SAI LẦM Làm Việc Này Khi Trẻ Bị Sốt Có Thể Khiến | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Menu xem nhanh:
- SAI LẦM xử trí khi trẻ bị sốt có thể khiến con “mất mạng”
- Uống thuốc hạ sốt quá sớm
- Lạm dụng thuốc động kinh
- Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt
- Tự chia liều nhét hậu môn
- Chườm lạnh, dán miếng dán hạ sốt
- Bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên mẹ
SAI LẦM xử trí khi trẻ bị sốt có thể khiến con “mất mạng”
Uống thuốc hạ sốt quá sớm
Thuốc hạ sốt chỉ nên được sử dụng khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt sớm khi bé chưa sốt quá 38,5 độ C.
Nếu trẻ sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38,5 độ C thì chỉ cần cởi bớt quẩn áo, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho con, cho bé uống nhiều nước (bé vẫn bú mẹ thì nên tăng cường cho con bú). Có thể dùng nước ấm lau các vị trí cổ, nách, bẹn cho con để giúp hạ nhiệt. Tuyệt đối không được lau bằng nước lạnh.
Khi đo nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế, nên đo tại nách là chính xác nhất.
Lạm dụng thuốc động kinh
Nhiều phụ huynh lo lắng trẻ bị sốt cao sẽ dẫn đến co giât, động kinh. Vì vậy, nhiều phụ huynh sợ con sốt cao nên vội “tống” ngay thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể bé mới 38 độ C với hi vọng: phòng sốt cao ảnh hưởng đến não của trẻ – điều này là sai lầm.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra trẻ bị gây ảnh hưởng đến não.
Vì vậy các bác sĩ nhi khoa và các bác sĩ thần kinh khuyến cáo: với những bé không có tiền sử bệnh lý động kinh, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ sử dụng thuốc động kinh khi trẻ bị sốt. Với những trẻ đã có tiền sử hay cơ địa co giật thì ngay cả việc có uống thuốc hạ sốt sớm cũng không có tác dụng phòng được sốt cao, co giật ở trẻ.
Nếu bé bị co giật, phụ huynh tuyệt đối không được đưa bất cứ thứ gì vào miệng con. Co giật làm bé cắn vào lưỡi điều này là rất hiếm khi xảy ra, mà việc đút ngón tay hay thứ gì vào miệng trẻ khi bé đang trong cơn co giật có thể khiến trẻ bị sặc, gây tắc nghẽn đường thở, nguy hiểm đến tính mạng của con. Nếu được hãy đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên, không giữ tay hay giữ chân trẻ. Chờ hết cơn co giật rồi đưa con đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra.
Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt
Hiện nay thuốc hạ sốt thường được sử dụng cho trẻ em và người lớn là paracetamol. Ngoài ra còn có hạ sốt loại ibuprofen. Tuy nhiên hạ sốt paracetamol vẫn là loại hạ sốt an toàn được sử dụng trong hầu hết mọi trường hợp. Còn ibuprofen chống chỉ định khi trẻ sốt xuất huyết. Nếu người bệnh sử dụng trong trường hợp này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Do đó khi chưa biết con sốt do nguyên nhân gì, phụ huynh tuyệt đối không nên sử dụng hạ sốt loại ibuprofen.
Ngoài ra việc sử dụng xen kẽ 2 loại thuốc hạ sốt này có thể khiến trẻ bị ngộ độc thuốc do khoảng thời gian sử dụng 2 loại thuốc là khác nhau (paracetamol là từ 4-6 tiếng, còn ibuprofen là từ 6-8 tiếng).
Do đó khi sử dụng thuốc hạ sốt cho con chỉ nên sử dụng một loại là paracetamol liều lượng theo đúng độ tuổi và cân nặng của trẻ. Không sử dụng đan xen thêm với bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào khác.
