SACHXUA.NET
Có thể bạn quan tâm
Cảo thơm lần giở trước đèn
19.7.09
Một số ebook do nhóm số hóa thực hiện
I. Khảo cổ1. Tủ sách hiếu cổ đặc san – Vương Hồng SểnII. Văn hóa1. Dân Tộc Tính – Nguyễn Đăng Thục2. Người Việt kỳ diệu – A.Pazzi3. Minh Đạo Gia Huấn - Đoàn Trung CònIII. Triết học1. Lão Tử Đạo Đức Kinh – Hạo Nhiên Nghiêm Toản2. Tống Nho – Bửu CầmIV. Truyện Danh Nhân1. Tư Mã Quang, Vương An Thạch – Cố Nhi TânV. Huyền môn1. Ma y thần tướng – Ma y hình tướngVI. Lịch sử1. Đại nam thực lục2. Việt Nam vong quốc sử - Phan Sào Nam3. Lê Triều Quan ChếLabels: sách
posted by SACHXUA.NET at 9:17 PM 0 Comments
14.7.09
Link download sách của cụ Vương Hồng Sển
1.Phong lưu cũ mới2.Cảnh Đức trấn đào lục3.Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa4.Thú đọc chuyện tàu5.Sổ tay người chơi cổ ngoạn6.Thú Chơi Cổ Ngoạn7.Sài Gòn Năm Xưa8.Sài Gòn Tạp Pín LùXem ở SACHXUA.NETLabels: sách, Vương Hồng Sển
posted by SACHXUA.NET at 4:43 PM 1 Comments
4.7.09
Link download Tập san Văn Sử Địa và Đại học Sư phạm
Philippe Le FaillerPhó Giáo sư, Trung tâm Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà NộiSau lần tái bản trọn bộ Bulletin des Amis du Vieux Hué (Tập san những người bạn của Huế xưa) trên đĩa CD-ROM năm 1997, tiếp đó vào năm 2007 là tạp chí Sử Địa của Sàigon, năm 2008 trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) giới thiệu một đĩa DVD tập hợp hai tập san Văn Sử Địa và Đại Học Sư Phạm. Ý tưởng về một bộ sưu tập những tài liệu tham khảo dưới dạng số hóa vẫn đang tiếp tục và nhằm đưa vào phục vụ bạn đọc những tài liệu về một số giai đoạn không thể bỏ qua trong nghiên cứu lịch sử về Việt Nam mà ta chỉ có thể tìm thấy trong một vài thư viện. Chương trình này đã góp phần vào việc đổi mới nghiên cứu về sản phẩm trí tuệ. Đối với những ấn phẩm bằng tiếng Pháp như Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient (Niên san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp), Bulletin de la Société des Études Indochinoises (Tập san của Hội nghiên cứu Đông Dương) và Revue indochinoise (Tạp chí Đông Dương), chúng ta có thể sử dụng chúng dưới dạng số hóa ngay từ bây giờ. Như vậy, chương trình VALEASE của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã thực hiện một công việc quan trọng.Về những ấn phẩm bằng tiếng Việt, trở ngại về kỹ thuật cần khắc phục còn nhiều hơn và hiện tại chúng tôi quy về dạng biểu đồ. Quả thực, sự nhận biết thị giác về những con chữ (OCR) là một quá trình vận hành tốt đối với những ngôn ngữ phương tây, như tiếng Anh hay tiếng Pháp. Thế nhưng trong tình hình phát triển kỹ thuật hiện nay, với một khả năng vận hành đầy đủ, chúng không cho phép nhận biết hết sự phong phú về những dấu phụ vốn có trong tiếng Việt. Vì vậy, người đọc sẽ phải thực hiện những nghiên cứu của mình qua các trang của tạp chí cũ và phải đọc chúng. Tuy nhiên, số đó không nhiều lắm, còn bảng mục lục thì đã được xử lý để tiện cóp lại vào thư mục. Hơn nữa nó đã được dịch ra tiếng Pháp để đem tới cho độc giả khối Pháp ngữ một cái nhìn tổng thể về những chủ đề được đề cập. Việc tìm kiếm theo từng trường hợp trong tài liệu PDF sẽ được hạn chế ở những trang này.Tập san Văn-Sử-Địa được ra đời ở Hà Nội vào cuối năm 1954 và phát hành các số hàng tháng cho tới tận tháng 1 năm 1959. Vốn đề cập đến mọi lĩnh vực, tập san là tiếng nói của ban Văn học - Lịch sử - Địa lý, và tạp chí khoa học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa này đã không còn nữa, nó tạo nền tảng kế thừa cho Tạp chí nghiên cứu lịch sử. Từ đó, đặc san này bỏ rơi mảng văn học. Đó là lý do cho sự ra đời của Viện nghiên cứu sử học đầu tiên, nay là Viện Sử học của Việt Nam, phát hành riêng tạp chí định kỳ. Ý tưởng về tạp chí này ra đời trong hoàn cảnh kháng chiến, theo tinh thần của các những người thiết kế ra nó là Minh Tranh và Trần Huy Liệu. Tạp chí hẳn là phải dành cho việc nghiên cứu lịch sử về Việt Nam, nhưng không chỉ có vậy. Họ mong muốn mở ra những khái niệm hiện