[Sách Giải] Văn Mẫu: Lầu Hoàng Hạc

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10 (Ngắn Gọn)
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10 (Cực Ngắn)
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2 Nâng Cao

Đề bài: Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu.

Bài văn mẫu

   Thôi Hiệu là nhà thơ sang tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông lại đánh dấu sự lớn mạnh của thơ Đường cũng như phong cách sang tác rất độc đáo.Trong đó bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” là nổi tiếng hơn hết bởi tứ thơ súc tích, cách dẫn dắt rất khéo khiến người đọc có cảm giác như đang quay về thời cổ xưa. Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” gửi gắm tâm sự thầm kín về nhân tình thế thái, về chuyện được mất ở đời.

   “Hoàng Hạc Lâu” là một bài thơ nhuốm màu buồn, là màu buồn của thơ hay của người. Trải dài từng câu từng chữ là nhịp thơ chậm rãi, êm êm, nhẹ nhàng như da diết cứa vào lòng người nhiều tình cảm chua xót lẫn tiếc nuối.

   Hai câu đề như mở ra một viễn cảnh hoang tàn, cô độc:

    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu

    Mà nay Hoàng Hạc riêng lâu còn trơ

   Tác giả đã mượn điển cổ “Hạc vàng” trong truyền thuyết hóa tiên của Phí Văn Vi. Hoàng Hạc Lâu là nơi lưu truyền nhiều truyền thuyết, đáng chú ý hơn hết vẫn là hình ảnh hóa tiên của nhân vật trong lịch sử. Những năm tháng chói chan, hào hung của lịch sử ấy gợi nhắc chúng ta nhớ đến một thời vàng son mà nơi đây từng có. Ấy vậy mà đến câu thơ thứ hai, giọng thơ như chùng xuống, khiến người đọc cảm thấy trơ trọi và lạc long biết bao nhiêu. Một chữ ‘trơ” khiến cho cả câu thơ não nề và cô độc biết bao nhiêu. Ngày xưa đẹp bao nhiêu thì nay hoang tàn và đổ nát biết bao nhiêu. Biện phát tu từ đối lập được Thôi Hiệu sử dụng một cách triệt để để phát huy được vai trò của nó. Và cũng từ bức tranh cô độc, hoang tàn này của Hoàng Hạc lâu dẫn dụ người đọc đi đến những mạch cảm xúc khác.

   Hai câu thực lại một lần nữa khẳng định sự chua xót và nuối tiếc khôn nguôi:

    Hạc vàng đi mất từ xưa

    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay

   Hoàng Hạc lâu gắn liền với hình ảnh thần tiên thơ mộng giờ chỉ còn là ảo ảnh hư vô. Tác giả nhớ về ngày xưa để nuối tiếc cho những gì đã qua, đã mất. Hiện tại thê lương, tiêu điều và vắng lặng đến nao lòng. Tác giả hỏi người khác nhưng thực ra đang hỏi bản thân mình rằng mây trắng ngày xưa nay có còn nữa hay không. Đây là sự hoài niệm tiếc nuối cho những chuyện đã qua, đã cũ, nghĩ lại chỉ thêm đau lòng.

   Với chỉ vài nét vẽ nhưng dường như Thôi Hiệu đã rất khéo léo trong việc làm toát lên tâm tư, tình cảm đang chồng chất, nặng nề ở trong trái tim. Một tâm sự u uất thầm kín cho chuyện nhân tình thế thái.

   Hai câu luận miêu tả thật tinh tế khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng buồn của lầu Hoàng Hạc hôm nay:

    Hán Dương sông tạnh cây bày

    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

   Hán Dương và Anh vũ đều là những địa điểm của Lầu Hoàng Hạc. Với hai nét vẽ thiên nhiên gợi nên cảnh cỏ non xanh và sông phẳng lặng. Đến thiên nhiên cũng cô lieu và hoang vắng như thế này càng khiến cho con người ta buồn thêm buồn, sầu thêm sầu. Đó chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, lấy xa để nói gần rất thi vị của Thôi Hiệu.

   Có lẽ hai câu kết khiến cho người đọc thấy xót xa và nuối tiếc nhất, tình cảm trong lòng tác giả bỗng nhiên trỗi dậy mãnh liệt là:

    Quê hương khuất bóng hoàng hôn

    Trên sông khói song cho buồn lòng ai

   Màu sắc cổ điển của thơ Đường bao trùm lấy hai câu thơ này, tạo cho nó một vẻ đẹp cô lieu đến não lòng. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đang trào lên trong lòng của tác giả. Không biết songs trên con sông Trường Giang hay song đang cuồn cuộn trong lòng của tác giả nữa. CHúng ta đã bắt gặp hình ảnh song lòng trong thơ của Thâm Tâm:

    Đưa người ta không đưa qua sông

    Sao có tiếng song ở trong lòng.

   Nhịp thơ bỗng nhiên dãn ra, đều đều nhưng lại cứa vào lòng người đọc nỗi nhớ nhà,, nhớ quê hương da diết.

   Có thể nói chỉ với bài thơ “Hoàng Hạc lâu”, Thôi Hiệu đã khiến cho thơ Đường Trung Hoa có một bước tiến mới trong phong cách sang tác với những đột phá phi thường. Hoàng Hạc lâu là bài thơ khiến cho người đọc trăn trở về những cảm xúc rất thật của chính tác giả.

