[Sách Giải] Văn Mẫu: Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2 Nâng Cao
Đề bài: Dàn ý Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ.
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục: Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI. Truyền kì mạn lục là tác phẩm xuất sắc của ông ghi chép những chuyện li kì trong nhân gian.
– Giới thiệu về tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”: Là một trong 20 truyện của tập truyền kì mạn lục kể về câu chuyện chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.
I.. Thân bài
1. Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.
– Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn
– Quê quán: Huyện Yên Dũng đất Lạng Giang
– Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được
→Cách giới thiệu trực tiếp ngắn gọn mang tính khẳng định gây chú ý người đọc
→Giọng điệu ngợi ca định hướng cách nhìn nhận cho người đọc về những hành động tiếp theo của nhân vật
2. Cuộc đấu tranh ở trên trần gian của Ngô Tử Văn.
a. Hành động đốt đền
– Nguyên nhân đốt đền: Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tiên tướng giặc
– Hành động:
+ Tắm gội chay sạch, khấn trời
→Đốt đền là hành động có chủ đích, cẩn trọng, không phải hành động bộc phát
+ Châm lửa đốt đền, vung tay không sợ gì cả mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi
→Hành động công khai đầy dũng cảm, quyết liệt.
⇒ Thể hiện sự khẳng khái, chính trực, kiên cường, dũng cảm của trí thức Việt
⇒ Thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc.
b. Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn và bách hộ họ Thôi
– Sau khi đốt đền, Tử Văn trở về bị “sốt nóng sốt rét”.
– Hình ảnh hồn ma tướng giặc:
+ Diện mạo khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ
+ Lời nói: Mắng mỏ đe dọa, bắt Ngô Tử Văn lập lại đền.
→Đây là một kẻ xảo trá, tham lam, hung ác
– Thái độ của Ngô Tử văn: Ung dung, mặc kệ vẫn ngôi ngất ngưởng, tự nhiên
→Thái độ của con người tự tin vào việc làm chính nghĩa.
c. Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công
– Thổ công: Kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá tác oai tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn
→Thổ công biết sự tồn tại của cái xấu nhưng cam chịu và chấp nhận, không dám đấu tranh để đòi lại công lí
– Thổ công bày cách để Ngô Tử Văn đối phó với tên hung thần và đối chất với Diêm Vương
→Tạo ra sự phát triển logic cho câu chuyện.
→Tử Văn không còn chiến đấu đơn độc mà đã có sự hỗ trợ của thổ công.
3. Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti.
a. Chặng 1: Tử Văn đối đầu với những thử thách
– Tên bách hộ họ Thôi: Tỏ vẻ khép nép, đáng thương, để kêu oan
– Diêm Vương: Nghe theo lời tố cáo của tên tướng giặc, trách mắng, phán Tử Văn ngoan cố, bướng bỉnh
– Thái độ của Tử Văn:
+ Điềm nhiên, không kinh hãi trước cảnh Minh ti rùng rợn
+ Một mực kêu oan, điềm tĩnh, cứng cỏi trước uy quyền của Diêm Vương và sự xảo trá giả tạo của tên tướng giặc
b. Chặng 2: Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc
– Khi tranh cãi, biết mình yếu thế, tên bách hộ Thôi sợ hãi, tỏ vẻ giả nhân giả nghĩa xin giảm án cho Tử Văn.
– Tử Văn không chịu bỏ cuộc, xin Diêm Vương cho người xuống tản Viên chứng thực
– Diêm Vương: Chứng thức và tin lời Ngô Tử Văn, xử cho Tử Văn thắng kiện.
→Cuộc đấu tranh đã bộc lộ khí phách, sự thông minh, cam đảm, quyết liệt của Ngô Tử Văn trên hành trình đòi lại công lí
→Làm rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa, xảo trá, giả tạo của hồn ma tên tướng giặc.
→Kết quả của cuộc chiến cho thấy ước mơ về sự công bằng của nhân dân.
4. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
– Là phẩn thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn.
– Diệt trừ tận gốc cái ác, lấy lại danh dự cho thổ công, làm sáng tỏ nỗi oan khuất cho Ngô Tử Văn
– Gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan chính trực, thanh liêm.
– Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ: Thể hiện niềm tin về một vị quan tốt, giúp nước, giúp dân.
5. Ý nghĩa, bài học
a. Ý nghĩa của truyện
– Thể hiện niềm tin vào công lí, ước mơ về một xã hội công bằng ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
– Phản ánh hiện tượng oan trái, bất công của xã hội đương thời
– Phê phán thói tham nhũng, lộng quyền của quan lại đương thời
– Phê phán sự hèn nhát không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân
b. Bài học
– Cần dũng cảm đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí và lẽ phải.
– Có niềm tin vào lẽ phải: Thiện thắng ác
6. Đặc sắc nghệ thuật
– Sự kếp hợp giữa bút pháp thực và ảo, mượn truyện kì ảo để nói truyện thực ở đời vì thế nó mang giá trị thời đại
– Cốt truyện kịch tính, hấp dẫn với kết cấu logic có mở đầu, thắt nút, cao trào, mở nút
– Lựa chọn tình tiết li kì, lôi cuốn
– Xây dựng tính cách nhân vật qua lời nói và hành động
I.I. Kết bài
– Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
– Trình bày suy nghĩ của bản thân về tác phẩm: Đem lại sự thích thú cho người đọc bởi người tốt đã được đền đáp xứng đáng, kẻ ác bị trùng trị
Đề bài: Phân tích bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ.
Bài văn mẫu
Nguyễn Dữ sống khoảng thế kỉ XVI, ông là người học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan trong một thời gian ngắn rồi lui về ở ẩn. Và cũng bắt đầu từ đó ông sưu tầm truyện dân gian và sáng tác. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tập Truyền kì mạn lục, ngoài Chuyện người con gái Nam Xương đã được tiếp xúc từ cấp học dưới, thì trong tập truyện ấy cũng không thể không nhắc đến Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Tác phẩm xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn tính tình cương trực đã đi đốt đền của tên giặc đất Bắc. Tác phẩm không chỉ là câu chuyện đốt đền thành tiên của Ngô Tử Văn mà nó còn có giá trị khái quát những vấn đề xã hội nóng bỏng, có ý nghĩa cho đến tận ngày nay.