Tự chia liều nhét hậu môn
Thông thường thuốc hạ sốt được sử dụng qua đường uống, tuy nhiên trong trường hợp trẻ không uống được hoặc hay bị nôn thì có thể sử dụng dạng nhét hậu môn.
Cần lưu ý lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định. Ta không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc. Phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng, do đó nó không được phổ biến bằng đường uống.
Chườm lạnh, dán miếng dán hạ sốt
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên chườm lạnh khi trẻ bị sốt. Nên chườm ấm, tại các vị trí cổ, nách, bẹn. Cha mẹ cũng lưu ý thay khăn khoảng 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.
Ngoài ra trẻ bị sốt cũng không nên bôi dầu, dán miếng dán hạ sốt. Nguyên nhân bởi chúng chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn nhất định. Tác dụng hạ sốt cũng chỉ có với một vùng không hạ sốt toàn cơ thể trẻ. Mà việc hạ sốt phải là hạ sốt toàn thân chứ không phải chỉ hạ sốt một bộ phận. Miếng dán hạ sốt có thể gây dị ứng da của bé, dầu có thể làm bỏng da trẻ. Dán miếng dán hạ sốt thực chất là chườm lạnh. Trẻ bị viêm phổi, cảm lạnh, sốt so nhiễm khuẩn nếu chườm lạnh sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên mẹ
Bác sĩ CKI Trần Thanh Hà – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi, BV Thu Cúc khuyên phụ huynh. Khi trẻ sốt nên thực hiện những điều sau:
Sốt không phải là bệnh, chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân. Phần lớn là do nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng) sốt virus, viêm phỏi, sốt xuất huyết hoặc sốt do thuốc, sau chích ngừa vaccine, mọc răng… Ngoài ra, còn có thể là sốt không rõ nguyên nhân.
Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo. Đồng thời, cha mẹ hãy cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn. Với trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho con uống hạ sốt loại paracetamol. Trẻ uống cách 4-6 tiếng/lần, theo đúng liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng. Lưu ý, uống quá liều không giúp bé khỏi sốt nhanh hơn, mà có thể gây ngộ độc thuốc rất nguy hiểm.
Chườm ấm, không chườm lạnh.
Nếu không đáp ứng với thuốc hạ sốt, trẻ có biểu hiện mệt mỏi, li bì, nôn ói nhiều,.. Khi ấy, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa nhi. Các bác sĩ sẽ xử trí, tìm ra nguyên nhân và điều trị tốt nhất cho con.
Nếu cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, phụ huynh chỉ cần liên hệ 1900.5588.96 sẽ được hỗ trợ tốt nhất!
Từ khóa » Thuốc Hạ Sốt Ibuprofen Xen Kẽ Paracetamol
-
Lưu ý Liều Dùng Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Em
-
Sốt Cao Liên Tục Khó Hạ, Có Nên Dùng Thuốc Phối Hợp? - Dân Trí
-
Chú ý Khi Uống Ibuprofen Xen Kẽ Paracetamol - Sức Khỏe Tươi Trẻ
-
Xử Trí Sốt ở Trẻ Em - Bác Sỹ Nhi Khoa
-
Phân Loại Và Cách Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Trẻ Em | Vinmec
-
1. Ibuprofen ( 5–10mg/kg ) đơn độc, Có Tác Dụng Hạ Sốt ... - Facebook
-
Cha Mẹ Cần Làm Gì Khi Con Bị Sốt?
-
Paracetamol Và Ibuprofen | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Chuyên Gia Nhi Khoa Lưu ý đặc Biệt Về Dùng Thuốc Khi Trẻ Sốt Cao
-
Uống Ibuprofen Xen Kẽ Paracetamol - Trang Tin Y Học Thường Thức ...
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Cho Trẻ Mắc Covid-19 - Xã Phú Châu
-
Biến Chủng Omicron Gây Sốt Cao Cho Trẻ Dưới 5-6 Tuổi
-
[PDF] Giảm đau Cho Trẻ Em – Paracetamol Và Ibuprofen