Bài văn mẫu

   Thôi Hiệu là người có bản tính lãng mạn. Thơ Thôi Hiệu phóng khoáng, tao nhã. Ông có rất nhiều những tác phẩm hay nhưng nổi bật lên đó là khúc nhạc phủ Trường Can Hành và bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã đưa ông lên đỉnh cao sáng chói của nghệ thuật thơ Đường. Nhưng đặc sắc hơn cả vẫn là bài thơ Hoàng Hạc Lâu.

   Bài thơ như một bức tranh thiên nhiên đẹp nói về cảnh ở Hoàng hạc Lâu. Đứng trước lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Thơ Đường vốn súc tích, cô đọng và đa nghĩa. Lầu Hoàng Hạc là một di tích lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa gắn với huyền thoại Phí Văn Vi thành tiên. Một cảnh đẹp xưa nay hiếm thấy vậy nên tác giả đã đặt mình vào thiên nhiên để miêu tả khung cảnh thiên nhiên hung vĩ của Hoàng hạc Lâu, một di tích đã có nhiều di tích lịch sử cũng như những chiến công của người Trung Hoa, nó là chứng nhân lịch sử chứng kiến nhiều chiến công.

   Mở đầu bài thơ tác giả đã nhắc lại nguồn gốc của lầu Hoàng Hạc từ xa xưa:

    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,

    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.

    (Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

    Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.)

   Lầu Hoàng Hạc trơ chọi giữa 1 khoảng không gian rộng lớn mênh mông, giữa một vùng đất trời rộng lớn không có bóng dáng con người, Lầu Hoàng Hạc vẫn đứng sừng sững giữa một không gian rộng lơn, hiu hút, trải qua bao tang thương của những cuộc chiến tranh, giờ đây lầu Hoàng Hạc đứng chơ vơ, cô quạnh bên bãi vắng sông trôi khiến thi nhân chạnh lòng nhớ cổ thương kim. Ngay từ hai câu thơ khởi đề ta đã gặp một tâm trạng. Nhà thơ không tả về hiện tại cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi mất. Nơi đây còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, một dấu tích lịch sử những kỉ niệm xa xưa. Lầu Hoàng Hạc có con chim Hạc vàng, Cánh hạc vàng trở về trong tâm tưởng chỉ để con người thêm khắc khoải, thấm thía sự mất mát. ,. Hai câu đầu đã thể hiện một sự trống vắng, sự hẫng hụt trong tâm hồn. Nhưng trong hoài niệm của con người, cánh hạc vàng kia vẫn còn day dứt:

    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

    Bạch vân thiên tỉa, không du du.

    (Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa,

    Mây trắng nghìn năm lởn vởn hoài.)

   Hình ảnh hạc vàng gắn liền với khung cảnh thần tiên. Hạc vàng bay mất không bao giờ quay trở lại mang theo tất cả những gì là huyền ảo nhất, thơ mộng nhất của lầu Hoàng Hạc. Chỉ còn mây trắng vẫn bay giống như ngàn năm trước. Khung cảnh được miêu tả bằng cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc của nhà thơ. Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu. Tâm trạng của nhà thơ lúc này cũng đang hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên ở Lầu Hoàng Hạc tâm trạng buồn rầu cô đơn hiu quạnh, trống trải trong tâm hồn nhà thơ đó chỉ là những kỉ niệm về những thứ đã qua, tác giả tiếc nuối những quãng thời gian đó nhưng giờ đã mất đi và vĩnh viễn không quay trở lại, tác giả chỉ luyến tiếc và trống trải trong tâm hồn của mình. Vẫn nói chuyện hạc vàng bay đi và không trở lại nhưng ở đây không chỉ có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại mà còn có sự đối lập giữa cõi tiên và cõi tục. Hạc vàng đã bay về cõi tiên nên nơi đây, dưới còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, trên trời mây trắng bay chơi vơi, dường như còn mong nhớ tiếc nuối điều gì đó. Bốn câu thơ đầu tập trung tả cảnh và lí giải tích lầu Hoàng Hạc. Bàn chuyện xưa và nay để thể hiện tâm trạng, nghĩ suy. Đó là một nghĩ suy mang triết lí nhân sinh sâu sắc – triết lí về sự còn – mất, về sự vô hạn và hữu hạn của trời đất và nhân sinh. Cái gì đã qua đi thật khó trở lại, thời gian cũng vậy, vậy nên người xưa mới từng nói: “thời gian quý như vàng”.

   Thiên nhiên đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình với đường nét, màu sắc hài hòa: nắng chiếu trên hàng cây trên bến Hán Dương; màu xanh mướt của thảm cỏ non trên bãi xa Anh Vũ:

    Hán Dương sông tạnh cây bày,

    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

    (Tinh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.)

   Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn và thanh bình yên tĩnh. Mộtbức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời với những ánh nắng sương mai soi dọi xuống dòng sông như một tấm gương khổng lồ với hàng cây tươi tốt soi bóng. Giữa mặt song trong lành đó là màu xanh tươi mơn mởn của cỏ cây mùa xuân. Sau những khoảnh khắc đắm hòa mình cùng huyền thoại, nhân vật trữ tình lại trở về với hiện thực. Và đã tạo nên một bức họa thật đẹp. Bức hoạ về một lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng Trường Giang cùng với hình ảnh của cây cối, của cỏ xanh.

   Tâm trạng thương nhớ quê hương da diết của Thôi Hiệu. Hình ảnh trên sông là nhân tố gợi ra những nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng nhà thơ. Khung cảnh chập chờn, mông lung của cảnh vật đã hòa mình cùng với tâm trạng của nhà thơ:

    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

    (Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

   Nỗi nhớ quê hương da diết cùng với tâm trạng buồn cô đơn, ngắm cảnh nảy tình của nhà thơ đã tạo cho bài thơ những đặc sắc và ấn tượng, để lại nhiều day dứt trong lòng người đọc bởi một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và những nối nhớ thương của tác giả đối với cảnh vật đang tồn tại xung quanh con người mình.

   Bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã để lại những giá trị to lớn trong nền văn học Việt nam với bức tranh thiên nhiên đẹp, và tâm trạng của con người với cảnh tức cảnh sinh tình.

Bài văn mẫu

    “Trước mắt có cảnh nói không được,

    Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu”

   Đó là hai câu thơ của Lý Bạch nói vì sao mình không làm thơ để vịnh lầu Hoàng Hạc. Lý Bạch là một trong những nhà thơ cự phách đời Đường. Hai câu thơ trên cho thấy “thi tiên” Lý Bạch là một con người cực kì khiêm nhường, đồng thời khẳng định “Hoàng Hạc lâu ” của Thôi Hiệu là một áng thơ kiệt tác.

   Nguyên tác là thơ thất ngôn bát cú. Thi sĩ Tản Đà sáng tạo dịch thành thơ lục bát. Nhiều nhà thơ Việt Nam đã thử bút dịch bài thơ này, nhưng theo ý kiến của Xuân Diệu thì bản dịch của Tản Đà là xuất sắc hơn cả.

    Lầu Hoàng Hạc

    Hạc và ngai cưỡi đi dâu,

    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.

    Hạc vàng đi mất từ xưa!

    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay

    Hán Dương sông tạnh cây bày,

    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

            Tản Đà dịch

   Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh ở Vũ Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Lầu đẹp, cảnh nên thơ, lại được bao phủ bằng một lớp sương mờ huyền thoại, nên càng trở nên hấp dẫn. Tương truyền Phí Văn Vi, tu tiên đắc đạo, thường cưỡi hạc vàng đến đây chơi. Có biết bao tao nhân mặc khách đã đến thăm lầu, ngoạn cảnh và đề thơ. Thôi Hiệu chỉ để lại gần 40 bài thơ, nhưng chỉ có “Hoàng Hạc lâu” là được truyền tụng hơn cả.

   Dào dạt qua những vần thơ là cảm hứng hoài cổ của một thi nhân, du khách. Hai câu đầu, thi hứng khơi nguồn từ chuyện “Hạc vàng ” trong huyền thoại, từ đó nói lên sự xúc động đến ngạc nhiên khi nhà thơ nhìn thấy lầu xưa. Lầu đứng chơvơ. Mái lầu như chìm trong tĩnh mịch, hoang sơ. Bao hoài niệm về “tích nhân” về Hoàng Hạc dâng lên dạt dào, man mác:

    “Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,

    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ”.

   Niềm thương nhớ cảm hoài một lúc một dâng cao. Hạc vàng cùng tiên đã bay đi, chẳng bao giờ trở lại nữa “nhất khứ bất phục phản Như ngẩn ngơ! Như chìm đi trong mộng tưởng. Như man mác một mối sầu thương. Nhìn mây trắng phủ trên mái lầu vàng, lơ lửng bay trên bầu trời xanh (bạch vân… du du), nhà thơ như sực tỉnh:

    “Hạc vàng đi mất từ xưa!

    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”

   “Hạc vàng” với “mây trắng”, quá khứ với hiện tại, cái mất đi từ nghìn xưa với cái hữu hình “còn bay”… hô ứng nhau, đối ứng nhau, tạo nên những vần thơ đẹp vô cùng gợi cảm. Trong phần “đề” và “thực” của bài thơ, ba từ “Hoàng hạc “ba lần xuất hiện trên cái nền “mây trắng ngàn năm bay chơi vơi ” (câu thơ dịch của Khương Hữu Dụng); màu sắc hài hòa tuyệt đẹp làm gợi lên một cảnh quan mỹ lệ nên thơ. Đặc biệt câu thơ thứ 4 “Hoànghạc nhất khứ hất phục phản” gồm 6 thanh trắc xuất hiện liên tiếp, luật bằng trắc của thơ Đường bị phá cách. Âm hưởng câu thơ như bị “thắt ” lại nhằm biểu hiện cái cảm giác ngẩn ngơ, bâng khuâng, tiếc nuối của du khách khi ngắm lầu vàng. Ngòi bút của Thôi Hiệu rất điêu luyện trong phối thanh hòa sắc để tạo nên những vần thơ đẹp “thi trung hữu họa, thi trung hữu cầm ” cho ta nhiều rung cảm.