Mở đầu tác phẩm ông giới thiệu nhân vật: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được”, để cho nhận xét trở nên khách quan, ông còn dẫn lời nhận xét của những người cùng thời: “…vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Qua đó giúp tạo nên ấn tượng sâu sắc về nhân vật.
Để làm sáng tỏ những đặc điểm tính cách trên, nhân vật Ngô Tử Văn trực tiếp xuất hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Sự kiện đầu tiên chính là việc Ngô Tử Văn đốt đền tên tướng giặc họ Thôi. Hắn là tướng giặc đời Minh, khi giao chiến với quân ta đã chết ở gần miếu của vị thổ công nước Việt, hắn liền chiếm lấy đền thờ thổ công, tác oai tác quái trong nhân gian. Điều đó làm Ngô Tử Văn vô cùng tức giận, Tử Văn tắm rửa sạch sẽ và đốt đền của hắn. Đây là một hành động dũng cảm: trong khi tất cả mọi người ai cũng lắc đầu, lè lưỡi, can ngăn, lo cho tính mạng Tử Văn thì chàng là người trong cuộc lại “vung tay không cần gì cả”. Vì đây là việc nghĩa nên không thể không làm. Tử Văn tin tưởng vào hành động chính nghĩa của mình.
Sau khi đốt đền Ngô Tử Văn lên sơn sốt, người mê mệt, đây cũng chính là lúc Ngô Tử Văn gặp hồn ma tên tướng giặc giả danh làm cư sĩ tìm đến. Dù hồn ma sử dụng những lời hăm dọa: “biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”. Nhưng Ngô Tử Văn không hề sợ hãi, nao núng tinh thần. Thái độ ung dung, thản nhiên, coi thường lời buộc tội và đe dọa của hồn ma cho thấy Tử Văn không phải là bất cần, liều lĩnh mà là thái độ tự tin của người nắm trong tay sức mạnh của chính nghĩa. Câu hỏi trước vị thổ thần “Liệu hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là biểu hiện của sự hoang mang, sợ hãi mà là sự mưu trí, muốn biết rõ về kẻ thù để liệu kế đối phó mà giành chiến thắng.
Ngô Tử Văn nhất quyết không dựng lên đền cho hồn ma tướng giặc nên bị quỷ sứ đến bắt đi trong đêm, khi bị giải đi Tử Văn kêu oan để đòi được xử công bằng. Diêm Vương tưởng Tử Văn có tội đã dùng uy lực của kẻ bề trên để quát mắng, đe dọa, buộc tội Tử Văn. Trước Diêm Vương, Tử Văn vẫn rất cứng cỏi tâu trình, kể lại đầu đuôi sự việc, lời nói không chịu nhún nhường chút nào. Trước những lời lẽ đanh thép, lí lẽ đầy thuyết phục của Tử Văn, Diêm Vương đã cho người đi xem xét và Tử Văn đã lấy lại được công bằng. Qua đây cho thấy sự hiên ngang, dũng cảm, khát vọng đẹp đẽ muốn thực thi công lí của Tử Văn. Và Tử Văn đã được đền bù xứng đáng, được Thổ thần tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên. Qua chi tiết này, Nguyễn Dữ muốn khẳng định triết lí Ở hiền gặp lành của nhân dân ta.
Đằng sau nhân vật Ngô Tử Văn, ta còn thấy Nguyễn Dữ dựng lên bức tranh hiện thực xã hội với thái độ phê phán sâu sắc của tác giả. Tác phẩm mượn bối cảnh của xã hội thế kỉ XV nhưng thực chất tác giả muốn phơi bày hiện thực xã hội mà ông đang sống – đầu thế kỉ XVI với đầy những bất công ngang trái: tên hung thần đã cướp đền miếu, giả mạo tên họ của vị Thổ thần nước Việt, hắn được hưởng tất cả quyền lợi của vị Thổ thần, nhưng tác yêu tác quái trong dân gian, đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn khổ. Người lương thiện: vị Thổ thần làm chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lý Nam Đế, chết vì việc cần vương, giúp dân đã hơn nghìn năm nay, nhưng bị đánh đuổi nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm. Tử Văn chính vì cương trực thẳng thắn, thấy sự tà gian không thể để yên nên đã bị đẩy xuống âm phủ “Tội sao ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm”. Thánh thần ăn của đút để bênh vực cho kẻ ác: Đền miếu đều tham của đút, bênh vực cho hung thần nên dẫu Thổ công có đi kiện cũng sẽ thua. Dưới âm ti Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí bị lấp tai, che mắt, bị tên tướng giặc lừa phỉnh, thiếu chút nữa đã xử oan cho người chính trực.
Tác phẩm còn là tiếng nói tố cáo hồn ma tên tướng giặc bại trận: tham lam, quỷ quyệt, hung ác: Khi sống, là tướng giặc cướp nước, khi chết, hồn ma vất vưởng ở nước Nam vẫn không từ bỏ giã tâm xâm lược, đã chiếm đền miếu, giả danh lương thần nước Việt. Khi Tử Văn châm lửa đốt đền đã tìm đến, dùng nguyên lí đạo nho để kết tội, dùng oai linh thánh thần để hăm dọa.
Tác phẩm sử dụng yếu tố thần kì tăng cường sức hấp dẫn cho tác phẩm. Cốt truyện giàu kịch tính được sắp xếp hợp lí. Nghệ thuật kể chuyện đạt đến một trình độ mới. Qua đó khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ.
Với tác phẩm này Nguyễn Dữ đã lên tiếng, khẳng định, đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn – một trí thức nước Việt. Đồng thời thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa nhất định thắng gian tà và triết lí Ở hiền gặp lành của dân tộc ta.
Đề bài: Dàn ý Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và vị trí tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
– Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: Là nhân vật trung tâm của truyện, đại diện tầng lớp trí thức yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái ác, trừ hại cho dân.
I.. Thân bài
1. Ngô Tử Văn – Lai lịch và tính cách.
– Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
– Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được
– Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.
→ Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.
→ Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.
2. Ngô Tử văn và hành động đốt đền
a. Nguyên nhân đốt đền:
– Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm.
– Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.
– Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.
→ Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn
b. Quá trình đốt đền
– Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời.
→ Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.
→ Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh.
– Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì…
→ Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường
→ Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác.
c. Những sự kiện xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền
– Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.
– Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc.
+ Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền
+ Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên
→ Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc
– Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và thổ công:
+ Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.
+ Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi
→ Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ.
⇒ Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời
⇒ Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực
3. Ngô Tử Văn và cuộc chiến đấu dưới Minh ti.
a. Thử thách với Ngô Tử Văn
– Những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc.
– Thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương
→ Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo
b. Thái độ và hành động của Ngô Tử Văn
– Bày tỏ thái độ cứng cỏi, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm Vương
– Bình tĩnh, khảng khái không chịu nhún nhường khi tranh đấu, đưa ra những bằng chứng thuyết phục, xin đem tư giấy đến Tản Viên chứng thực.
– Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán xử ở đền Tản Viên.
→ Tính cách là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.
4. Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
– Là chi tiết kì ảo thể hiện niềm tin vào chân lí, khẳng định chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng.
– Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng: Sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt.
5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính
– Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách
– Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,..
– Sử dụng các chi tiết kì ảo
I.I. Kết bài
– Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn
– Khái quái về những bài học nhân sinh chính – tà, thiện – ác
Đề bài: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
Bài văn mẫu
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện hay, tiêu biểu nhất trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nổi bật nhất trong tác phẩm là kẻ sĩ cương trực thẳng thắn Ngô Tử Văn, nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, đồng thời tác giả cũng gửi gắm những tư tưởng, quan điểm về xã hội con người qua nhân vật này.
Ngô Tử Văn là hình tượng kẻ sĩ tiểu biểu của văn học trung đại, cương trực, khẳng khái. Khác với những câu chuyện trong Truyền kì mạn lục giới thiệu về nguồn gốc xuân thân nhân vật, hành trình số phận nhân vật từ đầu đến cuối (Vũ Nương) thì trong tác phẩm này chỉ chọn một thời điểm, một lát cắt có ý nghĩa nổi bật nhất để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Truyện có kết cấu như một màn kịch ngắn, qua màn kịch này toàn bộ tính cách, phẩm chất của nhân vật được phô bày.
Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu Tử Văn vốn là người “khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được…” và toàn bộ câu chuyện phía sau là để chứng minh cho nhận định ban đầu ấy. Tính cách cương trực, thẳng thắn, ghét gian tà được bộc lộ trực tiếp qua ngôn ngữ, hành động nhân vật.
Trước hết là hành động Tử Văn đốt đền của tên tướng giặc họ Thôi. Vào cuối đời Hồ có tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi, tên này tử trận gần miếu thổ thần nên đã cướp đền của Thổ công để trú ngụ. Khi ở đền hắn chẳng những không phù hộ cho nhân dân mà còn tác oai tác quái trong nhân gian. Thấy sự gian tà Tử Văn vô cùng tức giận: “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, rồi châm lửa đốt đền”. Hành động đó cho thấy sự dũng cảm của Tử Văn, trong khi tất cả mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, sợ hãi thì Tử Văn đã có hành động vô cùng quyết liệt, trừ hại cho nhân dân. Sau khi đốt đền, chàng “vung tay không cần gì cả”, Tử Văn đã quyết đấu, quyết sống mái một phen với kẻ gian tà. Hơn nữa hành động của chàng không phải là hành động bột phát mà đã có sự suy nghĩ và chuẩn bị từ trước: tắm gội, khấn trời rồi mới thực hiện hành động đốt đền của mình.
Tuyên chiến với kẻ thù có sức mạnh lại vô cùng hiểm ác, nhưng Tử Văn không hề sợ hãi. Trước những lời buộc tội của hồn ma bằng đạo lý nho gia, hay hăm dọa: “biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tan vạ”, Tử Văn vẫn tin vào sức mạnh chính nghĩa, công lý “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Ngô Tử Văn vô cùng dũng cảm, tự tin. Thái độ ung dung, thản nhiên, coi thường lời buộc tội và đe dọa, đó không phải hành động của kẻ bất cần, không sợ sống chết mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa. Câu hỏi trước vị thổ thần “Liệu hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” cho thấy Tử Văn muốn biết rõ thế ta địch để có những đối phó hợp lí.
Trước những lời dọa dẫm Tử Văn vẫn nhất quyết không nghe lời hắn xây lại đền, đêm hôm ấy Tử Văn bệnh càng thêm nặng và có hai tên quỷ sứ đến bắt đi xuống âm ty. Đến đây cuộc chiến đấu càng trở nên gay go, quyết liệt hơn. Diêm Vương chỉ nghe từ một phía. Trước tình thế bị áp đảo, Tử Văn càng tỏ ra bình tĩnh và bản lĩnh hơn, chàng tâu trình đầu đuôi sự việc, lời lẽ vô cùng cứng cỏi, không hề có chút nhún nhường. Sở dĩ Tử Văn có được sự bản lĩnh ấy cũng là bởi một phần nhận được sự trợ giúp từ vị thổ thần đất Việt: “Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi trăn trởi: Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả”. Dù chỉ là yếu tố phù trợ, nhưng nhờ có nó mà Tử Văn có thêm tự tin. Nhưng cũng cần khẳng định rằng sự bản lĩnh của Ngô Tử Văn vẫn chủ yếu là ở bản tính vốn dũng cảm của chàng và xuất phát từ khát vọng cao cả muốn được thực thi công lý, đem lại bình yên cho nhân dân.
Phần thắng đã thuộc về Tử Văn, thuộc về người cương trực, nghĩa khí, kẻ có tội – tên Bách hộ họ Thôi đã bị trừng trị thích đáng. Ngô Tử Văn được đền bù xứng đáng, Diêm Vương sai lính đưa về cõi dưỡng thế, xét Tử Văn đã có công trừ hại giúp dân nên được chia một nửa xôi lợn do dân cúng tế với vị Thổ thần. Hơn nữa Tử Văn còn được Thổ thần tiến cử giữ chứng phán sự đền Tản Viên. Qua kết thúc có hậu này, tác giả Nguyễn Dữ muốn đề cao triết lí ở hiền gặp lành của nhân dân ta.
Xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn tác giả chủ yếu phác họa tính cách nhân vật qua hệ thống ngôn ngữ và hành động, không chú trọng miêu tả tâm lí nhân vật. Đặt nhân vật vào lát cắt, tình huống có vấn đề để từ đó làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Ngoài ra, cũng cần kể đến những yếu tố li kì giúp hoàn thiện vẻ đẹp phẩm chất nhân vật và giúp truyện phát triển hợp lý.
