Sai Lầm Dễ Gặp Khi Cho Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt
Có thể bạn quan tâm
Có nhiều trường hợp trẻ mắc thêm bệnh vì những cách hạ sốt theo lời mách bảo, theo kinh nghiệm... Vậy khi nào trẻ cần hạ sốt? Và đâu là cách dùng thuốc hạ sốt an toàn?
Khi nào cần hạ sốt cho trẻ?
Sốt chỉ là một triệu chứng, không phải bệnh. Trẻ sốt khi thân nhiệt đo được ở các vị trí như sau: nhiệt độ trực tràng, tai hoặc thái dương từ 380C trở lên; nhiệt độ miệng từ 37,80C trở lên; nhiệt độ nách từ 37,20C trở lên.
Khi bé bị nhiễm trùng, sốt đa phần là có lợi, giúp cơ thể tiêu diệt virus, vi khuẩn tốt hơn. Việc dùng hạ sốt không phải để cho bé mát mà mục đích chính là nhằm cải thiện sự khó chịu của bé. Hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt trên 38,50C. Ngoài ra, các trường hợp đặc biệt (như bỏng, bệnh tim mạch và phổi, bệnh sốt kéo dài, trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng và tình trạng sau phẫu thuật...), sốt có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và gây ảnh hưởng có hại cho bệnh, cần hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt trên 38,50C.
Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt
Nếu trẻ cần hạ sốt, có thể cho trẻ dùng paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, trong khoảng 4-6 giờ/lần hoặc ibuprofen liều 5-10mg/kg, loại hạ sốt này cần có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng vì có thể làm nặng hơn ở một số bệnh gây sốt khá phổ biến ở trẻ em như sốt xuất huyết... Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều tham khảo của nhà sản xuất nếu không chắc chắn biết tính liều như trên.
Với trẻ nhỏ, cần cho trẻ bú sữa nhiều hơn. Ở trẻ lớn, cho uống thêm nước, ăn nhiều đồ ăn lỏng mát, hoa quả... để cung cấp nước và vitamin.
Cho trẻ uống oresol pha đúng liều lượng. Không bắt buộc phải cho trẻ uống nếu trẻ khó uống. Bổ sung nước bằng các loại nước khác: cam, chanh...
Hiệu chỉnh liều theo cân nặng nếu bé thừa cân: Một số trẻ bị có cân nặng vượt chuẩn rất nhiều, khi dùng hạ sốt cần hiệu chỉnh liều phù hợp với tuổi của bé do nếu dùng theo cân nặng sẽ lại làm quá liều gây tổn hại gan.
Những sai lầm dễ gặp
Uống thuốc hạ sốt để phòng sốt cao hơn: Nếu sốt không quá 38,50C không những không nguy hiểm gì mà còn có lợi cho bé. Nếu bé không khó chịu, không nên uống, vừa làm phiền bé, vừa mất công mẹ và có thể có thêm tác dụng phụ.
Uống hạ sốt để phòng co giật: Trước đây, thực hành này rất hay được bác sĩ khuyến khích, tuy nhiên giờ không còn chính xác. Trẻ có tiền căn co giật do sốt (khoảng 3% bé sốt) thường lành tính, có yếu tố gia đình (có thể bố mẹ mắc hồi bé), thường giật trong ngày đầu của bệnh. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ việc dùng hạ sốt khi nhiệt độ thấp để phòng giật trong đợt sốt mới là không cần thiết kể cả thuốc phòng giật depakin. Trong đợt sốt hiện tại, nếu bé đã bị co giật do sốt cao trong đợt này, dùng hạ sốt khi bé sốt cao có thể phòng tái cơn trong cùng một đợt mà thôi.
Dán miếng dán hạ sốt: Không cần thiết, vừa tốn tiền lại có thể làm bé khó chịu.
Đắp và/hoặc uống lá rau diếp: Đắp lá theo cơ chế giống chườm mát. Tuy nhiên, điều này vừa mất công, bẩn, mà làm co mạch do lạnh. Việc uống lá rau diếp để hạ sốt cũng không nên vì nếu sốt nhẹ không cần uống, sốt cao thì phải dùng thuốc hạ sốt mới có tác dụng nhanh chóng. Rất nhiều trẻ 2-3 tháng bị sốt, bố mẹ cho uống lá rau diếp để hạ sốt hậu quả là ảnh hưởng đến đường ruột.
Chườm mát: Lưu ý là để hạ sốt cho trẻ cần phải chườm nước ấm gần như nhiệt độ cơ thể bình thường, không được lau bằng cồn, không nên dùng nước lạnh. Bên cạnh đó, việc chườm hạ sốt cho trẻ cũng không chỉ định cho tất cả các trường hợp mà chỉ dùng ở một số trường hợp như: Sau khi dùng hạ sốt 30 phút mà trẻ vẫn còn sốt cao từ 400C trở lên, kèm kích thích; trẻ kèm theo bị tăng thân nhiệt hoặc có thể chưa phân biệt được; có bệnh lý thần kinh hoặc các chỉ định khác của bác sĩ...
Chấm dứt chườm mát khi thân nhiệt dưới 38,50C.
Không phối hợp thường quy hai loại thuốc hạ sốt hoặc thuốc đa thành phần: Không khuyến khích phối hợp hai loại thuốc paracetamol và ibuprofen vì sẽ làm tăng tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Không nên dùng cùng thuốc đa thành phần, trong đó có paracetamol và các thuốc co mạch, khô mũi... làm tăng tác dụng phụ của các thành phần khác mà không cần thiết hoặc uống để khô mũi thì khi cần hạ sốt lại không đủ, uống thêm hạ sốt thì thừa gia tăng tác dụng phụ.
Không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có nhiều tác dụng phụ.
Từ khóa » Thuốc Hạ Sốt Pha Cùng Sữa được Không
-
10 Nguyên Tắc Mẹ Cần Nhớ Khi Trẻ Bị Sốt | Hapacol
-
Thuốc Hạ Sốt Pha Với Sữa được Không? Cách Dùng Thế Nào?
-
Thuốc Hạ Sốt Có Uống Chung Với Sữa được Không? Làm Sao để Dễ ...
-
Thuốc Hạ Sốt Có Uống Chung Với Sữa được Không?
-
Thuốc Hạ Sốt Có Uống Chung Với Sữa Công Thức, Sữa Mẹ được Không?
-
Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ | Vinmec
-
Uống Thuốc Xong Có Nên Uống Sữa Không?
-
Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Em
-
Thuốc Hạ Sốt Có Uống Chung Với Sữa được Không?
-
Có Nên Pha Thuốc Với Sữa Cho Trẻ Uống? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Pha Thuốc Hạ Sốt Với Sữa được Không
-
Uống Thuốc Hạ Sốt đúng Cách Sẽ Không Gây Hại Cho Bé
-
Cách Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Paracetamol An Toàn Cho Trẻ
-
Loại Thuốc Hạ Sốt Nào Không được Dùng Khi Sốt Xuất Huyết