   Ngắm trời xanh, mây trắng, lầu vàng, mỗi bước chân của thi nhân như dẫn hồn mình phiêu du vào thế giới thần tiên, mộng ảo. Rồi nhà thơ bâng khuâng đưa mắt ra bốn phía, ra chân trời xa. Mặt sông lúc trời tạnh, sáng trong như tấm gương phản chiếu cây cối vùng Hán Dương rõ mồn một,cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi. Cảnh vật sông nước, cỏ cây như chan chứa xuân sắc, xuân tình. Hai câu luận được cấu trúc đăng đối hài hòa, cặp từ láy “lịch lịch – thê thê ” là hai nét vẽ tinh tế khắc họa cái “hồn ” của cảnh trí non sông. Ngòi bút của Thôi Hiệu đã làm sống dậy cỏ cây thiên nhiên bằng đường nét và gam màu tươi sáng nhiều ấn tượng:

    “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu”

   Trải qua trên 1200 năm, không biết đích xác Thôi Hiệu đã đến chơi lầu Hoàng Hạc vào thời gian cụ thể nào, nhưng qua hình ảnh “tình xuyên lịch lịch… ” và “phương thảo thê thê”, người đọc cảm nhận được đó là một mùa xuân đẹp, thanh bình. Câu thơ như một bức tranh thủy mặc, đường nét xa-gần, đậm-nhạt, màu sắc trong và dịu, tinh tế và biểu cảm. Câu thơ dịch của Tản Đà thật vô cùng linh diệu, nó làm tái hiện lại “điệu Đường”, “hồn Đường” trong nguyên tác:

    “Hán Dương sông tạnh cây bày,

    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non”

   Thi nhân đứng một mình trên lầu cao. Trời đã về chiều. Lầu Hoàng Hạc mờ dần trong bóng hoàng hôn. Lòng man mác sầu thương. Du khách nhìn mãi… nhìn mãi… khắp bốn phía chân trời, vẫn chẳng thấy quê hương mình ở đâu: “Nhật mộhương quan hà xứ thị? “.Câu hỏi tu từ khơi gợi bao nỗi niềm nao nao, bâng khuâng. Người đọc như hòa điệu, đồng cảm với nỗi u hoài, thương nhớ quê hương của nhà thơ:

    “Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?”

   “Trên sông khói sóng” (Yên ba giang thượng) là một hình ảnh đầy thi vị, huyền ảo, gợi tả cảnh sông nước phủ mờ sương khói lúc hoàng hôn. Câu thơ tả ít mà gợi nhiều. Một nỗi buồn thương thấm thìa. Một tình quê vơi đầy lâng lâng. Hình ảnh ấy, thi liệu ấy đã được tái tạo, được nhập thân vào hồn thơ dân tộc ta, làm nên vẻ đẹp phong vị Đường thi cổ kính, hoa lệ:

    “Lòng quê dợn dợn vời con nước

    Không khói hoànghôn cũng nhớ nhà”

            (“Tràng Giang” – Huy Cận)

    “Yên ba thâm xứ đàm quân sự… “

            (“Nguyên tiêu” – Hồ Chí Minh)

   Thơ Đường rất gần gũi và quen thuộc với nhân dân ta. Nó là món ăn tinh thần của các nhà nho, các nhà thơ Việt Nam. Phần lớn các bài thơ kiệt tác của văn học trung đại dân tộc ta đều được sáng tạo theo thi pháp Đường thi – dân tộc hóa, tạo nên bản sắc Việt Nam.

   Bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu xứng đáng là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học phương Đông. Cảnh lầu đẹp nên thơ được khơi gợi dưới một lớp sương mờ huyền thoại. Cảm hứng hoài cổ man mác, tình quê bâng khuâng vơi đầy… Tất cả làm nên vẻ đẹp nhân văn của thi phẩm này, và hồn thơ dào dạt của li khách đã in dấu đậm đà trong lòng mỗi chúng ta.

Bài văn mẫu

   Thôi Hiệu sinh ra và lớn lên vào những nam sơ – thịnh Đường, tính tình phóng khoáng, thích đi ngao du sơn thuỷ. Một lần đến chơi thành Vũ Xương, tĩnh Hồ Bắc, Thôi Hiệu lên ngắm lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh vào tầm mắt, nhà thơ cảm thấy có một nỗi buồn thấm thía mơ hồ thấm vào cõi lòng. Ông xúc cảm viết bài Hoàng Hạc lâu, khiến mọi người cảm phục. Quan sở tại đã cho khác bài thơ lên vách lầu Hoàng Hạc. Sau này, tương truyền có lần thi tiên Lá Đạch đến lầu Hoàng Hạc, toan cầm bút đề thơ, nhưng không sao viết được vì đã có thơ Thôi Hiệu đầy rồi.

   Bài thơ này đã lưu luyến ở Việt Nam từ rất lâu và được một số người chuyển dịch sang tiếng Việt. Trong đó, có lẽ thành công hơn cả là bản dịch đầy tài hoa của nhà thơ Tản Đà:

    Hạc vàng ai riêng lầu còn trơ,

    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ,

    Hạc vàng đi mất từ xưa,

    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

    Hán Dương sông tạn cây bày,

    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cò non.