Qua nhân vật Ngô Tử Văn nói riêng và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nói chung, Nguyễn Dữ đã đề cao vẻ đẹp kẻ sĩ cương trực, sẵn sàng đứng lên tiêu diệt cái xấu, cái ác. Đồng thời cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành của dân tộc ta. Tác phẩm còn thể hiện tài năng nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ.
Đề bài: Dàn ý Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng thế kỉ XVI, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong 20 câu chuyện hay nhất trong tập Truyền kì mạn lục
– Khái quát vai trò của các yếu tố nghệ thuật: Bên cạnh nội dung, các yếu tố nghệ thuật cũng góp phần đặc biệt quan trọng làm nên đặc sắc của tác phẩm.
I.. Thân bài
1. Kết cấu kịch tính, lôi cuốn.
– Kết cấu giàu kịch tính với 4 phần rõ rệt, mỗi phần mang một nội dung riêng và có liên hệ mật thiết với nhau:
+ Phần mở đầu: Ở phần này, tác giả giới thiệu trực tiếp tính cách nhân vật từ đó hướng người đọc vào hành động của nhân vật.
+ Phần thắt nút: Hành động đốt đền tà của Tử Văn
+ Phát triển: Tử Văn lên cơn sốt, gặp tên tương giặc và thổ thần, bị bắt xuống âm phủ trị tội
+ Cao trào: Diêm Vương chấp nhận yêu cầu đối chất của Tử văn
+ Mở nút: Tên tướng giặc bị trị tội, Tử Văn trở thành quan phán sự
– Kết cấu lôi cuốn lôi:
+ Tử Văn dám làm chuyện mà ai cũng phải lắc đầu lè lưỡi đó là đốt đền tà, người đọc hồi hộp chờ đợi xem diễn biến tiếp theo.
+ Tử Văn nằm mộng gặp hồn ma tên tướng giặc đến hăm dọa bắt dựng lại đền không sẽ bị giết nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên, ung dung coi như không có gì. Người đọc hồi hộp chờ xem những hành động tiếp theo của hồn ma tên tướng giặc và Ngô Tử Văn.
+ Tử Văn nằm mộng gặp thổ công, được thổ công chỉ rõ lai lịch và tội ác của tên Bách hộ họ Thôi và được mách nước đối phó với hắn. Diễn biến này của câu chuyện khiến người đọc hình dung ra toàn bộ sự việc và càng mong chờ tinh tiết tiếp theo
+ Cuộc đấu tranh dưới Minh ti vô cùng gay cấn với hai chặng rõ rệt: Ban đầu Tử Văn yếu thế trước sự giảo biện, giả dối trắng trợn của tên bách hộ họ Thôi nhưng sau đó tình thế đảo ngược, sau một hồi tranh cãi Diêm Vương bắt đầu nghi ngờ, tên tướng giặc bộc lộ bản chất hèn kém, Tử Văn tự tin và giành thắng lợi.
→ Kết cấu truyện vô cùng lôi cuốn khiến người đọc không thể rời khỏi những tình tiết của câu chuyện.
2. Sử dụng các yếu tố thần kì
a. Các nhân vật kì ảo
– Hồn ma tên tướng giặc:
+ Là tên tướng bại trận của Bắc triều, hôn ma bơ vơ ở Nam quốc
+ Cướp đền thổ công, nhũng nhiều dân lành, chuyên làm trò thảm ngược
+ Bưng bít thượng đế, đút lót tham quan.
+ Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn trơ tráo đến dọa nạt bắt phải dựng lại ngôi đền.
+ Dưới minh ti hắn tỏ vẻ nhún nhường, đáng thương, bịa đặt, xảo trá, gian dối nhằm buộc tội Tử Văn
+ Tham sống sợ chết, giả nhân giả nghĩa
– Thổ công:
+ Áo vải mũ đen, dáng vẻ nhàn nhã.
+ Có lai lịch hiển hách: Thể hiện qua lời Diêm Vương “người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều…”.
+ Hiền lành, nhún nhường và là nạn nhân của hồn ma tên tướng giặc.
+ Dẫn đường chỉ lối để Tử Văn thắng kiện dưới Minh ti.
– Diêm Vương:
+ Là người đứng đầu Minh Ti có quyền lực tối cao
+ Ban đầu bị hồn ma tên bách hộ họ Thôi lừa gạt, mắng Tử Văn
+ Sau đó sáng suốt, tỉnh táo, suy xét mọi chuyện và phán xét một cách công bằng
– Các nhân vật quỷ, Dạ Xoa góp phần đem đến sự rùng rợn, sinh động cho thế giới âm phủ.
– Tử Văn: Được chết đi sống lại, sau đó sống ở cõi tiên. Yếu tố kì ảo song hành cùng hành trình đấu tranh giành được công lí và có được thành quả của Ngô Tử Văn.
→ Các nhân vật kì ảo xuất hiện chủ yếu là người của cõi âm, đem đến sự lôi cuốn, thú vị, sinh động đặc sắc cho tác phẩm.
b. Không gian kì ảo
– Giấc mơ của Ngô Tử Văn: Không gian nối liền cõi âm và cõi trần, nơi Tử Văn gặp gỡ hồn ma tên tướng giặc và viên Thổ công. Đây cũng là không gian để Tử Văn tạm lìa cõi trần đến cõi âm.
– Không gian Minh ti: Được miêu tả cụ thể, chi tiết: Có một con sông, trên sông bắc một cây cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám hơi lạnh thấu xương.
→ Gợi cảm giác rùng rợn, khiếp sợ. Nhưng chính không gian ấy lại làm nổi bật khí phách của Ngô Tử Văn bình tĩnh, can đảm
⇒ Sử dụng các yếu tố kì ảo đan xen các yếu tố hiện thưc làm tăng tính huyền ảo, thiêng liêng cho câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, li kì hấp dẫn và đầy kịch tính bên cạnh những hiện thực được phản ánh.
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Ngô Tử Văn là nhân vật chính của chuyện được xây dựng bằng cách giới thiệu trực tiếp, bằng lời nói và hành động.
