[Sách Giải] Bài 35: Sự Chuyển Thể Của Chất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Khoa Học Lớp 5
  • Sách Giáo Viên Khoa Học Lớp 5
  • Vở Bài Tập Khoa Học Lớp 5

Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 35 trang 72: Dùng các tấm phiếu có nội dung dưới đây để xếp vào cột phù hợp.

Thể rắn Thể lỏng Thể khí

Trả lời

Thể rắn Thể lỏng Thể khí
Cát trắng, đường, nhôm, nước đá, muối. Cồn, dầu ăn, xăng, nước O-xi, Nito, hơi nước.

Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 35 trang 72: Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

1. Chất rắn có đặc điểm gì?

   a) Không có hình dạng nhất định.

   b) Có hình dạng nhất định.

   c) Có hình dạng của vật chứa nó.

2. Chất lỏng có đặc điểm gì?

   a) Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

   b) Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.

   c) Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, không nhìn thấy được.

3. Khí cac-bo-nic, oxi, nito có đặc điểm gì?

   a) Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

   b) Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.

   c) Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.

Trả lời

   1. Đáp án là b. Chất rắn có hình dạng nhất định.

   2. Đáp án là c. Chất lỏng không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.

   3. Đáp án là a. Khí cac-bo-nic, oxi, nito có đặc điểm là không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 35 trang 73: Nêu một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày.

Trả lời

   – Các kim loại ở nhiệt độ cao thì chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

   – Khí nito, oxi ở nhiệt độ thấp phù hợp thì chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

   – Nước ở nhiệt độ nhỏ hơn 0 độ thì chuyển thành thể rắn, ở nhiệt độ 100 độ thì chuyển sang thể khí.

Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 35 trang 73:

   – Thi kể tên các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.

   – Thi kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại

Trả lời

   – Các chất thể rắn: Sắt, thép, gạch, thủy tinh,…

   – Các chất ở thể lỏng: Nước, cồn, giấm, dầu ăn, siro,…

   – Các chất ở thể khí: Khí oxi, khí nito, khí co2, không khí, hơi nước,…

   – Các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng: sắt, thép, vàng, bạc, nhôm, đồng,…

   – Các chất có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí: Nước, Nito lỏng, oxi lỏng,…

   – Các chất có thể chuyển từ thể khí sang thể lỏng: Hơi nước, nito, oxi,…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1185

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Chuyển Từ Thể Lỏng Sang Thể Rắn