tại, đặt vào trong đó một tầm vóc xã hội và đưa công việc của họ vào một quá trình nhằm vào việc tạo ra cho tất cả mọi người sự tiếp cận với một suy nghĩ nhất định về cái gọi là văn hóa. Được biên soạn hoàn toàn bằng tiếng Việt, tạp chí gồm 48 số (trong đó có một vài số được in gộp). Nội dung là những bài nghiên cứu, bài tóm lược, những thông tin về tình hình khoa học thời bấy giờ.Tập san Đại Học Sư Phạm được hình thành vào tháng 5 năm 1955 và chỉ kéo dài có 1 năm, đến tháng 6 năm 1956, gồm 7 số (trong đó có một số in gộp). Tập san này đã chứng tỏ một sự tự do về ngôn luận, nó trở thành tài liệu khó kiếm. Nó đã mở đầu cho một thời kỳ “trăm hoa đua nở”, rồi bỗng nhiên bị đình chỉ cùng với sự kiện “Nhân văn giai phẩm”. Tập san này là cùng thời với tập san Văn-Sử-Địa.Chất lượng khoa học của những tạp chí này đã rõ ràng, một số bài có ngày tháng xác định về mặt lịch sử nên chúng là những bằng chứng của thời kỳ đó; tất cả chừng ấy là cơ hội phổ biến chúng trên một phương tiện có sự tiếp cận rộng: đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử, tái bản và đưa vào sử dụng những nguồn tài liệu đã trở thành quý hiếm. Việc số hóa những tập san này cũng sẽ góp phần vào việc viết lịch sử trí thức của Việt Nam ở một thời điểm mà hệ thống giáo dục Việt Nam (trước hết là ngành sử học) phát triển nhanh chóng.Tôi xin chân thành cảm ơn Hội khoa học lịch sử Việt Nam, ông Đào Hùng và Giáo sư Phan Huy Lê, là những bên hợp tác lâu ngày với Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Họ đã cung cấp cho chúng tôi toàn bộ những số tạp chí định kỳ này, cũng như giúp chúng tôi hoàn thành việc phát hành những tập san này dưới dạng số hóa. Chương trình được giao cho công ty Dirox thực hiện. Sự thành thạo về kỹ thuật và lòng nhiệt tình củahọ đã mở ra những triển mới cho hình thức xuất bản này ở Việt Nam. Bảo tồn di sản là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của EFEO, điều này đặc biệt vinh hạnh khi được đóng góp vào chương trình có sự hỗ trợ của ban hợp tác và hoạt động văn hóa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.Tap san Van Su Dia P1: http://www.megaupload.com/?d=MJFJ0SPPTap san Van Su Dia P2: http://www.megaupload.com/?d=4G45V4SCTap san Van Su Dia P3: http://www.megaupload.com/?d=LFKCQV91Còn nữa. Xem tiếp ở Diễn đàn Sách XưaLabels: báo
posted by SACHXUA.NET at 10:51 PM 0 Comments
Link download Tập san Sử Địa
Lời giới thiệuNăm 1975 sau khi Miền Nam được giải phóng, tôi cùng một số nhà khoa học từ Hà Nội được vào công tác ở Sài Gòn. Đây là cơ hội đầu tiên tôi được tiếp xúc với giới trí thức miền Nam, đặc biệt là một số nhà sử học mà tôi đã biết tên tuổi qua một số công trình khoa học. Tôi cũng tranh thủ thời gian này mua một số ấn phẩm sử học của các đồng nghiệp miền Nam, trong đó tôi đặc biệt quan tâm đến tập san Sử Địa. Rất tiếc lúc đó tôi chưa được gặp nhà sử học Nguyễn Nhã, Chủ nhiệm kiêm chủ bút tập san này. Mấy năm sau tôi mới được gặp ông Nguyễn Nhã và ngày càng có nhiều dịp trao đổi với ông, nhất là từ khi ông tham gia những hoạt động của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam và được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương Hội từ khoá II đến nay. Mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp giữa tôi và ông ngày càng gắn bó với những dịp ông ra Hà Nội nghiên cứu về văn hóa Thăng Long - Hà Nội hay tôi vào công tác, dự hội thảo khoa học ở thành phố Hồ Chí Minh và cùng trao đổi về trà đài và cách uống trà Việt Nam cũnh như sự phổ biến hát ca trù và hát thơ ở miền Nam, về luận án tiến sĩ “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của ông. Những quan hệ bạn bè đồng nghiệp đó được bắt đầu trong tình cảm của tôi khi tôi thu thập và đọc kỹ Tập San Sử Địa.Tập San Sử Địa ghi rõ trên trang bìa “Do một nhóm giáo sư, sinh viên Đại học Sư Phạm Sài Gòn chủ trương” và “Nhà sách Khai Trí bảo trợ”. Sau này qua tư liệu của TS Nguyễn Nhã, tôi biết được tập san này đã được chuẩn bị