– Hồn ma tên bách hộ họ Thôi là nhân vật phản diện cũng được xây dựng qua hành động, việc làm và lời nói.
– Xây dựng hai tuyến nhân vật thiện ác đối lập rõ rệt
4. Cách kể chuyện
– Có lời kể của người dẫn chuyện, lời đối thoại của nhân vật và lời bình
– Cách kể chuyện tự nhiên, kịch tính, thu hút người đọc.
– Sử dụng những lời bình cho thấy thái độ, sự đánh giá của tác giả về câu chuyện, góp phần định hướng người đọc.
I.I. Kết bài
– Khái quát lại những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
– Khẳng định những giá trị nghệ thuật này đã góp phần làm nên nội dung đặc sắc cho tác phẩm, từ đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nội dung và nghệ thuật
Đề bài: Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Bài văn mẫu
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện xuất sắc nhất trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Sự thành công của tác phẩm không chỉ đến ở nội dung phong phú, hấp dẫn, giá trị nhiều mặt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật đặc sắc.
Nét nghệ thuật đầu tiên của truyện chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và kì ảo. Để tạo ra tính chân thật cho tác phẩm tác giả đã giới thiệu nhân vật và sự việc cụ thể, ngay cả thời gian và địa điểm cũng đưa ra một cách chính xác: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang” “Năm giáo Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sơm đi ra ngoài cửa tây vài dặm,….”. Những yếu tố hiện thực này sẽ khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, tạo lòng tin nơi người đọc.
Nhưng để tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, tác giả đã có sự đan xen, kết hợp hết sức hài hòa với những yếu tố kì ảo. Theo bước chân của nhân vật chính Ngô Tử Văn người đọc được gặp hồn ma của tên Bách hộ họ Thôi để thấy được sự xảo trá của hắn, đe dọa hòng làm Ngô Tử Văn lung lay ý chí. Không chỉ vậy, người đọc còn được xuống cõi âm ti âm u, tăm tối, cây cầu dài hơn nghìn thước được bắc qua một con sông lớn mà “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”. Cả một thế giới ma quỷ mà ta thường chỉ biết đến qua tưởng tượng hiện ra trước mắt người đọc: “mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác”; cung điện của Diêm Vương thăm thẳm với những bóng quỷ, hồn ma. Thế giới huyền ảo được miêu tả hết sức chi tiết, sinh động, làm ai nấy đọc cũng không khỏi rùng mình, sợ hãi. Hai yếu tố hiện thực và kì ảo đan cài với nhau trong đó yếu tố kì ảo là nghệ thuật giúp cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn. Đồng thời cũng phản ánh đúng tinh thần chung của Nguyễn Dữ trong cuốn Truyền kì mạn lục là lấy cái “kì” để nói cái “thực”.
Kết cấu của truyện cũng là một nét đặc sắc không thể không nhắc đến. Truyện có kết cấu li kì, nhiều chi tiết vô cùng hấp dẫn. Kết cấu tác phẩm như một màn xung đột kịch, có mở đầu, có thắt nút, cao trào và có kết thúc. Lớp lang các phần gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ, đỉnh điểm là sự kiện khi Diêm Vương phán xét tội lỗi của Tử Văn khi chỉ nghe câu chuyện từ một phía, nhưng ngay sau đó, tình thế căng thẳng đã được giải quyết, Tử Văn trình bày sự việc và được Diêm Vương cử người đi điều tra. Tên Bách hộ họ Thôi gian dối đã bị vạch trần bộ mặt gian xảo, độc ác và bị trừng trị thích đáng. Còn về phần Tử Văn cũng nhận được phần thưởng xứng đáng cho tính cách bộc trực, thẳng thắn ghét tà gian của mình. Kết thúc theo lối có hậu là kết thúc phố biến trong truyện truyền thống.
Tính cách các nhân vật cũng được chú trọng xây dựng, họ có tính cách vô cùng sinh động, mỗi nhân vật thường đại diện cho một kiểu người trong xã hội. Tử Văn mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ của một bậc quân tử: cương trực, thẳng thắn, không chấp nhận sự phi nghĩa hoành hành, dám làm dám chịu. Tính cách của Ngô Tử Văn tiêu biểu cho kiểu nhân vật chính nghĩa, hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người. Để làm nổi bật tính cách của nhân vật, Nguyễn Dữ đã lựa chọn tình huống hết sức tiêu biểu: Tử Văn đốt đền tên Bách hộ họ Thôi vì hắn nhũng nhiễu trong nhân gian, làm cuộc sống người dân cực khổ. Hành động này đối với những người khác là vô cùng liều lĩnh bởi vậy ai cũng lắc đầu sợ hãi, riêng Tử Văn “vẫn vung tay không cần gì cả” điều đó cho thấy thái độ dứt khoát và quả cảm của Ngô Tử Văn. Hành động của Tử Văn không phải là một sự liều lĩnh, bột phát mà đã có sự chuẩn bị từ trước, trước khi đốt đền Tử Văn đã “tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền”, Tử Văn ý thức được hành động của mình là chính nghĩa nên chàng không hề sợ hãi. Khi gặp tên tướng giặc, bị hồn ma hắn thị uy, dọa nạt, Tử Văn “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên” không nao núng tinh thần. Đứng trước Diêm Vương, bị Diêm Vương quát mắng, Tử Văn vẫn vô cùng bản lĩnh, tự tin trình bày vấn đề “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Toàn bộ ngôn ngữ, hành động thống nhất với nhau chặt chẽ để minh chứng cho nhận định ban đầu của Nguyễn Dữ khi giới thiệu về nhân vật: “Chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người tan vẫn khen là một người cương trực”.
Ngoài ra, để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm còn phải kể đến ngôn ngữ nhân vật. Mặc dù ngôn ngữ trong tác phẩm không được xây dựng quá nhiều nhưng nó cũng đã phần nào giúp khắc họa tính cách nhân vật. Ví dụ như nhân vật Ngô Tử Văn cương trực thẳng thắn thì ngôn ngữ sẽ: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Ngô Tử Văn nói ngay sau khi bị bọn quỷ Dạ Xoa đến bắt đi, không gian vô cùng lạnh lẽo, sợ hãi, nếu là người bình thường có lẽ đã không đủ can đam để nói bất cứ điều gì. Riêng Tử Văn vẫn bình tĩnh kêu oan, lời nói đó cho thấy sự bình tĩnh và tinh thần quyết đấu tranh cho lẽ phải của Tử Văn.