    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

   Huy Cận đã chịu ảnh hưởng hai câu kết trong bài thơ này khi viết hai câu kết của bài Tràng Giang:

    Lòng quê dờn dợn với con nước

    Không khói hoàng hôn cũng nhở nhà.

   Thôi Hiệu và Huy Cận đều có chung một nỗi nhớ của người xa quê. Cố điều, Thôi Hiệu nhân nhìn thấy khói và sóng trên sông mà nảy sinh ra tâm trạng ấy, còn Huy Cận không khói hoàng hôn (tức là không có cái gì gợi nhớ), nhưng cũng nhớ nhà. Đó là không có cái độc đáo của Huy Cận. Nhưng dẫu sao, thì hai câu thơ của nhà thơ Việt Nam nói trên vẫn đậm đặc chất Đường Thi, chất Thôi Hiệu trong cốt cách, trong tinh tuý.

   Hoàng Hạc lâu đúng là một kiệt tác. Bài thơ mạnh mẽ, sinh động, đặc biệt thành công về mặt âm điệu. Thành công này có được đo kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng thành thục luật Đường thi và sự phá luật khi cần thiết để diễn tả hay nhất những cảm xúc.

   Bốn câu đầu bài thơ tập trung khá nhiều đặc sắc về mặt âm điệu. Câu đầu tiên của bài thơ là một câu phá luật. Chữ thứ hai lẽ ra là thanh trắc ở đây lại là thanh bằng. Chữ thứ tám lẽ ra phải vần với chữ thứ tám các câu 4, 6, 8 và có thanh bằng, ở đây lại thất vận và dùng thanh trắc. Sự thay đổi trên làm cho câu thơ có một nhạc điệu man mác, đặc biệt thanh trắc của chữ thứ tám dường như kéo dài thêm mãi âm điệu của câu thơ, diễn tả rất đạt nỗi bàng hoàng đến ngẩn ngơ trước một thực tại: người tiên và hạc vàng đâu còn nữa. Câu thơ dịch của Tản Đà. Hạc vàng ai cưỡi đi đâu thật trần tình. Nó không hề đánh mất mà đã chuyển đến người đọc Việt Nam trọn vẹn cái hay của câu thơ Thôi Hiệu cả về tứ thơ lẫn âm điệu.

   Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là bài thơ hay vì âm điệu uyển chuyển nhịp nhàng, lúc mau, lúc khoan, khi bổng khi trầm

   Câu thơ thứ hai phát triển tiếp tục ý tứ của câu thứ nhất trong sự đối lập xưa và nay, còn và mất. Đây cũng là một sáng tạo của Thôi Hiệu vì thơ Đường không đặt ra yêu cầu đối giữa hai câu phá đề và thừa đề. Ở câu thơ này, Thôi Hiệu không chú ý tạo sự đối lời mà hướng tới sự đổi ý: người tiên, chim hạc không còn nhưng lầu Hoàng Hạc còn đó. Chữ trơ trong câu thơ, tác giả hạ thật đắt, vừa gợi thế đứng một mình cô độc trên lầu Hoàng Hạc nơi trần thế không cố gì vĩnh hằng vĩnh cửu này, vừa diễn tả cảm xúc ngậm ngùi luyến tiếc trước cảnh đó người đâu. Có một cái gì như là bàng hoàng, ngẩn ngơ lại như là trầm tư, suy ngẫm trước môi quan hệ xua, nay còn, mất ở đời.

   Câu thơ thứ ba, thứ tư lại hướng về mối quan hệ giữa cái vô cùng là cái hữu hạn. Đám mây trắng kia là của hôm nay hay của nghìn đời xưa? Hac vàng bay đi rồi trở lại hay mãi mãi không trở về? Sự trăn trở đầy triết lý được diễn tả trong những câu thơ âm điệu khá độc đáo. Sáu trên bảy tiếng của câu thứ ba là thanh sắc làm cho câu thơ phá luật tạo âm điệu không êm dịu, nhẹ nhàng như diễn tả sự bừng tỉnh của nhà thơ sau một hồn đắm chìm trong cảm xúc bàng hoàng để nhận ra sự thực đau đớn: Hạc vàng một khi đã bay đi không bao giờ trở lại. Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phân). Câu thứ tư mang âm điệu êm dịu khác hẳn câu thứ ba. Nằm trên bảy chữ có thanh bằng nhất là ba tiếng cuối cùng của câu (không du du) có thanh bằng liên tiếp (người Trung Quốc gọi là lôi tam bình điệu) đã góp phần diễn tả rất đạt những đám mây trắng nhẹ nhàng bay trên không trung. Chính hai tiếng thiên tài đã mang lại hình ảnh đám mây trắng chiều sâu củ sự suy tưởng: đám mây tưởng chỉ mới xuất hiện hôm nay hoá ra đã có từ nghìn năm, trong cái hữu hạn của ngày hôm nay đã chứa cái vô hạn của muôn đời.

