[Sách Giải] Đề Kiểm Tra Sinh 6 Chương 6

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 6

Câu 1. Phần sặc sỡ nhất của các loài hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có tên gọi là gì ?

A. Nhuỵ      B. Nhị

C. Tràng      D. Đài

Đáp án: C

Giải thích: Tràng (cánh hoa), màu sắc của cánh hoa sặc sỡ, tùy từng loại mà có màu sắc khác nhau.

Câu 2. Bao hoa gồm có hai thành phần, đó là

A. tràng và nhị.      B. đài và tràng.

C. nhị và nhuỵ.      D. đài và nhuỵ.

Đáp án: B

Giải thích: Bao hoa gồm đài hoa và tràng hoa – SGK trang 95.

Câu 3. Tế bào sinh dục đực của cây lưỡng tính có ở đâu ?

A. Trong không bào của cánh hoa

B. Trong bao phấn của nhị

C. Trong noãn của nhuỵ

D. Trong đài hoa

Đáp án: B

Giải thích: Tế bào sinh dục đực (hạt phấn) được chứa trong bao phấn của nhị – Hình 28.2 – SGK trang 94.

Câu 4. Bộ phận nào của hoa thường có khả năng quang hợp ?

A. Nhuỵ      B. Nhị

C. Tràng      D. Đài

Đáp án: D

Giải thích: Quang hợp của cây nhờ các chất diệp lục có trong cây (màu xanh), mà đài hoa là bộ phận có chứa chất diệp lục và có khả năng quang hợp.

Câu 5. Trong một bông hoa đơn tính không thể xuất hiện đồng thời hai bộ phận nào sau đây ?

A. Nhị và nhuỵ

B. Đài và tràng

C. Đài và nhuỵ

D. Nhị và tràng

Đáp án: A

Giải thích: Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. Hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực, hoa chỉ có nhụy gọi là hoa cái.

Câu 6. Nhị hoa gồm những thành phần nào ?

A. Bầu nhuỵ và chỉ nhị

B. Bao phấn và noãn

C. Bao phấn và chỉ nhị

D. Noãn, bao phấn và chỉ nhị

Đáp án: C

Giải thích: Nhị gồm bao phấn và chỉ nhị – Hình 28.2 SGK trang 94

Câu 7. Hoa là cơ quan chuyên hoá với chức năng

A. sinh sản.

B. sinh dưỡng.

C. cảm ứng.

D. dự trữ.

Đáp án: A

Giải thích: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa chứa nhị và nhụy là 2 cơ quan sinh sản đực và cái của cây

Câu 8. Nhị và nhuỵ không tồn tại đồng thời trong một bông hoa

A. bưởi.      B. liễu.

C. ổi.      D. táo tây.

Đáp án: B

Giải thích: Nhị và nhụy không cùng tồn tại trên 1 bông hoa gọi là hoa đơn tính. Hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực, hoa chỉ có nhụy gọi là hoa cái. VD: dưa chuột, liễu… Hình 29.1 SGK trang 96.

Câu 9. Hoa lưỡng tính có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Chỉ có nhuỵ

B. Chỉ có nhị

C. Có đủ đài và tràng

D. Có đủ nhị và nhuỵ

Đáp án: D

Giải thích: Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhụy – SGK trang 97

Câu 10. Hoa cái là

A. hoa đơn tính chỉ có nhuỵ.

B. hoa đơn tính chỉ có nhị.

C. hoa lưỡng tính chỉ có nhị.

D. hoa lưỡng tính có đủ cả nhị và nhuỵ.

Đáp án: A

Giải thích: Nhị và nhụy không cùng tồn tại trên 1 bông hoa gọi là hoa đơn tính. Hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực, hoa chỉ có nhụy gọi là hoa cái.

Câu 11. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có hoa mọc thành cụm ?

A. Bưởi, tra làm chiếu

B. Râm bụt, cau

C. Cúc, cải

D. Sen, cam

Đáp án: C

Giải thích: Hoa mọc thành cụm: Các hoa tập trung mọc tạo cụm hoa. VD: hoa cải, hoa cúc… – SGK trang 97.

Câu 12. Hoa nào dưới đây có cách xếp trên cây khác với những loài hoa còn lại ?

A. Hoa súng

B. Hoa tra làm chiếu

C. Hoa khế

D. Hoa râm bụt

Đáp án: C

Giải thích: Có 2 cách xếp hoa trên cây: Hoa mọc đơn độc: VD: hoa hồng, cây tra làm chiếu… Hoa mọc thành cụm: VD: hoa cúc, hoa cải…

Câu 13. Hiện tượng hoa mọc thành cụm có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

A. Giúp hoa nương tựa vào nhau, hạn chế sự gãy rụng khi gió bão.

B. Giúp tăng hiệu quả thụ phấn nhờ việc di chuyển của côn trùng trên cụm hoa.

C. Giúp côn trùng dễ nhận ra, nhờ vậy mà tăng cơ hội thụ phấn cho hoa.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án: D

Giải thích: Hoa mọc thành cụm có ý nghĩa giúp hoa hạn chế sự gãy rụng khi mưa, gió; giúp tăng hiệu quả thụ phấn; tăng cơ hội thụ phấn cho hoa…

Câu 14. Nhị hoa thường có màu gì ?

