[Sách Giải] Tìm Hiểu Yếu Tố Biểu Cảm Trong Văn Nghị Luận

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Câu 1 (Bài tập 1 tr.97 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Những yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “Người bản xứ” được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, giọng điệu khi mỉa mai châm biếm, khi căm phẫn, lúc xót thương, các hình ảnh vừa chân thực vừa biểu cảm.

– Những biện pháp tác giả dùng để biểu cảm: Liệt kê, đối lập

– Tác dụng của những từ ngữ này: Giúp người đọc thấy được bản chất lọc lõi, lừa đảo và bộ mặt thâm độc, quỷ quyệt của bọn thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn cho chúng

Câu 2 (Bài tập 2 tr.97-98– SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Những cảm xúc được tác giả biểu hiện qua đoạn văn: Nỗi buồn của người thầy trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh. Nỗi dằn vặt, lo lắng, của nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục của nước nhà thời kì trước.

– Các yếu tố và biện pháp mang lại sức gợi cảm cho đoạn văn

   + Giọng văn chứa đầy những tâm sự, nỗi day dứt, băn khoăn của người viết.

   + Câu văn được viết dưới dạng tu từ, mang tính chất bộc lộ thái độ và thể hiện nỗi đau của tác giả một cách kín đáo

   + Từ ngữ thể hiện thái độ đau xót, buồn bã trước thực trạng học vẹt của học sinh: nỗi khổ tâm, đeo một cái nghiệp, năm trời, việc gì phải lôi thôi…

Câu 3 (Bài tập 3 tr.98 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Tri thức là biển cả mênh mông mà những kiến thức ta có được chỉ là những giọt nước trên dòng biển ấy, chính vì thế mỗi chúng ta cần tìm ra cho mình được cách học hiệu quả nhất thay vì việc học tủ và học vẹt. Đó là những lối học thiết khoa học, bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề, tiếp thu nhanh nhưng không hiệu quả. Hai lối học này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị “lệch tủ”, “trật tủ” và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Chính vì thế, ngay từ bây giờ chúng ta hãy bỏ ngay lối học vẹt, học tủ đầy tai hại này, tìm ra cho mình một phương pháp hộc tập đúng đắn, hiệu quả và phù hợp nhất

Câu 4:

Trả lời:

– Các yếu tố biểu cảm:

   + Từ ngữ: Tỉnh táo, nghiêm ngặt nhưng cũng thắm thiết

   + Cảm xúc của tác giả: ngậm ngùi, yên ủi, than thở trước số phận nhân vật của mình

– Tác dụng: Khẳng định, nhấn mạnh tình cảm chân thành, thắm thiết của Nam Cao dành cho các nhân vật trong tác phẩm của mình.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 977

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Tố Biểu Cảm Trong Văn Nghị Luận