Sách Lược Là Gì? Vai Trò Của Sách Lược Với Nhà Quản Lý điều Hành

1. Tìm hiểu sách lược là gì?

Nếu như bạn là “tín đồ” phim cổ trang truyền hình Trung Quốc thì có lẽ bạn cũng thấy thuật ngữ này được xuất hiện khá nhiều trong đó. Thông thường là được sử dụng trong những buổi bàn luận về việc bày binh bố trận sao cho thắng được kẻ thù. Và để đưa ra được sách lược thì họ sẽ phải bàn bạc rất là kỹ lương và cần phải được thống nhất để lúc thực thi được hiệu quả và thành công. Vậy thực chất sách lược là gì?

1.1. Khái niệm

Sách lược được hiểu là những cách thức, đường lối, biện pháp, hình thức tổ chức và đấu tranh cụ thể được thực hiện trong một khoảng thời gian hoặc giai đoạn nhất định, chứ không nhất thiết phải được áp dụng xuyên suốt các giai đoạn. Và sách lược được tạo để củng cố cũng như nâng cao được cơ hội thành công của một chính sách, chiến lược hoặc kế hoạch nào đó. Trong lĩnh vực quân sự thì sách lược luôn là yếu tố được ưu tiên và được coi là một hành động cụ thể như: Sử dụng lực lượng quân đội, viện trợ quân sự, vũ khí... sao cho thực hiện thành công một chính sách quân đội cụ thể trong một khoảng thời gian được xác định. Hay nhằm đạt được mục tiêu chiến lược lâu dài.

Ngoài ra, sách lược cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với một bộ máy doanh nghiệp, bởi nó mang lại nhiều cơ hội thành công mỗi khi thực hiện một chiến dịch, kế hoạch sản xuất kinh doanh nào đó.

Tìm hiểu sách lược là gì?
Tìm hiểu sách lược là gì?

1.2. Sự khác nhau giữa Sách lược, chiến lược và tầm nhìn

Nếu các bạn chưa có nhiều cơ hội được tiếp xúc với cách điều hành cũng như quản lý doanh nghiệp thì có lẽ bạn cũng khó hình dung ra được cách phân biệt cũng như bản chất thực sự của sách lược, tầm nhìn hay chiến lược là gì? Do vậy dưới đây Thanh Hồng sẽ đưa ra những điểm khác nhau giữa ba thuật ngữ này để các bạn thấy rõ được điều đó. Đặc biệt là bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn giữa chúng nữa.

1.2.1. Phân biệt thông qua khái niệm

Như đã chia sẻ ở trên thì sách lược được hiểu như thế nào thì bạn cũng đã hiểu rồi đúng không?

Tuy nhiên về tầm nhìn – Vision, các bạn sẽ được hiểu nó chính là cái đích cuối cùng mà doanh nghiệp/ công ty của bạn mong muốn đạt được hoặc sẽ trở thành trong một khoảng thời gian, thường sẽ được kéo dài từ 5 năm đến 10 năm.

Chiến lược – Strategy lại khác, nó giống như một bản kế hoạch đã được tổng quát, bao gồm cả phương pháp mang tính thống nhất, xuyên suốt trong một kỳ hạn dài.

Trong khi Sách lược – Tactics thì lại là cách thức, phương thức cụ thể được đề ra đế thực hiện để hoàn thành được chiến lược.

1.2.2. Phân biệt thông qua tính chất

Đối với bất cứ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau thì đều có những nội dung cụ thể về chiến lược, chính sách, sách lược hay tầm nhìn khác nhau. Tuy nhiên về bản chất thì tính chất cũng như nhiệm vụ của chúng tại các doanh nghiệp đó không hề khác nhau. Cụ thể như sau:

- Chiến lược:

• Một bản hoạch định, thể hiện rõ được từng bước phát triển của công ty trong từng giai đoạn, thời điểm nhất định.

• Các phương pháp đều đã được thống nhất, từ cấp đầu mối đến trường phòng ban.

• Bất cứ ai trong phạm vi thực hiện chiến lược đều cần tuân thủ và nhắc lại khi tổ chức có dấu hiệu lệch hướng.

- Tầm nhìn:

• Định vị được thương hiệu của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động.

• Là giá trị, đích đến mà doanh nghiệp cần phải nỗ lực thực hiện để đạt được. Đồng thời cũng tạo được tính liên kết chung để thu được mục tiêu chung.