Các yếu tố nghệ thuật trên đã được Nguyễn Dữ kết hợp một cách hài hòa, nhuần nhuyễn làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm. Qua đây ta cũng có thể thấy được tài năng bậc thầy của Nguyễn Dữ trong nghệ thuật dựng truyện nói chung.
Đề bài: Dàn ý Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
– Khái quát về vị trí của giá trị hiện thực của tác phẩm: Giá trị hiện thực cùng với cảm hứng ngợi ca là những nội dung đặc sắc làm nên thành công cho tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
I.. Thân bài
1. Hiện thực xã hội đương thời
– Truyền kì mạn lục viết vào thế kỉ XVI, thời kì khủng hoảng của xã hội phong kiến, nhà Lê suy tàn quyền lực rơi vào tay nhà Mạc, nội chiến xảy ra liên miên, triều đình mục nát, đời sống xã hội vô cùng rối ren.
– Tàn dư của chiến tranh xâm lược vẫn còn trên đất nước ta: Hồn ma tên tướng giặc tác oai tác quái, làm hại dân lành.
2. Hiện thực về chốn quan trường.
– Phản ánh hiện thực những người có tài năng, nhân cách phải chọn cuộc sống lánh đục về trong:
+ Lời đối thoại giữa Ngô Tử Văn và thổ công: “Sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên thượng đế lại khinh khi bỏ chức vị, làm một người áo vải về quê”
+ Thực tế, trong thế kỉ XVI, có rất nhiều những người tài năng đã từ quan về ở ẩn như Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm,..
– Phê phán hiện thực những kẻ có chức có quyền cấu kết với nhau thành những thế lực hắc ám, làm hại người tài, dân lành.
+ Lời của Diêm Vương “Lũ các ngươi chia tòa chia sở, giữ chức sự…dối trá càn bậy…buôn quan bán ngục”.
+ Lời của thổ công “Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động”.
– Tố cáo hiện tượng tham những, ăn của đút lót, bao che cho những kẻ làm càn của một bộ phận quan lại.
+ Lời của viên thổ công: “Những miếu đền gần quanh vì tham của đút đều bênh vực cho hắn cả”
3. Hiện thực đời sống nhân dân.
– Phản ánh hiện tượng oan trái, bất công trong đời sống nhân dân
+ Bị hồn ma tên tướng giặc họ Thôi quấy rối làm càn.
+ Reo rắc tai họa trong nhân dân để kiếm miếng ăn.
– Phản ánh niềm tin của nhân dân về thế giới tâm linh
+ Sự phán xét của Diêm Vương cho thấy niềm tin của nhân dân về một thế giới khác sau khi con người mất sẽ được thưởng, phạt ở đó.
+ Niềm tin tâm linh vào thế giới thần phật của con người: Thổ công, phán sự đền Tản Viên,..
– Phản ánh quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
+ Tử Văn dũng cảm chiến đấu vì lẽ phải, vì công lí diệt trừ cái ác cuối cùng đã được minh oan và phong làm chức phán sự đền Tản Viên.
+ Hồn ma tên bách hộ họ Thôi tham lam, độc ác, xảo trá cuối cùng đã bị trừng phạt.
4. Hiện thực về thái độ con người trước cái xấu cái ác.
– Sự hèn nhát không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân.
+ Thổ công là người trực tiếp bị hại, bị hồn ma tên tướng giặc hãm hại, đánh đuổi phải bỏ đi, không dám đấu tranh đòi lại công lí.
+ Người dân bao năm bị hồn ma tên bách hộ họ Thôi quấy rối làm càn nhưng vẫn im lặng phục tùng, không dám tìm cách tiêu diệt.
– Sự dũng cảm, khảng khái, quyết liệt đấu tranh đến cùng bảo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải của trí thức nước Việt.
+ Hành động đốt đền tà của Ngô Tử Văn là hành động có chủ đích, dũng cảm, quyết tâm tiêu diệt cái ác, cái xấu trừ hại cho dân.
+ Thái độ ung dung, không sợ hãi trước những lời hăm dọa của hồn ma tên tướng giặc cho thấy khí phách của một anh hùng
+ Sự bình tĩnh, dũng cảm, kiên cường trong cuộc chiến dưới Minh ti cho thấy sự quyết liệt chiến đấu đến cùng bảo vệ lẽ phải của Tử Văn.
I.I. Kết bài
– Khái quát những giá trị hiện thực được thể hiện trong bài
– Trình bày suy nghĩ bản thân về những vấn đề hiện thực ấy: Đó là những vấn đề bức thiết, được phản ánh một cách sâu sắc, có những vấn đề người đọc có thể trực tiếp nhìn ra, cũng có vấn đề cần suy nghiệm.
Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Bài văn mẫu
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên không chỉ hấp dẫn người đọc ở những chi tiết kì ảo li kì, ở cốt truyện hấp dẫn mà còn ở nội dung phản ánh của tác phẩm. Ra đời đã cách đây mấy thế kỉ nhưng bức tranh hiện thực được Nguyễn Dữ phơi bày trong tác phẩm vẫn còn có ý nghĩa, giá trị cho đến tận ngày nay.
Bối cảnh của truyện xảy ra vào khoảng đầu thế kỉ XV. Căn cứ cho bối cảnh này chính là lai lịch của tên Bách hộ họ thôi, cuối đời nhà Hồ, quân Minh sang xâm lược nước ta. Ngoài ra còn có thể kể đến chi tiết Tử Văn nhận chức phán sự, có người quen nhìn thấy Tử Văn vào năm Giáp Ngọ – 1417, đây là những cơ sở khẳng định sự ra đời của câu chuyện vào đầu thế kỉ XV. Thời điểm Nguyễn Dữ chấp bút viết tác phẩm là vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, đó là thời điểm xã hội phong kiến bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái, nội chiến Lê – Mạc xảy ra liên miên, đời sống xã hội bất ổn, rối ren, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chính trong khoảng thời gian này Nguyễn Dữ cũng chỉ ra làm quan được vài năm rồi lui về ở ẩn. Bởi vậy, ông mượn bối cảnh của xã hội thế kỉ XV nhưng thực chất là muốn phơi bày hiện thực xã hội mà ông đang sống – đầu thế kỉ XVI với nhiều bất công ngang trái: kẻ ác lộng hành, được hưởng an nhàn, sung sướng, người hiền phải chịu nhiều oan khuất, sống khổ cực; quan lại tham lam của đút, người đại diện cho pháp luật bị lấp tai, che mắt. Đó chính là hiện thực hết sức bất ổn được Nguyễn Dữ phản ánh trong tác phẩm.