từ phong trào sinh viên những năm 1963-1964. Lúc đó anh Nguyễn Nhã cùng một số sinh viên thành lập một câu lạc bộ ngoại khoá lấy tên “Nhóm Sử Địa Đại Học Sư Phạm Sài Gòn” thường tổ chức các hoạt động du khảo, diễn thuyết, báo chí. Câu lạc bộ mời các giáo sư của Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và Đại Học Văn Khoa, trong đó có giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Nguyễn Đăng Thục du khảo, diển thuyết và ra nội san “Tin Sử Địa” in ronéo. Trên cơ sở đó, được sự bổ trợ của Nhà sách Khai Trí, ngày 27-2- 1966, Tập San Sử Địa số 1 ra đời, do ông Nguyễn Nhã làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Theo ông Nguyễn Nhã lúc đầu ông mời GS Tôn Thất Dương Kỵ làm chủ bút và được GS nhận lời, nhưng chỉ ít lâu sau, ông bị chính quyền Sài Gòn trục xuất ra miền Bắc.Tập san Sử Địa là tam cá nguyệt san ra được 29 số, từ số 1 năm 1966 đến số 29 năm 1975. Ngoài các số thường kỳ, tập san đã ra được 3 số đặc khảo về Tây Sơn: “Quang Trung” (số 9 và 10), “Chiến thắng Đống Đa” (số 13), “200 năm phong trào Tây Sơn” (số 21); 3 số đặc khảo về các nhân vật lịch sử: “Trương Công Định” (số 3), “Nguyễn Trung Trực” (số 12), “Phan Thanh Giản” (số 7 và 8); một số đặc khảo về “Phong tục Tết Việt Nam và các lân bang” (số 5), về “Việt kiều tại Thái-Miên- Lào” (số 16),Ban Chủ biên gồm nhiều nhà khoa học có tên tuổi của miền Nam như Nguyễn Thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Lâm Thanh Liêm, Phạm Cao Dương, Phù Lang, Nhất Thanh, Đặng Phương Nghi, Quách Thanh Tâm, Tạ Chí Đại Trường, Thái Công Tụng, Nguyễn Huy, Trần Anh Tuấn… Đặc biệt tập san đã nhận được sự cộng tác của nhiều nhà khoa học nổi tiếng ở trong và ngoài nước như Hoàng Xuân Hãn, Chen Hing Ho (Trần Kinh Hoà), Tạ Trọng Hiệp, Nguyễn Đăng Thục, Phạm Văn Diêu, Bửu Kế, Lê Thọ Xuân, Thái Văn Kiểm, Bùi Quang Tung, Nguyễn Bạt Tuỵ, Nguyễn Khắc Kham, Trương Bửu Lâm, Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Đông Tùng, Nghiêm Thẩm, Hồ Hữu Tường, Đông Hồ…Tập San Sử Địa để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về tinh thần khoa học và ý thức dân tộc của những người chủ trương tập san và các tác giả bài viết. Tính khoa học và tính dân tộc là đặc điểm bao trùm của tập san. Nhiều bài viết trên tập san thật sự là những công trình nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tư liệu công phu, xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và nêu cao các giá trị văn hoá dân tộc. Đặc biệt số nào cũng có bài viết của GS Hoàng Xuân Hãn với những tìm tòi, khám phá đặc sắc của tác giả. Tập san đã tập hợp được nhiều trí thức có tinh thần yêu nước và bằng những công trình khoa học của mình, đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về lịch sử, địa lý, văn hoá và phát huy những giá trị đó trong hoạt động của giới sinh viên, trí thức và cuộc sống xã hội vào những năm tháng đấu tranh quyết liệt vì độc lập và thống nhất Tổ quốc.Được sự đồng ý của người từng đứng ra xin phép xuất bản Tập San Sử Địa, cũng là nguyên Chủ nhiệm và Chủ bút Nguyễn Nhã, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Viễn Đông bác cổ Pháp (Centre de l’Ecole francaise d’Extrême-Orient, EFEO) in lại toàn bộ 29 số Tập San Sử Địa với mục đích ghi lại dấu ấn một thời hoạt động sôi nổi của một số sinh viên, trí thức Sài Gòn và đồng thời cung cấp tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu về lịch sử, địa lý, văn hoá Việt Nam.Hà Nội Xuân Đinh Hợi – 2007GS Phan Huy LêChủ Tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt NamTap san Su dia P1: http://www.megaupload.com/?d=5UHUW75YTap san Su dia P2: http://www.megaupload.com/?d=5VNLIHPKTap san Su dia P3: http://www.megaupload.com/?d=UKG946VYCòn nữa. Xem tiếp tại Diễn đàn Sách XưaLabels: báo
posted by SACHXUA.NET at 10:49 PM 0 Comments
25.6.09
Link download bộ tạp chí Thanh Nghị