Để các bạn hiểu rõ hơn thì tôi xin chia sẻ về tầm nhìn của Timviec365.vn - “TRỞ THÀNH CÔNG TY DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HÀNG ĐẦU TRONG KHU VỰC”.

- Tính chất sách lược là gì?

• Mang tính chất gắn kết giữa các quy trình, hệ thống thành một thể thống nhất giữa các bộ phận, phòng ban để đảm bảo sách lược được đưa ra hiệu quả.

• Bất cứ một thành viên/ Bộ phận/ Phòng ban thuộc phạm vi sách lược đều có trách nhiệm/ quyền hạn/ cách thức khi triển khai.

• Mục tiêu công việc đã được gắn liền cụ thể với từng vị trí cũng như chức danh.

2. “Ngôn từ là sứ giả hòa bình” – Một trong những sách lược ngoại giao mà tôi ấn tượng nhất của Bác Hồ!

“Ngôn từ là sứ giả hòa bình”
“Ngôn từ là sứ giả hòa bình” 

Ngoại giao là một trong những yếu tố quan trọng, nhất là trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế để hội nhập đa quốc gia như hiện nay. Một doanh nghiệp không có khả năng ngoại giao, một sẽ không có nhiều đối tác, hai là không thu hút được khách hàng và ba là không thể mang thương hiệu đến thị trường quốc tế. Và từ xưa, Bác đã nhận ra được rằng, ngôn từ chính là chìa khóa, chính là cầu nối ngoại giao và nó mang lại hòa bình, tình hữu nghị trong thời chiến lúc bấy giờ.

Còn trong thời đại ngày nay, khi Đất nước hòa bình, nhưng “chiến trường” kinh doanh cũng rất khốc liệt. Sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt cũng là một trong những yếu tố đã thúc đẩy được tầm quan trọng của việc ngoại giao. Bởi các bạn cần hiểu, tài năng kinh doanh là yếu tố cần, nhưng nó chưa đủ. Bạn cần phải có khả năng ngoại giao – yếu tố đủ, khi đó bạn mới dễ dàng tìm kiếm được nhiều nhà đối tác, thu hút được khách hàng dễ dàng. Do vậy việc sử dụng ngôn từ rất quan trọng, nó không chỉ giúp nâng cao tình hữu nghị giữa các đối tác, khách hàng với doanh nghiệp mà đôi khi nó còn giúp bạn và đối thủ cạnh tranh lành mạnh.

Trên thực tế có khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn sách lược này của Bác để áp dụng cho chiến dịch đẩy mạnh thương hiệu, nó sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Nếu bạn là một nhà kinh doanh thì bạn cũng sẽ thấy rõ được những lợi ích mà sách lược này mang lại trong quá trình bạn vận hành tổ chức của mình. Đôi khi khách hàng họ mua hàng vì cảm thấy ấn tượng về cách mà bạn quảng cáo, hay tò mò về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Tuy nhiên, khi sử dụng sách lược này thì bạn cũng cần phải xác định rõ được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng, để nắm bắt được tâm lý của họ. Từ đó việc sử dụng ngôn từ hay cách ngoại giao sẽ được hiệu quả hơn.Ví dụ, doanh nghiệp của bạn đối tượng khách hàng là người trung niên, đương nhiên ngôn từ khi bạn giao tiếp cũng như tiếp cận họ sẽ phải thể hiện được sự tôn trọng,

3. Sách lược đóng vai trò như thế nào đối với nhà Quản lý điều hành?

Sách lược đóng vai trò như thế nào đối với nhà Quản lý điều hành?
Sách lược đóng vai trò như thế nào đối với nhà Quản lý điều hành?

Tuỳ vào từng điều kiện cũng như khả năng cụ thể của từng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà nhà quản lý có thể xây dựng kế hoạch, chiến lược,.. sao cho vận dụng hoặc kết hợp hoàn hảo với sách lược. Và đây cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất cứ một nhà điều hành nào. Đặc biệt là nhà tuyển dụng rất đề cao những ứng viên sở hữu khả năng này, các bạn truy cập Timviec365.vn tham khảo thông tin tuyển dụng để thấy rõ được điều đó. Quay trở lại chủ đề chính thì sách lược được chia ra làm hai loại: Thụ động và chủ động, mỗi loại sẽ đóng vai trò khác nhau trong hoạch định tổng hợp và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của nhà quản lý điều hành.

