đã sử dụng dịch vụ hội thảo trực tuyến. Khẳng định đó đúng hay sai?
Lời giải:
Sai. Dịch vụ hội thảo trực tuyến thông qua Internet cho phép tổ chức các cuộc họp từ xa với sự tham gia của nhiều người. Hình ảnh, âm thanh của hội thảo và của các bên tham gia được truyền trực tiếp qua mạng và hiển thị trên màn hình hoặc phát trên loa máy tính. Các phần mềm Messenger và webcam chưa cho phép hiển thị hình ảnh của nhiều bên trên màn hình.
Bài 11 trang 15 SBT Tin học 9: Để có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ của Internet, chúng ta cần:
(A) một máy tính cá nhân có vi mạng.
(B) một môđem.
(C) một đường điện thoại hoặc đường truyền riêng.
(D) một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
(E) Tất cả các điều kiện trên.
Hãy chọn phương án đúng nhất.
Lời giải:
Đáp án: E.
Bổ sung: Để có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ của Iternet, trước hết chúng ta cần máy tính cá nhân có vỉ mạng và được cài đặt trình duyệt web, sau đó đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ tư vấn lựa chọn gói dịch vụ thích hợp, chuẩn bị môđem và hỗ trợ cài đặt, kết nối với đường truyền và cấp quyền truy cập Internet.
Bài 12 trang 16 SBT Tin học 9: Đôi khi máy tính ở nhà em (hoặc ở trường học) không kết nối được vào mạng Internet. Thông thường sự cố này được phản ánh qua hệ thống đèn báo của môđem. Bài thực hành này sẽ cung cấp cho em cách quan sát các đèn tín hiệu môđem để biết được ý nghĩa của chúng.
Các nhóm đèn báo | Ý nghĩa |
1.PWR (Power) | a) Đèn báo môđem đã được kết nối với nguồn điện. |
2. ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) | b) Đèn bóa sự kết nối giữa môđem và đường ADSL của nhà cung cấp. |
3. LAN (Local Area Network) | c) Đèn báo sự kết nối giữa máy tính và môđem. |
4. PPP (Point to Point Protocol) | d) Đèn báo sự kết nối giữa môđem và Internet thông qua đường ADSL và nhà cung cấp. |
Hãy quan sát các kí hiệu và trạng thái của các đèn trên môđem của gia đình em (nếu có máy tính nối mạng Internet) hoặc của phòng máy tính của trường em để có đánh giá về sự kết nối của máy tính vào Internet.
Lời giải:
Lưu ý: Tùy vào từng loại môđem mà các nhóm đèn trên có kí hiệu khác nhau và có thể thêm đèn tín hiệu trong cùng nhóm hoặc thêm các đèn khác (chẳng hạn thêm đèn USB, đén SYS).
Ví dụ:
• Đèn LAN có thể có các kí hiệu khác như: Ethernet, USB, LAN (Link/ACT).
• Đèn ADSL có thể có các kí hiệu khác như: LINK, LINE, DSL, ADSL (Link/ACT), ADSL (TXD/RXD): tín hiệu đồng bộ giữa môđem và nhà cung cấp; ACT biểu thị lưu lượng dữ liệu đang truyền qua môđem; TXD/RXD biểu thị tín hiệu nhận và gửi qua môđem. Đôi khi TXD/RXD được thay bởi kí hiệu DATA.
Bài 13 trang 16 SBT Tin học 9: Gia đình em đã đăng kí sử dụng Internet một thời gian. Bỗng nhiên máy tính của nhà em không truy cập được vào mạng Internet.
Nguyên nhân có thể là:
(A) Giắc cắm dây cáp mạng vào máy tính hoặc vào môđem bị lỏng, cần cắm lại.
(B) Cáp mạng từ phía nhà cung cấp đến môđem bị hỏng (bị đứt ngầm).
(C) Hệ thống cung cấp dịch vụ Internet từ phía nhà cung cấp có trục trặc.