Một nhóm trí thức Việt Nam và những vấn đề của đất nước họ: Tạp chí Thanh Nghị (1941-1945)Pierre BrocheuxThời kỳ Chiến tranh Thế giới II, trong số những báo chí, tạp chí xuất bản về những vấn đề văn hóa và chính trị, có hai tờ được nhiều người biết đến là TRI TÂN và THANH NGHỊ. Mỗi tờ có xu hướng riêng biệt của mình: tờ thứ nhất thiên về văn học, lịch sử và nhân chủng học; tờ thứ hai đã cố gắng bám sát những vấn đề thời sự. Vào thời điểm quyết định của lịch sử Việt Nam lúc đó, những người trí thức Việt Nam rất nhạy bén với những điều thuận lợi đến với đất nước, những điều mà dư luận Việt Nam gọi là cơ hội hay thời cơ.Một tạp chí như tờ Thanh Nghị là một nguồn tài liệu phong phú ít nhất để xem xét về hai mặt: nó chứa đựng những dữ kiện, những thống kê, những bằng chứng thu nhập được trong những tìm tòi gọi là điều tra nhỏ, nhận xét, tài liệu. Tất cả những thông tin đó đã được tận dụng trong những cuốn sách như của Trần Huy Liệu và Nguyễn Khắc Đạm.Sự quan tâm của chúng tôi tập trung vào hướng đó ít hơn là vào một khía cạnh khác biểu hiện bằng những bài khảo luận, những ý kiến riêng về những bài tranh luận. Về phương diện đó, Thanh Nghị như là một tấm gương phản chiếu văn hóa, một công cụ để diễn đạt những mối băn khoăn, những khát vọng, những yêu sách của một số khá đông trí thức (và của nhiều người khác). Từ năm 1994 trở về sau, số lượng được phát hành chính thức là 3.000 bản, đó là một số lượng lớn đối với xã hội Việt Nam lúc đó, nếu chúng ta không quên rằng tờ báo chỉ lưu hành hạn chế ở phía Bắc và ở các thành thị của đất nước.Những ý kiến, những đề án của những người viết trong tờ tạp chí, tự thân nó đều nghiêm chỉnh, đáng kính; nhưng điều hấp dẫn chúng tôi là những hiệu quả thiết thực và những tầm cỡ của những gì viết trong Thanh Nghị (khía cạnh thứ hai này là điều thích thú nhất đối với chúng tôi).Trong bối cảnh đó, một sử gia không thể không đặt dấu hỏi về mối quan hệ giữa một bên là những người biên tập và bên kia là Đảng cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD). Cách mạng tháng 8 năm 1945, ngày nay được coi là một cuộc quật khởi dân tộc nhưng mà, đồng thời, đó là, ở thế kỷ XX này, thắng lợi thứ hai của một Đảng Cộng sản giành và nắm chính quyền trên thế giới. Vì lẽ một Đảng Cộng sản là không giống bất cứ một chính đảng nào khác, vì rằng nó không bỏ qua bất cứ một hoạt động xã hội nào, nó không thể coi nhẹ « mặt trận đấu tranh khoa học và văn hóa ». Hơn nữa, trong trường hợp nghiên cứu ở đây, ĐCSĐD đang để hết tâm trí vào chiến lược giải phóng dân tộc, có nghĩa là khôi phục bản sắc văn hóa của mình.ĐCSĐD đã không quên trách nhiệm của mình: năm 1943, Tổng bí thư Trường Chinh đã viết bản « Đề cương văn hóa Việt Nam », đây là lời kêu gọi các nhà trí thức và nghệ sĩ tập hợp nhau lại trong « Văn hóa cứu quốc hội » để đề ra « một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng ». Trường Chinh chú ý chặt chẽ đến các trí thức và nghệ thuật tại Hà Nội; một trong những cộng sự thân cận của ông là Trần Độ báo cáo cặn kẽ và đều đặn tình hình cho ông Trường Chinh cho ý kiến về những quyển sách vừa được phát hành, về những cuộc triển lãm và các công trình nghệ thuật được thực hiện. Cậu thanh niên Trần Độ bắt đầu làm cái công việc gần giống như « một người thầy » đối với các nhà văn:« Từ ngày còn là một cậu học sinh tôi đã biết tiếng của các nhà văn ấy: Năm 1938-1939, khi còn đi học, bắt đầu giác ngộ cách mạng, tôi đã gặp gỡ anh Như Phong ở Hà Nội. Tôi tập viết những mẩu tả cảnh, dịch truyện ngắn v.v... đem tới nhờ anh sửa. Tôi biết anh Nguyễn Đình Thi đã viết sách nghiên cứu về triết học... Tôi suy nghĩ, lo lắng tới tác phong thái độ của mình phải như thế nào cho đúng mực khi gặp các anh ấy. Thật là một chuyện khó nghĩ: trước là học trò, bây giờ lại giải thích cho thầy! »Phải chăng cuộc hành trình trí thức và chính trị của những người biên tập và cộng sự của Thanh Nghị đã tiến triển song song với những sáng kiến do những người cộng sản đề xướng trong lĩnh vực văn hóa? Phải chăng đã có một sự hòa hợp không những vì là kết quả của những mối tương