3.1. Sách lược thụ động

Tại sao được gọi là sách lược thụ động?  Đơn giản bởi chúng không có phương pháp cụ thể để kích thích nhu cầu, mà thực chất nó chỉ được đưa ra để hấp thụ và xử lý các biến động của nhu cầu. Với vai trò là một nhà quản lý điều hành thì bạn cũng cần phải nắm được những thông tin về thay đổi mức tồn kho, lượng dự trữ được trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa và nó hoàn toàn không phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.

Và chức năng của một nhà quản trị hay quản lý điều hành đều có thể thay đổi được mức tồn kho, có thể là tăng khi nhu cầu của khách hàng thấp hoặc giảm khi nhu cầu của khách hàng gia tăng. Vì thực tế, khi nhu cầu của khách hàng đã thay đổi thì đương nhiên mức tồn kho chính là yếu tố đầu tiên mà một nhà quản lý điều hành cần biết. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì nhà quản trị sẽ phải đưa ra được chiến lược để xử lý được vấn đề đó, có thể là cắt giảm/ tăng nhân lực sao cho phù hợp với từng mức độ sản xuất.

Đôi khi nhà quản lý có thể áp dụng tuyển dụng nhân sự thời vụ, part time hoặc khuyến khích nhân lực làm việc tăng ca để đáp ứng được những nhu cầu về sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này cũng dễ hiểu, vì dụ như bạn đang hoạt động sản xuất kinh doanh về thực phẩm, chế biến sẵn thì đương nhiên trong dịp lễ tế, bạn cần phải thúc đẩy được mục tiêu sản lượng trong sản xuất, kinh doanh. Như vậy, chắc chắn bộ máy hoạt động của bạn sẽ thu về được những hiệu quả cao hơn.

Một sách lược kinh doanh hiệu quả đều được dựa trên nhiều yếu tố, thời điểm hoặc thời gian sản xuất, hoạch định tổng hợp và đặc biệt là nhu cầu của thị trường. Vậy nên, sách lượng thụ động được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng cũng có một vài lĩnh vực (dịch vụ) cũng có thể áp dụng các bạn nhé.

3.2. Sách lược chủ động

Làm việc hiệu quả cùng sách lược chủ động
Làm việc hiệu quả cùng sách lược chủ động

Ngược lại hoàn toàn với sách lược thụ động, loại sách lược này được thực hiện nhằm thúc đẩy nhu cầu dựa trên sự tác động của doanh nghiệp. Sao cho việc biến động của kế hoạch kinh doanh không hề làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Và hình thức sách lược này phù hợp với một số lĩnh vực như: Thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn,...), đường sắt...

Khi nhu cầu của khách hàng bị tụt dốc, giảm dần so với bình thường thì sách lược được đưa ra chính là sử dụng quảng cáo, marketing, giảm giá, khuyến mãi, gia tăng thêm hình thức bán hàng... để kích thích nhu cầu của khách hàng.

Trong trường hợp, nhu cầu thị trường tăng, thì lúc này khả năng đáp ứng những nhu cầu sẽ bị hạn chế và nhà điều hành cần phải thay đổi sách lược. Có thể là đưa ra hình thức đặt cọc, đặt lịch hoặc ký hợp đồng... để chắc chắn rằng mình sẽ thu về được doanh thu và đương nhiên khách hàng cũng ít khi thay đổi ý định sau khi thực hiện những điều trên.

Như vậy, nhà quản lý đã thành công trong việc đưa ra được sách lược chủ động, làm chủ được doanh thu của mình mà lại làm “thỏa mãn” được nhu cầu của khách hàng về dịch vụ của doanh nghiệp.

Trên thực tế thì các nhà điều hành cũng có thể kết hợp với nhiều sách lược cùng với một lức để nâng cao được khả năng quản lý cũng như kiểm soát. Để dễ hiểu hơn thì bạn cũng có thể liên hệ thực tế, như việc làm thêm giờ của nhân viên khi kích thích nhu cầu thành công, kỳ kết hợp đồng, thay đổi nguồn nhân lực sao cho phù hợp với bộ máy kinh doanh.

Mặc dù vậy, mỗi lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp đều có cách đưa ra sách lược khác nhau. Trên đây là những nội dung chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia về “Sách lược là gì?”, hy vọng bạn đã có thể hiểu cũng như biết được cách đưa ra được sách lược phù hợp với chính bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình!

Từ khóa » Trong Sách Lược Là Gì