A. Màu xanh      B. Màu đỏ

C. Màu vàng      D. Màu tím

Đáp án: C

Giải thích: Nhị hoa thường có màu vàng.

Câu 15. Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng nào ?

A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc

B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc

C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín cùng lúc

D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín không cùng lúc

Đáp án: D

Giải thích: Hoa giao phấn là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc, sự thụ phấn của chúng buộc phải thực hiện giữa các hoa – SGK trang 99.

Câu 16. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm nào sau đây ?

A. Hạt phấn to, có gai.

B. Đầu nhuỵ có chất dính

C. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ và toả ra mùi thơm, có đĩa mật

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính – SGK trang 100.

Câu 17. Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?

A. Đậu nhuỵ có chất dính

B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng

C. Bao hoa thường tiêu giảm

D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ

Đáp án: A

Giải thích: Thụ phấn nhờ gió thường có hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu nhụy thường có lông dính. Trong đó, đặc điểm đầu nhụy có chất dính không phải là dấu hiệu điển hình do thụ phấn nhờ sâu bọ và thụ phấn nhờ gió đều có.

Câu 18. Những cây có hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Toả ra mùi hương ngọt ngào, đặc biệt quyến rũ

C. Có màu trắng nổi bật để sâu bọ dễ nhận biết

D. Có đĩa mật để níu chân sâu bọ

Đáp án: A

Giải thích: Những cây nở hoa vào ban đêm thường có các đặc điểm: hoa thường có màu trắng; có mùi hương thơm; có đĩa mật…

Câu 19. Mỗi hoa lưỡng tính thường có bao nhiêu nhuỵ ?

A. 5      B. 3

C. 2      D. 1

Đáp án: D

Giải thích: Hoa lưỡng tính chỉ có 1 nhụy.

Câu 20. Cây nào dưới đây thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ ?

A. Phi lao      B. Nhài

C. Lúa      D. Ngô

Đáp án: B

Giải thích: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính. VD: hoa nhài, hoa bưởi, hoa vải…

Câu 21. Cây nào dưới đây không thụ phấn nhờ sâu bọ, cũng không thụ phấn nhờ gió ?

A. Mướp      B. Rong đuôi chó

C. Dạ hương      D. Quỳnh

Đáp án: B

Giải thích: Cây rong đuôi chó sinh sản vô tính. Thụ phấn nhờ sâu bọ: mướp, dạ hương, quỳnh…

Câu 22. Nhóm nào dưới đây gồm những loài hoa thụ phấn nhờ gió ?

A. Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau

B. Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh

C. Hoa hồng, hoa sen, hoa cải

D. Hoa râm bụt, hoa khế, hoa na

Đáp án: A

Giải thích: Những loài hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh, hoa hồng, hoa sen, hoa cải, hoa râm bụt, hoa khế, hoa na…

Câu 23. Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất ?

A. Hoa măng cụt      B. Hoa vải

C. Hoa lạc      D. Hoa na

Đáp án: D

Giải thích: Hoa na có nhiều noãn nhất. mỗi một noãn phát triển thành 1 hạt tạo 1 mắt na.

Câu 24. Quả nào dưới đây không còn vết tích của đài ?

A. Quả hồng      B. Quả thị

C. Quả cà      D. Quả bưởi

Đáp án: D

Giải thích: Quả không còn vết tích của đài: quả bưởi. Quả vẫn còn vết tích: quả hồng, quả thị, quả cà…

Câu 25. Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh ?

A. Bao phấn      B. Noãn

C. Bầu nhuỵ      D. Vòi nhuỵ

Đáp án: B

Giải thích: Noãn sau khi thụ tinh sẽ có những biến đổi: tế bào hợp tử phân chia nhanh và phát triển thành phôi, vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt, các phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt. SGK trang 103.

Câu 26. Quả chuối khi chín vẫn còn vết tích của

A. đầu nhuỵ.      B. lá đài.

C. tràng.      D. bao phấn.

Đáp án: A

Giải thích: Quả chuối khi chín vẫn còn vết tích của đầu nhuỵ.

Câu 27. Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành

A. hạt chứa noãn.

B. noãn chứa phôi.

C. quả chứa hạt.

D. phôi chứa hợp tử.

Đáp án: C

Giải thích: Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt – SGK trang 104.

Câu 28. Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là

A. phôi.      B. hợp tử.

C. noãn.      D. hạt.

Đáp án: B

Giải thích: Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử – SGK trang 103.

Câu 29. Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành

A. chỉ nhị.      B. bao phấn.

C. ống phấn.      D. túi phôi.

Đáp án: C

Giải thích: Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành ống phấn – SGK trang 103.

Câu 30. Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt ?

A. Thanh long

B. Chuối

C. Hồng xiêm

D. Ớt chỉ thiên

Đáp án: B

Giải thích: Có một số loại cây không thụ tinh hoặc sự thụ tinh bị phá hủy rất sớm nên quả của nó không có hạt. VD: chuối tiêu, hồng… Em có biết? SGK trang 104

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1040

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Bộ Phận Nào Không Có Hoa Cái Của Thực Vật