đồng về mặt tư tưởng mà còn vì có sự gắn bó về tổ chức 60? Phải chăng từ đó ta đi tới chấp nhận ý kiến của Durand và Nguyễn Trần Huân, khá ngượcđời như sau:« Trong quá trình thời gian, những người lãnh đạo của nhóm đã rơi vào lý thuyết (suông) và xa rời quần chúng. Hơn nữa, vào năm 1945, trước ngày Nhật đảo chính cho đến ngày thành lập Nội các Trần Trọng Kim, nhóm đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam xâm nhập rồi? »Đây là một vấn đề quan trọng ngay cả nếu đó là một điều được thốt ra một cách không chín chắn và có lẽ nhằm làm lạc hướng; phải chăng Thanh Nghị từ khi ra đời đến suốt cả thời gian tồn tại, chỉ là công cụ của ĐCSĐD, để họ « lật đổ về tư tưởng »? Một người bạn đã lát đường cho ĐCSĐD hay là... một cái gì khác, hoàn toàn xa lạ với những người cộng sản.Xin nói ngay đó chính là cái trục của bản phân tích Thanh Nghị của chúng tôi.*Việc nghiên cứu của chúng tôi căn cứ trên tập Thanh Nghị mà Thư viện Quốc gia đang có tại Versailles. Có thể tóm tắt như sau: có hai bản của một tờ Tạp chí mang tên Thanh Nghị (Saine opinion : nghị luận trong trẻo).Bản thứ nhất THANH NGHỊ BÁO do Doãn Kế Thiện sáng lập năm 1939 (số đầu ra hàng tuần, đề ngày 27-10-1939). Nó khởi động khó khăn. Số 2 (ra ngày 20-4-1940) có 500 bản lấy tiêu đề “Tạp chí văn chương – chính trị và kinh tế”. Thư viện Quốc gia (nước Pháp B.T) còn giữ được một tập “thanh nghị tuần báo”; Doãn Kế Thiện vẫn còn được ghi là sáng lập viên, nhưng từ đây về sau – chủ nhiệm là Vũ Đình Hòe - thế là xu hướng thiên hẳn về lý luận khoa học (nghị luận, văn chương, khảo cứu). Số phát hành ngày 25-4-1941 (số cổ động), mang tính liên tục về một chủ đề trong những năm sau: vấn đề giáo dục. Trang đầu của số báo đã trưng to tít lớn: “Một nền giáo dục nhi đồng” với một tít nhỏ “Để rèn luyện ý chí”.Từ tháng 6-1941 đến tháng 2-1942, tạp chí Thanh Nghị phần nghị luận – VĐH được xuất bản hàng tháng (11 số), thế rồi từ số 12 ra ngày 1-5-1942 cho đến số 23 nó xuất bản 2 tuần một lần. Tập có ở Thư viện Quốc gia thiếu 4 số (cuối tháng 11 và 12-1942). Số ra ngày 1-12-1942 có 2.000 bản; trong năm 1944, Thanh Nghị ra hàng tuần với 3.000 bản. Đối với năm 1944, tập của Thư viện Quốc gia có 15 số, từ ngày 3-3 đến 11-8, có vài lúc gián đoạn do phát hành không đều hoặc bị thất lạc.Tờ báo có một Ban biên tập gồm những luật gia: Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Đinh Gia Trinh, Đỗ Đức Dục, Dương Đức Hiền, Vũ Văn Hiền; còn có một kỹ sư nông học Nghiêm Xuân Yêm, nhà toán học kiêm sử học nổi tiếng Hoàng Xuân Hãn, nhà bách khoa Đào Duy Anh, và cả Nguyễn Văn Tố, một nhà nghiên cứu, một học giả cộng tác viên của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp; ông này là linh hồn của tờ Tri Tân. Người cuối cùng, nhưng không phải là người ít quan trọng nhất là Đặng Thai Mai, người đã có uy tín lớn trong giới sử học và phê bình văn học.Vì thế những người tham gia thường xuyên hoặc thỉnh thoảng viết báo Thanh Nghị họp thành một nhóm khá cân đối vì đó là những người mà do nghề nghiệp vốn đã hướng họ vào công cuộc tổ chức xã hội, vào những vấn đề kinh tế và giáo dục, cộng tác với một số khác chuyên quan tâm đến các cuộc tranh luận về tư tưởng và chuyên nghiên cứu học thuyết này, học thuyết khác. Từ năm 1943 về sau, những vấn đề hay xuất hiện nhất là những chuyện thời sự và những vụ việc thường ngày. Năm 1944, xu hướng đó được nhấn mạnh hơn nữa và đã đạt được đỉnh cao vào năm 1945, khi những vấn đề cấp bách của xã hội và chính trị chiếm vị trí số 1 của tờ báo. Hơn thế nữa, ngày 5 tháng 5, Thanh Nghị ra thông báo về việc thành lập “TÂN VIỆT NAM HỘI”, một hiệp hội hình như đang có nguyện vọng khát khao và liên kết các lực lượng dân tộc. Sau này, một số cộng tác viên khác đã thành lập ra DÂN CHỦ ĐẢNG - Đảng này đã gia nhập VIỆT MINH.