   Trong bốn câu thơ đầu, thực tại và quá khứ, cảnh vật và cảm xúc, tả thực và suy tưởng xen kẽ nhau trong những vần thơ biến hoá về âm điệu, vừa quy phạm, vừa tài hoa. Điều kì lạ là điện văn của cả bốn câu đi thẳng một mạch từ chữ đầu cho đến hết câu 4 với hai tiếng Hoàng Hạc nhắc lại khiến người đọc hình dung ra được cái cảnh những đám mây trắng nhẹ nhàng lờ lững bay trên không trung đưa hồn người lữ khách bay theo (Trần Trung San).

   Bốn câu thơ cuối đưa người đọc từ sự suy tư, đắm chìm trong những cảm xúc đầy triết lí trở lại với cuộc sống thực – để ngắm nhìn hàng cây, bãi cỏ, để cùng băn khoăn một nỗi băn khoăn trần thế – Nhật mộ hương quan là xứ thị – Chiều tối rồi, què hương ở nơi đâu? Bức tranh thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 hiện lên với những chi tiết thực, hàng cây đất Hán Dương soi bóng rõ mồn một xuống lòng sông tạnh, bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi. Cảnh sắc tươi tắn, bình dị và giàu sức sống khiến cho bài thơ miêu tả một di tích, một cổ lâu mà vẫn gần gũi cuộc đời thực tại.Hai câu kết đưa người đọc trở lại với nỗi trăn trở và cảm xúc của một người khách xa nhà. Điệu văn ở câu 5 và 6 chậm lại và đi song song với nhau nghiêm trọng, tề chinh và tiếp tục nặng nề đi đến câu cuối bài tận cùng bằng vần trầm tĩnh thay duy nhất (sầu) diễn tả mỗi sầu miên man, dằng dặc đến vô cùng (Trần Trung San).

   Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là bài thơ hay vì âm điệu uyển chuyển nhịp nhàng, lúc mau, lúc khoan, khi bổng khi trầm như ru hồn người ta theo với ấm ba của những vần trong bài thơ. Bìa thơ có bổn vần bàng (lầu, du, cháu, sầu). Vần trầm bình thanh (sầu) ở cuối cùng, sau ba vần đều là phá bình thanh (lâu, du, châu), nối tiếp nhau, diễn tả được mối sầu triền miên, nặng nề, bát tận của người khách xa nhà trước cảnh khó mây mịt mùng. Tài hoa sáng tạo âm điệu của tác giả dồn lại trong bốn câu thơ đầu với nhiều nét độc đáo. Bài Hoàng Hạc lâu còn đặt ra nhiều thi đề thường trở đi trở lại trong thơ ca cổ Trung Quốc: cái vô cùng và cái hữu hạn, tỉnh và cảnh, quá khứ và hiện tại, cảnh tiên và cõi tục cái còn và cái mất. Đấy chính là sự thâm thuý, hàm súc của tác giả. Trong thế song hành của hai nửa bài thơ, nửa đầu nặng về sự phô diễn cảm xúc bàng hoàng, ngẩn ngơ, đau đớn, triền miền suy tư về quá khứ. Nửa cuối quy lại với hiện thực trần gian: hàng cây, bãi cỏ và mây khói mịt mùng trên dòng sông gợi nhớ một miền quê xa vắng. Cảm xúc ở đây giàu chất nhân bản lành mạnh khiến bài thơ đọng lại mãi trong tâm hồn bao thế hệ bạn đọc.

Dàn ý mẫu

1. Mở bài:

   – Thôi Hiệu (704 – 754) quê ở Biện Châu, phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ông đỗ tiến sĩ năm 723, sau đó làm quan đến chức Tư huân viên ngoại lang.

   – Ông sáng tác rất nhiều thơ với những đề tài khác nhau, nổi tiếng nhất là bàì Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) được truyền tụng rộng rãi qua hàng ngàn năm. Tâm trạng u hoài trước thời thế của tác giả được thể hiện bằng một bài thơ Đường luật với nghệ thuật tài tình hiếm có.

2. Thân bài:

   * Hai câu đề:

    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,

    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.

    (Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

    Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.)

   – Nhắc lại huyền thoại về nguồn gốc của lầu Hoàng Hạc từ xa xưa, thời tiễn còn ở lẫn với người.

   – Trải qua bao tang thương dâu bể, giờ đây lầu Hoàng Hạc đứng chơ vơ, cô quạnh bên bãi vắng sông trôi khiến thi nhân chạnh lòng nhớ cổ thương kim.

   * Hai câu thực:

    Hạc vàng đi mất từ xưa,

    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

    (Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

    Bạch vân thiên xải không du du.)

   – Hình ảnh hạc vàng gắn liền với khung cảnh thần tiên. Hạc vàng bay mất không bao giờ quay trở lại mang theo tất cả những gì là huyền ảo nhất, thơ mộng nhất của lầu Hoàng Hạc.

   – Chỉ còn mây trắng vẫn bay giống như ngàn năm trước. Khung cảnh được miêu tả bằng cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc của nhà thơ. Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu.

   * Hai câu luận:

    Hán Dương sông tạnh cây bày,

    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

    (Tinh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.)

   – Thiên nhiên đẹp như một bức tranh sơn thủy với đường nét, màu sắc hài hoà: nắng chiếu trên hàng cây trên bến Hán Dương; màu xanh mướt của thảm cỏ non trên bãi xa Anh Vũ.