Trước hết, giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện ở những bất công ngang trái trong xã hội: tên tướng giặc họ Thôi độc ác gian xảo hưởng cuộc sống an nhàn, còn vị thổ thần hiền lành bị đuổi đi, chịu nhiều bất công. Lúc sống tên Bách hộ họ Thôi là một tướng chuyên đi xâm lược nước khác, mưu đồ làm những việc trái với đạo trời, cho đến khi chết hắn vẫn hiện nguyên hình là một kẻ cướp – cướp đền, cướp nơi ở của người khác. Tính cách đó của hắn được thể hiện nhất quán trong mọi cử chỉ, hành động. Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn biến thành hồn ma, tự xưng là cư sĩ, dùng đạo lí Nho gia để buộc tội người ngay thắng, lấy oai danh của quỷ thần để dọa nạt Tử Văn hòng làm cho chàng sợ hãi mà dựng lại đền cho hắn. Khi không thực hiện được ý đồ thì tức giần, thề độc rồi “phất áo đi”.
Khi xuống âm ti đối chất, hắn vô cùng lo lắng bởi vậy đã đến trước Tử Văn để liệu kế kêu cầu Diêm Vương. Nhưng trước sự cứng cỏi tâu trình của Tử Văn hắn lại ngoan cố, ra sức vu oan, cãi cọ với Tử Văn, nhằm làm lẫn lộn phải trái ngay trước mặt Diêm Vương: “Ấy vậy là ở trước vương phủ mà hắn còn ghê gớ như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa”. Tử Văn vẫn cứng cỏi vạch tội hắn xin Diêm Vương cử người đi xác minh thì tên Bách hộ họ Thôi một mặt lăng nhục Tử Văn, mặt khác lại kêu cầu xin Diêm Vương khoan dung tha cho Tử Văn: “Gã kia là một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả là đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi…”. Những thủ đoạn đó đã cho thấy sự gian ngoan, xảo quyệt của hắn hòng có thể thoát tội. Đem tên tướng giặc bại trận làm đối tượng đả kích Nguyễn Dữ đã thể hiện sâu sắc tinh thần dân tộc cao cả: tên tướng giặc đã bị trừng trị thích đáng, Tử Văn được khôi phục danh dự và hưởng phần thưởng xứng đáng với sự thẳng thắn, chính trực của mình.
Không chỉ vậy, tác phẩm còn tố cáo quan lại, thánh thần ở cõi âm bị đồng tiền che mắt, làm việc quan liêu. Các miếu thần lân cận vì tham của đút của tên Bách hộ mà bênh vực cho hồn ma tướng giặc, sự gian tà như “rễ ác mọc lan, khó lòng lay động”, khiến cho vị thổ công phải ở ẩn, chịu khổ cực suốt bao năm mà không tài nào có thể minh oan được cho bản thân. Ngay cả Diêm Vương làm việc cũng hết sức quan liêu, xem xét sự việc chưa kĩ lưỡng, ban đầu mới chỉ nghe lời tố cáo của tên Bách hộ mà chút nữa đã phán oan tội cho Ngô Tử Văn. Khi Tử Văn xuất hiện thì lập tức bị kết tội, thể hiện qua lời nhận xét hồ đồ của Diêm Vương “Kẻ kia là một cư sĩ, trung thần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”. Bên cạnh đó lời trách phạt của Diêm Cương với các phán quan, Nguyễn Dữ đã phơi bày hiện thực xã hội nhức nhối của xã hội đương thời: “Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà con có sự dối trá càn bậy như thế”.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đã phơi bày hiện thực xã hội đương thời, trong đó điều nhức nhối chính là nạn tham quan ô lại tiếp tay cho cái ác, cái xấu được mặc sức hoành hành, gây nên biết bao nỗi đau khổ cho người dân lương thiện. Tác phẩm cũng là lời kêu gọi của tác giả, mọi người hãy đứng lên để cùng đấu tranh tiêu diệt cái xấu, cái ác, bảo vệ công lí, chính nghĩa.
Đề bài: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, chi tiết Diêm Vương xử kiện là chi tiết giàu ý nghĩa. Hãy phân tích.
Bài văn mẫu
Tên tướng giặc tuy đã chết rồi nhưng vẫn tiếp tục gây tội ác. Hồn của hắn giả mạo thổ thần, qua mắt Diêm Vương làm hại dân lành. Những việc làm của hắn Diêm Vương không hay biết vì hắn tìm cách đút lót cho các thần ở đền miếu lân cận nên được bao che, trong khi đó các phán quan của Diêm Vương thì dối trá càn bậy.
Trên không hay biết, dưới không dám kêu, bởi thế hồn tên tướng giặc ra sức lộng hành, coi thường tất cả. Gây bao cảnh thảm ngược. Ngô Tử Văn đốt đền trừ diệt yêu ma lấy lại công bằng đem đến bình yên nhưng hồn tên tướng giặc ngang nhiên kiện chàng ở âm phủ. Diêm Vương tiến hành xử kiện, nghe lời phân giải của hai bên, xem xét chứng cớ và cuối cùng phán quvết đúng người đúng tội: Tử Văn được hậu đãi sau giữ chức phán quan đền Tản Viên, những kẻ tắc trách, làm trò xằng bậy bị trừng phạt thích đáng.