*Sự diễn biến của các chủ đề chính phù hợp với những thay đổi của tình hình bên trong cũng như bên ngoài của Đông Dương trong thời kỳ Chiến tranh Thế Giới II. Vì thế trước khi phân tích các chủ đề của tờ báo cần có một cách nhìn bao quát thời kỳ 1940-1945.Người Nhật Bản vào Đông Dương đã làm tan vỡ cuộc chung sống kéo dài trên nửa thế kỷ giữa các dân tộc Đông Dương với những người Pháp thống trị họ. Nó đặt ra một chế độ có tính chất một sự phân quyền giữa những người theo Chính phủ Vichy và Nhật Bản nhiều hơn là một sự cộng quản thực sự giữa hai nhà nước. Nó đã tạo ra một tình hình phức tạp với nhiều sự nhập nhằng khó hiểu. Mỗi bên đều đã cố gắng tận dụng hết cỡ trò chơi tay ba này. Người Nhật đã hứa giải phóng các dân tộc châu Á khỏi sự cùm kẹp của bọn phương Tây, nhưng đồng thời họ cần đến công việc điều hành hành chính và cảnh sát của người Pháp để bảo đảm nền kinh tế và duy trì trật tự. Đô đốc Decoux đã chơi một trò chặt chẽ khít khao để cứu vãn quyền hành của người Pháp đến mức tối đa mà ông ta có thể làm được. Tình hình mọi mối quan hệ vật chất giữa Đông Dương và nước Pháp bị đứt hẳn, bản thân nước Pháp cũng bị Đức chiếm đóng, bắt buộc bọn thực dân Pháp phải tồn tại với bất kỳ cái gì có thể tìm và sử dụng được tại chỗ và cai trị lấy dân của mình. Các công việc cai trị đã bắt buộc Decoux tuyển dụng nhiều công chức người Đông Dương hơn, trong khi đó ông cố gắng đề cao uy tín chủ quyền của người Đông Dương và ưu đãi những người gọi là tinh hoa của đất nước, nghĩa là bọn có danh vọng và uy quyền. Nhu cầu và học thuyết của phái Vichy kết hợp với nhau để nhấn mạnh chủ nghĩa gia trưởng, chủ nghĩa bảo thủ và tôn ti trật tự xã hội, nhưng cũng quan tâm nhiều hơn đến thanh niên. Thanh niên được coi là nền tảng và niềm hy vọng của cuộc cách mạng dân tộc Pháp; thanh niên phải được giáo dục trong tinh thần “danh dự”, nghĩa vụ và sự phục tùng. Mục tiêu trước mắt của việc giáo dục đó là sự sùng bái Thống chế Pétain và lòng trung thành với nước Pháp. Để đạt mục đích đó, người ta tổ chức thanh niên Đông Dương vào các hội, đoàn, các phong trào trào thể thao và ngay cả các tổ chức (để làm các việc đó tổ chức hướng đạo sinh (Scout) của Baden Powell đã được lập ra trong cuộc chiến tranh chống Boer). 600.000 thanh niên đã được đưa vào các tổ chức trong các phong trào khác nhau ở Đông Dương: đã có 100 Scouts năm 1930, 11.000 năm 1944. Các cuộc cắm trại hàng năm hay hàng mùa được tổ chức ở Tam Đảo (Bắc Kỳ) và ở suối Lồ Ô (Nam Kỳ); các cán bộ thanh niên và huấn luyện viên thể dục được đào tạo tại trường Phan Thiết (Trung Kỳ).Từ năm 1943 về sau, quan hệ giữa Pháp và Nhật trở nên ngày càng căng thẳng, và họ tự phá hoại nhau, do những thất bại của Nhật và do Nhật ủng hộ ngày càng nhiều cho các nhóm quốc gia của người Việt Nam như Việt Nam Phục quốc Đồng minh hội, Đại Việt giáo phái Hoà Hảo.Về mặt khác, ĐCSĐD bị đàn áp nặng nề khắc nghiệt vào năm 1940 về phần nào bị các chiến thắng lúc đầu của phe Trục làm mất tinh thần, lúc này đang khôi phục đất đã mất. Bản “Đề cương văn hoá” bổ sung thêm vào các tiến bộ của các lực lượng du kích ở Việt Bắc.Những người yêu nước Việt Nam mở rộng được phạm vi vận động; các cơ hội để trình bày quan điểm và tổ chức hoạt động của họ trở nên nhiều hơn trước. Kể từ năm 1943 có thể tận dụng được sự căng thẳng ngày càng tăng giữa Pháp và Nhật. Tất nhiên Pháp đã rất cảnh giác với các người hoạt động chính trị Việt Nam, nhưng các nhà cầm quyền Pháp ngày càng thấy lợi ích của họ trong việc để cho các hoạt động văn hoá phát triển đủ mức để dùng nó ngăn chặn tuyên truyền của Nhật mở rộng khu thịnh vượng chung của thuyết Đại Đông Á. Kết quả là một phong trào văn hoá rộng khắp đạt sức mạnh đến mức làm cho người Pháp không thể ngăn chặn hoặc kiểm soát được nữa. Dù sao phạm vi vẫn còn hẹp. Các tác giả V.N không thể tính đến việc người Pháp kiểm duyệt báo và sách. Hoàn cảnh chiến tranh đã cho phép chính phủ Pháp đánh một đòn vào ĐCSĐD, cũng như nó đã đối xử với Đảng Cộng sản Pháp, (trong cả hai trường hợp, dùng Sắc lệnh 29-9-1939).Tất cả mọi sự chống đối đều bị gạt bỏ; Chính phủ Vichy hành động dứt khoát hơn, thậm