   – Nghệ thuật miêu tả tinh tế, điêu luyện, chỉ vài nét phác họa mà thể hiện được thần thái của cảnh vật (thi trung hữu họa).

   * Hai câu kết:

    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

    (Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.)

   – Nhịp thơ ngắn 2-2-1 – 2 trong nguyên tác chữ Hán và nhịp 2-2-2 trong câu thơ dịch của Tản Đà tạo nên âm hưởng trầm buồn, đặc tả tâm trạng thương nhớ quê hương da diết của Thôi Hiệu.

   – Hình ảnh Trên sông khói sóng là tác nhân gợi nỗi nhớ đau đáu khôn nguôi trong lòng nhà thơ. Khung cảnh chập chờn, mông lung của cảnh vật rất phù hợp với tâm trạng ấy (xúc cảnh sinh tình).

   – Cái hay của hai câu kết tụ lại ở từ sầu là nhãn tự, thần tự của bài thơ.

3. Kết bài:

   – Viết về lầu Hoàng Hạc có tới hàng ngàn bài thơ khác nhau của hàng ngàn thi sĩ từ xưa tới nay nhưng bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu vẫn xuất sắc nhất.

   – Giai thoại kể về “Thi tiên” Lí Bạch đến thăm lầu Hoàng Hạc, cảm hứng nổi lên định làm thơ ngâm vịnh nhưng khi nhìn thấy bài thơ của Thôi Hiệu để trên vách lầu thì gác bút không dám viết nữa là cách khẳng định giá trị bất hủ của Hoàng Hạc lâu và vị trí đỉnh cao của tên tuổi Thôi Hiệu.

Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

Bài văn mẫu

   Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một bài thơ vịnh cảnh tuyệt tác. Theo Tân Văn Phong đời Nguyên kể lại trong sách Đường Tài tử truyện (Truyện tài tử đời Đường) rằng Lý Bạch lên lầu Hạc vàng định làm thơ, nhưng thấy bài thơ Thôi Hiệu đã qua hay nên không làm nữa mà nói rằng: “Nhân tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”. (Cảnh bày trước mắt phổ không được, Thôi Hiệu làm thơ tả hết rồi). Câu chuyện này là truyền thuyết hay hư cấu của người sau, cũng chưa chắc là có thực. Nhưng trong thơ Lý Bạch đã có hai bài chịu ảnh hưởng của bài thơ này. Đó là bài Anh vũ châu (bãi Vẹt) và bài “Đăng Kim lăng Phượng Hoàng đài” (Lên lầu Phượng Hoàng ở Kim lăng). Từ đó ta biết giá trị nghệ thuật và ảnh hưởng to lớn của bài thơ này. Nghiêm Vũ, đời Nam Tống, đã nói trong sách “Thương lang thi thoại” là ”Đường nhân thất ngôn luật thi, đương dĩ Thôi Hiệu Hoàng hạc lâu cư đệ nhất” (Thơ luật bảy chữ đời Đường, phải xếp bài Hoàng hạcLâu của Thôi Hiệu là hàng thứ nhất). Từ đó bài Hoàng hạc lâu càng trở nên nổi tiếng. Lầu Hạc dựng trên mỏm đá Hạc vàng bên sông Trường Giang nên gọi là lầu Hạc vàng. Sách Hoàn Vũ ký ghi là lầu Hạc vàng. Sách Tế hai Chí ghi là Vương Tử An thành tiên đã cưỡi hạc vàng từ trên lầu mà hạ bút, mượn truyền thuyết mà làm thơ. Chuyện ngày xưa tiên cưỡi hạc vàng bay đi là chuyện vu vơ. Nhưng rồi hạc vàng ra đi không còn trở lại để lầu Hạc vàng trống trải bên sông, làm cho câu chuyện lại thành không. Hạc vàng bay đi rồi, năm năm trông lên trời chỉ thấy mây trắng trôi, gây cho ta một nỗi cảm khoái, từ chuyện tiên hạc trên trời nghĩ đến chuyên trên đời. Đó là một nỗi nhớ cảm khoái mà những ai trên lầu trông cảnh mây trời sông nước đời đời vẫn có, đã được ngọn bút tài tình của nhàthơ làm cho hiện rõ, để sống mãi với đời.

   Người xưa cho rằng: “Văn dĩ khí vi chủ” (thơ lấy hơi làm chính). Đọc bốn câu đầu ta thấy như nhà thơ phóng bút một hơi mà thành. Mạch thơ cuồn cuộn như nước chảy mây tuôn, cuốn hút người đọc một cách tự nhiên. Lặp chữ, trùng ý là điều tối kỵ trong thơ cũ, thế mà nhà thơ đã ba lần dùng lại hai chữ hạc vàng, nhưng mạch thơ dồn dập tự nhiên, làm cho người đọc một hơi đọc hết không cảm thấy sự trùng lặp gượng ép nào. Thơ luật bảy chữ có luật niêm văn chặt chẽ. Nhưng như Tào Tuyết Cần đã mượn lời Lâm Đại Ngọc trong Hồng lâu mộng mà nói: “Nhược thị quả hữu liều kỳ cú, liên bằng trắc hư thực bất đối đô sử đắc đích”. (Nếu quả như có câu thơ lạ, thì không cần bằng trắc, hư thực, không đối cũng đều được). Bốn câu đầu của bài thơ quả là đã bất chấp niêm luật và đối của thơ luật. Nhà thơ đã theo nguyên tắc làm thơ trước hết lập ý và không để việc gò chữ mà hại đến ý, cho nên đã viết nên những câu thơ lạ hết sức tài tình ít thấy trong thơ luật. Sách Đường thi biệt tài của Thẩm Đức Tiềm đã xác nhận “ỷ đắc tượng tiên thần hành ngữ ngoại, tung bút tả khứ toại thiên cổ chi kỳ). (Dựng ý trước hình ẩn thần ngoài chữ, phóng bút mà viết nên những câu lạ nghìn đời).