Chi tiết Diêm Vương xử kiện là chi tiết giàu ý nghĩa. Trước hết nó thể hiện niềm tin của con người thời trung đại về một thế giới khác tồn tại bên cạnh thế giới cõi trần. Cõi âm, đó là nơi con người sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt cho những việc làm khi còn sống của mình. Đó là niềm tin vào sự luân hồi, quả báo sau khi chết của người xưa. Từ đó mà có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người. Đồng thời ở đây công lí được thực hiện ở cõi âm chứ không phải cõi trần, điều đó cho thấy cõi trần tồn tại rất nhiều bất công nhưng khát vọng công lí của nhân dân thì lại chưa được thực hiện. Mặt khác sự kiện Diêm Vương xử kiện khiến cho xung đột có tính chất kịch tính của câu chuyện được đẩy lên cao trào, vì lúc đó cái thiện cái ác phải cùng đối mặt nhau để giành lấy công lí thực sự. Đó là bối cảnh để nhân vật chính Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.
Bài văn mẫu
Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
Bài văn mẫu
Ca ngợi, đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, người trí thức giàu dũng khí chuộng chính nghĩa, cương trực, thẳng thắn luôn sẵn sàng đứng ra đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân. Là một lời kêu gọi về khí tiết kẻ sĩ (trí thức).
Mơ ước khát vọng và cũng là niềm tin chính nghĩa thắng gian tà của nhân dân. Tuy rằng điều đó chưa trở thành hiện thực chắc chắn vững bền trong cuộc sống của nhân dân nhưng khát vọng và niềm tin đó chính là động lực hướng thiện luôn thúc đẩy cổ vũ họ dũng cảm đương đầu với những thế lực xấu xa, đấu tranh cho hạnh phúc của con người.
Phê phán tố cáo những thế lực xấu xa trong xã hội: những kẻ tàn ác, lộng quyền nhũng nhiễu dân lành: những kẻ tham sống sợ chết cầu an cho bản thân; bọn quan lại mũ cao áo dài nhưng bàng quan, vô trách nhiệm, cố tình nhắm mắt bịt tai trước nỗi khổ của muôn dân và sự lộng hành của kẻ ác.
Có tinh thần dân tộc – Chi tiết viên tướng Tàu.
Đề bài: Kết thúc câu chuyện, Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. Ý nghĩa của chi tiết này?
Bài văn mẫu
Kết thúc câu chuyện, Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ởđền Tản Viên. Đó là chức quan chuyên trông coi việc kiện tụng, xử án ở chốn công đường, giúp cho quá trình thực thi công lí được đảm bảo – chức quan giám sát và thực hiện công lí. Ngô Tử Văn được nhận chức quan này bởi chàng đã không sợ cường quyền ma quỉ, dũng cảm đứng lên bảo vệ công lí, chính nghĩa, chống lại cái ác, đem lại cuộc sống bình yên cho dân lành.
Như vậy chức phán quan đó chính là phần thưởng xứng đáng dành cho người luôn biết đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng và sự trong sạch của xã hội. Đó cũng là mơ ước, là mong mỏi của nhân dân: người nắm giữ công lí, thực hiện công lí phải là những người có dũng khí luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho lẽ phải dù cho phải đối mặt với thế lực nào. Cũng từ đó kết quả mà Tử Văn nhận được do hành động thẳng thắn dũng cảm của chàng sẽ có tác dụng khích lệ, cổ vũ rất lớn cho sự đấu tranh của con người với cái ác cái xấu. Tử Văn trở thành một tấm gương sáng về sự cương trực đặc biệt là lòng dũng cảm vì một cuộc sống công bằng hạnh phúc cho mọi người. Hình ảnh uy phong lẫm liệt của chàng ở cuối tác phẩm chính là biểu tượng cho sức mạnh của công lí, là sự lên ngôi bất tử của chính nghĩa trong cuộc sống con người.
Đề bài: Em đồng tình hay không đồng tình với kết thúc đã có của tác giả truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
Bài văn mẫu
Tử Văn sau khi từ cõi âm trở về, đem hết tâm sức ngày đêm dùi mài kinh sử. Khoa thi năm sau chàng đỗ đầu, được bổ làm quan. Mới nhận chức Tử Văn đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng không lâu sau chàng đã nổi tiếng khắp nơi về sự nghiêm minh, sáng suốt, chính trực. Nơi chàng nhận chức kẻ xấu không còn dám lai vãng, bọn tà gian cũng không dám lộng hành, dân lành yên tâm tạo lập cuộc sống, người người ca ngợi là “Bao Công đất Việt”. Khi Tử Văn mất, người dân lập đền thờ ở chân núi Tản Viên, ngày đêm chăm lo hương khói. Ở vùng đó tuyệt nhiên cũng không thấy ma quỉ bén mảng bao giờ.
Lí giải: Kết thúc này vẫn đảm bảo được sự liền mạch trong chính thể văn bản vì sự nhất quán trong tính cách nhân vật và trong cốt truyện. Mặt khác chủ đề ca ngợi đề cao những người trí thức chính trực bản lĩnh sẽ có được tính thiết thực của nó khi nhân vật được thể hỉện mình trong đời thực chứ không phải là một cõi âm vô hình, nhân vật được thể hiện mình trong đời thực chứ không phải là một cõi âm vô hình. Nhừng chủ đề khác không thay đổi mà được trình bày một cách toàn diện và thuyết phục hơn. Cách kết thúc đã có, phần nào đó thế hiện sự bế tắc trong niềm tin vào cuộc đời của nhà văn. Nhưng cách này không làm rõ được tiêu đề tác phẩm.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1075
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Chức Phán Sự ở đền Tản Viên
-
Top 9 Bài Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên Hay Chọn Lọc
-
Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên (13 Mẫu) - Văn 10
-
Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ - Tác Phẩm Lớp 10
-
Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ - Ngữ Văn 10
-
Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên - THPT Sóc Trăng
-
Soạn Bài Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên (Tản ...
-
Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên - Thủ Thuật
-
Hướng Dẫn Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên
-
Chi Tiết Ngô Tử Văn được Nhậm Chức Phán Sự ở đền Tản Viên Có ý ...
-
Văn Mẫu Lớp 10 Nghị Luận Về Chuyện Chức Phán Sự ở đền Tản Viên
-
Top 8 Bài Văn Mẫu Phân Tích Nhân Vật Ngô Tử Văn Trong Chuyện ...
-
Giới Thiệu Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên Của Nguyễn Dữ
-
Truyền Kỳ Mạn Lục/8 – Wikisource Tiếng Việt
-
A. Nội Dung Tác Phẩm Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên - Haylamdo