chí cay độc, bất chấp đạo lý hơn người tiền nhiệm của họ như có một viên chức của họ đã nói toạc ra:“Pháp quy năm 1939 đã mang một tính chất năng động hơn và đồng thời nó đã trở nên sắc bén hơn và cương quyết hơn. Nó gạt bỏ mọi tự do ngôn luận khi thấy cần thiết; nhưng nó làm việc đó không hề bối rối khi ra vẻ thanh minh rằng đó là yêu cầu của nền an ninh quốc gia…”.Quả thật có kiểm duyệt: những khoảng để trắng trong nhiều bài đăng trong Thanh Nghị đủ chứng minh điều đó. Nhưng sự kiểm soát đã không phải lúc nào cũng chặt chẽ; vì nó cũng biến chuyển với thời gian; nó cũng còn tuỳ thuộc vào những con người thực hiện, điều này phụ thuộc vào việc họ được giáo dục và thông tin như thế nào, phụ thuộc vào cá tính tàn ác hay nhân hậu, và ngay cả sự lấp liếm bằng mua chuộc như có lần nhà văn Tô Hoài đã nói với chúng tôi. Bên cạnh đó, còn xảy ra những chuyện ngược đời như khi Đặng Thai Mai kêu ầm lên về sự sa sút tự do và dân chủ tư sản, thật là điều đáng ngạc nhiên, vì những nhà kiểm duyệt Vichy có thể bị điều khẳng định này làm cho choáng váng. Bản thân Trường Chinh đã thừa nhận là Đặng Thai Mai đã có thể nói lên một khái niệm mác-xít ―tuy sách báo bị kiểm duyệt gắt gao‖. Việc Nhà xuất bản Hàn Thuyên đã tồn tại và đã bị ĐCSĐD tố cáo như một nhóm Trôtkit chứng tỏ Chính phủ Pháp đã có một sự khoan nhượng tuyệt đối. Những nhà văn đã gia nhập Việt Nam hoá Cứu quốc hội cũng đã tìm được các nhà xuất bản chia sẻ niềm tin hoặc tình cảm của họ. Đó là trường hợp của Bách Việt và Đời Mới. Về phía ngược lại của cảnh tượng văn học và báo chí, 2 tờ Tin Mới và Đông Pháp nói thẳng ra rằng các thế lực của phe Trục nhất định sẽ thắng. Đời sống nghệ thuật được đấu tranh bằng những buổi biểu diễn như kịch Lôi vũ, một vở kịch hiện đại Trung Quốc của Tào Ngu, đã được Đặng Thai Mai dịch ra quốc ngữ. Vở kịch trình bày sự tan rã về mặt luân lý của một gia đình khá giả và nề nếp Trung Hoa. Nó trở thành sự kiện trong giới học thức của Hà Nội năm 1943.Vậy là người ta có thể đặt giả thuyết là các nhà chức trách Pháp đã cho phép hay dung túng một số hoạt động làm vẻ vang nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Xu hướng đó còn rõ ràng hơn kể từ 1943 về sau: người Pháp xử thế như vậy để chống lại người Nhật và chắc chắn họ mong chờ sự đền ơn sau này. Nhưng người Pháp chắc chắn đã không thấy trước tất cả mọi khả năng tiền tàng bao hàm trong các chính sách của họ đối với thanh niên, Văn hoá và lịch sử Việt Nam.Trước đó khoảng 20 năm, Phan Bội Châu đã nói về chính sách “Pháp Việt đề huề”: “Không thể nào đề huề được, chỉ là tương kế tựu kế thôi”.*Việc Pháp – Nhật câu kết với nhau chẳng được bao lâu, Nhật bại trận trên mọi chiến trường, việc Đông Dương thuộc Pháp chuyển hướng kín đáo sang phía Chính phủ De Gaulle, không thể không thúc đẩy hai bên, trước là cùng hội, nay đối đầu với nhau. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng vũ trang Nhật nắm quyền hành. Tháng 4-1945, Chính phủ Nhật Bản cho các vua chúa Đông Dương được độc lập như Bảo Đại ở Việt Nam. Chắc chắn là tương lai đang đầy nguy cơ, Nội các Trần Trọng Kim không phải được sinh ra do nhân dân bầu chọn, không có được những phương tiện và những năng lực đặc trưng của chủ quyền như quân đội, tài chính … Đồng thời nạn chết đói ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tình trạng vô chính phủ tràn lan, việc quân Đồng minh sắp tràn tới, một số dấu hiệu của người Pháp trở lại, tất cả đều gia tăng sự lung lay của nền độc lập vừa lấy lại được. Nhưng còn thời gian để tranh cãi học thuyết này, dự án khác cho tương lai: tình hình khẩn cấp lúc này đòi hỏi giải quyết gấp những vấn đề sống còn: Thanh Nghị biến mất vào ngày hôm trước Cách mạng tháng 8-1945.Thế giới đang bốc cháy, đó là hình ảnh thường gặp dưới ngòi bút của các nhà văn Việt Nam và chủ yếu của Ban biên tập Thanh Nghị và những người cộng sự của họ. Tất cả nhân dân Việt Nam đều cảm thấy diễn biến của các sự kiện rất nguy kịch đối với vận