   Bốn câu đầu, nhà thơ đã phá vỡ khuôn khổ cũ thơ luật một cách tài tình, nhưng cứ thế mà phá vỡ tiếp thì bài thơ không còn là thơ luật nữa, mà trở lại là một bài thơ bảy chữ cổ. Nhung nhà thơ đã kịp thời quay lại với khuôn khổ, để bài thơ không trở lại thể thơ cổ và vẫn là một bài thơ luật mới mẻ và kỳ lạ hết sức tài tình. Bốn câu cuối giữ đúng luật bằng trắc và đối. Nhưng nhìn vào bài thơ ta thấy như bài thơ được chia làm hai nửa, mỗi nửa một thể thống nhất để bài thơ trở thành luật. Nhà thơ đã giữ đúng cấu trúc của bài thơ luật. Bây giờ chúng ta hãy đi sâu vào cấu trúc của bài thơ để hiểu rõ nội dung của bài thơ và nghệ thuật chuyển ý của nhà thơ.

   Hai câu đầu là hai câu mở đề (Khai, khởi đề):

    Hạc vàng, người xưa đã cưỡi đi

    Lầu Hạc vàng trơ lại đất này.

   Nhà thơ bắt đầu tả lầu Hạc vàng bằng một truyền thuyết, vừa nói về cội nguồn xa xưa của lầu với một sắc thái huyền thoại thần tiên thiêng liêng và sức sống của lầu đã bền bỉ chịu đựng và chiến thắng mọi sự hủy hoại của thời gian mà tồn tại đến bây giờ nhưng với một thực trạng đáng buồn, trống trải cô quạnh.

   Hai câu ba tư là hai câu thừa, cũng gọi là thực, đi vào mô tả hoặc giải thích đầu đề. Dương Tải đời Nguyên trong sách Thi pháp gia số đã nêu ra một yêu cầu cho hai câu thừa là: “Thủ liên yếu tiếp phá đề (thủ liên) yếu như ly long chi châu, bão nhi bất thoát”. Hai vế này phải tiếp theo ngay hai vế phá đề (hai vế đầu) như rồng đen ngậm ngọc, ngậm chặt không rời. Nhà thơ đã chuyển hai câu ba, tư theo đúng yêu cầu đó, tả những điều trông thấy trên lầu mà không xa rời khung cảnh và không khí của truyền thuyết.

    Một đi, Hạc vàng không trở lại,

    Ngàn năm mây trắng vẫn bay bay.

   Từ truyền thuyết hư vô trở lại với tòa lầu trống trơ, từ tòa lầu trống trơ nhìn lên trời thẳm, nhìn lên hư vô, cánh hạc vàng vẫn là truyền thuyết xa xưa không còn thấy được, nên lại trở về với thực tại, với những vầng mây trắng vẫn nằm trôi hờ hững: Cây in sông tạnh Hán Dương đó Cỏ mịn bãi thơm Anh Vũ đây.

   Hai câu năm, sáu là hai câu chuyển, cũng có lúc là luận, nhưng ở đây là chuyển tiếp ý thơ, Dương Tải liên tiếp yêu cầu “Dữ tiền liên chi ỷ tương lai yếu biến hóa, như tật lôi, phá sơn, quan giả kinh ngạc” (Phải khác ý với hai vế trên, phải biến hóa, như tiếng sét phá núi làm cho người đọc phải ngạc nhiên). Nhà thơ đột nhiên kéo ta từ cõi mơ tưởng mông lung về với cõi thực, với những sông bãi, cỏ cây, phục sẵn một ý ngầm khơi gợi nỗi nhớ. Mấy chữ “Phương thảo thê thê” là lấy từ bài Chiêu ẩn sĩ trong sở từ “Vương tôn du hê bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê”. (Chàng đi chơi chừ không về, cỏ xuân mọc chừ mượt mà).

   Hai câu cuối là câu hợp, thuận theo ý thơ trên mà đưa bài thơ vào kết cục.

    Ngày hết, quê nhà đâu ấy nhỉ,

    Trên sông khói sóng não người thay,

   Cảnh hoàng hôn vốn gợi nỗi nhớ nhà, lại thêm khói sóng mịt mờ dào dạt trên sông làm ai mà chẳng não lòng. Rõ ràng nghệ thuật điêu luyện tài tình đã đưa nhà thơ đến thành công viết nên bài thơ tuyệt tác bậc nhất một thời chói lọi thơ luật Đường, sống mãi với thời gian.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1173

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Tranh Vẽ Lầu Hoàng Hạc