(D) Hệ thống phần cứng của môđem bị hỏng.
Trong các trường hợp trên, những trường hợp nào em phải gọi điện yêu cầu dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật của nhà cung cấp dịch vụ Internet?
Lời giải:
Đáp án: B và C. Quan sát trên môđem ta thấy: Trường hợp B: đnè ADSL mất tín hiệu thì có nghĩa là đường dây ADSL từ ngoài đường vào nhà bị đứt; Trường hợp C: đèn PPP mất tín hiệu hoàn toàn hoặc nó liên tục nhấp nháy nhanh và đều, thì chứng tỏ hệ thống của nhà cung cấp có trục trặc và không thể kết nối vào Internet (xem thêm Bài tập 2.12).
Bài 14 trang 17 SBT Tin học 9: Hãy điền các cụm từ thích hợp (các cụm từ cần điền có thể là Học tập qua mạng. Hội thảo trực tuyến. Thương mại điện tử. Chính phủ điện tử) để chú thích cho mỗi hình ảnh sau đây:
Lời giải:
a) Hội thảo trực tuyến.
b) Thương mại điện tử.
c) Chính phủ điện tử.
d) Học tập qua mạng.
Bài 15 trang 17 SBT Tin học 9: Khi nhiều người cùng vào trang Youtube và xem cùng một video bài giảng của một giáo viên, đó có phải là dịch vụ hội thảo trực tuyến không?
Lời giải:
Không.
Bài 16 trang 17 SBT Tin học 9: Khi một máy tính có kết nối với mạng Internet, máy tính này có được coi là một thành phần tham gia vào mạng Internet không?
Lời giải:
Có.
Bài 17 trang 17 SBT Tin học 9: Từ một máy tính A có kết nối với mạng Internet gửi một thông điệp đến máy tính B cũng đang kết nối Internet. Khi đó, đường đi của thông điệp sẽ như thế nào? Quan sát hình ảnh sau để tham khảo thêm.
Chọn khẳng định đúng nhất.
(A) Đường đi của thông điệp sẽ đi qua các thiết bị đầu cuối, máy chủ, các trạm trung gian theo một đường duy nhất.
(B) Đường đi của thông điệp sẽ đi qua các thiết bị kết nối trung gian, theo một lộ trình duy nhất đã được lập trình sẵn.
(C) Đường đi của thông điệp sẽ đi qua các thiết bị kết nối trumg gian, theo một lộ trình tối ưu nhất phụ thuộc vào trạng thái có của các thiết bị.
(D) Đường đi của thông điệp sẽ đi qua tất cả các trạm trung gian, mỗi trạm một lần, cho đến khi tới đích thì dừng lại.
Lời giải:
Đáp án: C.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1114
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » đường Trục Internet Là Gì
-
Mạng đường Trục Là Gì Và Có Những Loại Nào | ITIGIC
-
Đường Trục Internet Là Gì
-
Tin Học 9 Bài 2: Mạng Thông Tin Toàn Cầu Internet - Hoc247
-
Bài 2: Mạng Thông Tin Toàn Cầu Internet - Học Giải Bài Tập
-
Định Nghĩa Internet Backbone Là Gì?
-
Đường Trục Internet - Wikimedia Tiếng Việt
-
Internet – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hãy Nêu Ví Dụ Về ứng Dụng Của đường Trục Internet Trong đời Sống ...
-
Lý Thuyết Tin Học 9 Bài 2: Mạng Thông Tin Toàn Cầu ...
-
SGK Tin Học 9 - Bài 2. Mạng Thông Tin Toàn Cầu Internet
-
Lý Thuyết Tin Học 9 Bài 2: Mạng Thông Tin Toàn Cầu Internet (hay, Chi ...
-
Lý Thuyết Tin Học 9 Bài 2 (mới 2022 + 10 Câu Trắc Nghiệm)