mệnh của dân tộc họ. Tuy nhiên, người Việt Nam phải được chuẩn bị để chớp lấy bất cứ thời cơ nào để tự giải phóng mình: khái niệm về cơ hội hoặc thời cơ càng ngày càng chi phối sự quan tâm của công luận: “Lúc cần đến? Lúc nào? Đó là việc giời. Thời cơ là một động lực quan trọng. Vận mệnh treo ở sợi tóc ấy. Dự đoán được dịp lớn, trông thấy khi nó đến, không bỏ lỡ khi đã sửa soạn kịp, đó là việc người”. (Lời Vũ Đình Hoè).Khả năng khai thác thời cơ tuỳ thuộc vào nhiều loại yếu tố: tình hình vật chất và tinh thần của xã hội Việt Nam, những kinh nghiệm nước ngoài có thể khêu gợi nhiều ý hay cho người Việt Nam, và cuối cùng khả năng của bản thân người Việt Nam để tự giải quyết những vấn đề của năm 1945.(còn nữa)Part 2Part 3Part 4Part 5Part 6Còn nữa. Xem tiếp ở Diễn đàn Sách XưaLabels: báo
posted by SACHXUA.NET at 2:44 PM 1 Comments
Link download đĩa Kỹ thuật của người An Nam - Henri Oger
P1: http://www.megaupload.com/?d=H9WSRLCHP2: http://www.megaupload.com/?d=8CDIV65GP3: http://www.megaupload.com/?d=G5QDIZJBCòn nữa. Xem tiếp ở Diễn đàn Sách XưaLabels: sách
posted by SACHXUA.NET at 2:01 PM 0 Comments
20.6.09
Link download bộ BAVH
BAVH - là các chữ viết tắt của bộ tập san bằng tiếng Pháp với nhan đề : “Bulletin des Amis du Vieux Hué” (Tập san của những người bạn Cố đô Huế”. Trước đây tập san này có tên gọi là “Đô thành Hiếu cổ”. Bộ tạp chí này được xuất bản và lưu hành tại Việt Nam và Pháp từ năm 1914 đến năm 1944.Linh mục, đồng thời là nhà khoa học có tiếng L. Cadière làm tổng biên tập của tạp chí. Ban biên tập của tạp chí lúc đầu gồm trên dưới 10 người gồm cả người Việt và người Pháp đảm nhiệm; về sau thì đông hơn. Số cộng tác viên [CTV] tham gia viết bài ngày càng gia tăng. Tính đến số cuối cùng của bộ tạp chí này thi số CTV lên tới hơn 140 vị, gồm các nhà nghiên cứu Pháp và Việt (trong đó Việt Nam hơn 30 người).Toàn bộ của tạp chí BAVH này đã ấn hành được 121 tập và 1 tập danh mục. Thông thường thì mỗi năm tạp chí ra mắt bạn đọc được 4 số riêng biệt (3 tháng 1 số). Nhưng cũng có năm xuất bản ghép số.Về hình thức của bộ tạp chí BAVH đơn giản nhưng rất trang trọng. In ấn rõ ràng. Mỗi tờ bìa đều khác nhau về hoa văn trang trí cổ xưa; bên trong tạp chí, các sơ đồ, bản đồ được ghi chú mạch lạc, cẩn thận, các tranh ảnh khá điển hình, nổi bật. Các tranh ảnh được trình bày trong BAVH hầu hết đều do các tác giả Việt Nam và Pháp thể hiện.Về nội dung của BAVH thì rất phong phú, đa dạng –đủ các vấn đề về văn hóa nghệ thuật, giáo dục, xã hội, nhân văn, lịch sử, địa lý, dân tộc học, thương mại, môi trương, du lịch v.v…Đọc tiếpLink download:Phần 1Phần 2Phần 3(còn nữa)Xem tiếp ở Diễn đàn Sách XưaLabels: báo
posted by SACHXUA.NET at 11:34 AM 2 Comments
About Me
Name: SACHXUA.NETDiễn đàn của những người sưu tầm sách tại Việt Nam.
View my complete profile
Links
- Google News
- Edit-Me
- Edit-Me
Previous Posts
- Một số ebook do nhóm số hóa thực hiện
- Link download sách của cụ Vương Hồng Sển
- Link download Tập san Văn Sử Địa và Đại học Sư phạm
- Link download Tập san Sử Địa
- Link download bộ tạp chí Thanh Nghị
- Link download đĩa Kỹ thuật của người An Nam - Henr...
- Link download bộ BAVH
- Link down bộ Tạp chí Tri Tân
Archives
- 06.2009
- 07.2009
Subscribe toPosts [Atom]
Từ khóa » Diễn đàn Sachxua.net
-
SACHXUA.NET | Facebook
-
“Sách Xưa” Lên Tiếng - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Sách Xưa | Nhà Sách Since 1994
-
Sách Xưa
-
Tuần Trưng Bày “Nét Xuân Trên Những Trang Sách Xưa”
-
Sách Xưa Không Cũ - Tuổi Trẻ Online
-
Tuần Lễ “Sách Và Văn Hóa đọc": Hành Trình Về Với Sách Xưa | VOV.VN
-
“Địa Chỉ đỏ” Của Người Yêu Sách - Hànộimới
-
Tuần Trưng Bày “Nét Xuân Trên Những Trang Sách Xưa” - Hànộimới
-
Tuần Trưng Bày “Nét Xuân Trên Những ... - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Lần đầu Tiên Có Phiên Chợ Sách Xưa
-
Nét Xuân Trên Những Trang Sách Xưa - Báo Hòa Bình
-
Sách Xưa Và Tập Cũ - Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)