Sai Lầm Trong Việc Sử Dụng Kem Chống Nắng Gây Nguy Hại Cho Da
Có thể bạn quan tâm
Những sai lầm dùng kem chống nắng dưới đây không ít người mắc phải khiến biện pháp tưởng chừng hữu hiệu này lại thành vô tác dụng.
1. Đợi đến khi ra ngoài mới bôi kem chống nắng
Nếu bạn thường xuyên quên hoặc vì lý do nào đó nên chỉ bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời thì bạn đang mắc sai lầm.
Bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên và bôi trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Đây là mức thời gian tối thiểu để kem có thể hấp thụ vào da và phát huy tác dụng.
Dùng kem chống nắng đều đặn hàng ngày.
2. Chỉ bôi kem chống nắng ở phần da lộ ra ngoài
Có lẽ bạn chưa biết, tia UV có thể xuyên qua quần áo và tất cả các chất vải dày mỏng khác nhau. Vì thế, bạn cần bôi kem chống nắng toàn bộ cơ thể. Nếu bạn chỉ bôi phần da lộ ra ngoài, nguy cơ ung thư da vẫn luôn đeo bám bạn.
3. Không bôi kem chống nắng cho môi
Môi cũng giống như các phần da khác, thường dễ bị tổn thương bởi tia cực tím. Vì vậy, bạn cần sử dụng kem chống nắng cho cả đôi môi. Bạn có thể chọn một cây son dưỡng có SPF, chất kem sẽ tồn tại lâu trên môi tạo ra màng lá chắn bảo vệ da. Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng lượng son nhiều hơn so với kem chống nắng vì khi ăn uống, giao tiếp, son dưỡng sẽ nhanh bị trôi.
Môi cũng bị ảnh hưởng nếu không bôi kem chống nắng khi tiếp xúc với nắng.
4. Không chú ý tới các thành phần trong kem chống nắng
Bạn cần đảm bảo loại kem chống nắng mình lựa chọn phù hợp với làn da và hoàn cảnh sử dụng. Một số người có tuyến da nhờn, ra mồ hôi nhiều cần bôi chống nắng 2 tiếng/lần.
Hoặc đối với các trường hợp đi bơi, bạn nên bôi hai lớp chống nắng để bảo vệ an toàn cho da.
Nên sử dụng các loại kem bổ sung thành phần chống thấm nước để tiết kiệm thời gian, tiền bạc.
5. Dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt
Kem chống nắng cho mặt và kem chống nắng toàn thân có thành phần khác nhau nên bạn không thể sử dụng kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt. Da mặt thường nhạy cảm hơn da cơ thể, vì vậy kem chống nắng cho mặt thường ít gây kích ứng và không làm tắc lỗ chân lông. Nếu bạn đang bị mụn hoặc da nhạy cảm, tránh các loại kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt.
6. Chỉ nắng mới dùng kem chống nắng
Mặc dù không có ánh nắng vào những ngày râm mát nhưng 80% tia cực tím vẫn xuyên qua mây và có thể tấn công cơ thể bạn. Vì vậy, dù ngày râm mát bạn cũng nên bôi kem chống nắng thường xuyên.
Bất cứ khi nào trong ánh nắng mặt trời cũng có tia UV, vì vậy bạn ra ngoài đường cần bôi kem chống nắng ngay.
7. Không sử dụng đủ lượng cần thiết
Nhiều người chỉ bôi một lượng kem chống nắng như những loại kem dưỡng khác nên không đủ lượng kem để chống nắng. Vì vậy, dùng quá ít kem chống nắng sẽ khiến việc chống nắng trở nên vô nghĩa.
Để kem chống nắng phát huy tối đa chỉ số SPF khi bôi toàn bộ cơ thể cần dung tích bằng một chiếc ly nhỏ. Còn với các loại chống nắng dạng xịt thì tối thiểu phải phủ ít nhất 2 lớp kem liên tiếp trên da mới đảm bảo công dụng của chúng.
Lấy đủ liều lượng kem chống nắng để bôi mặt và toàn thân.
8. Trong nhà không cần bôi kem chống nắng
Cửa sổ và kính chắn gió trong nhà có thể chặn được tia UVB khiến chúng ta không cảm thấy bị cháy nắng nhưng những tia UVA lợi hại thì vẫn xuyên qua được. Vì vậy, dù ở trong nhà hay ngồi trong ô tô thì bạn vẫn phải bôi kem chống nắng như thường.
9. Không lưu tâm đến chỉ số kem chống
Rất nhiều loại kem chống nắng chỉ có tác dụng chống tia UVB, nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy nắng da.
Tuy nhiên, việc chống lại tia UVA cũng rất quan trọng bởi tia này xâm nhập vào da sâu hơn, là nguyên nhân khiến da bị lão hóa sớm.
Để bảo vệ da tối đa, bạn cần các loại kem chống nắng có công thức “quang phổ rộng”, có chỉ số SPF tối thiểu 35 và PA++ trở lên.
Chỉ số chống nắng liên quan đến da và mức độ chống tia UV bảo vệ làn da bạn.
10. Chỉ bôi kem chống nắng một lần/ngày
Bạn thường nghĩ bôi kem chống nắng một lần sẽ có tác dụng cho cả ngày, tuy nhiên, lớp kem bạn bôi lên người chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn cần bôi lại kem chống nắng 2 tiếng/lần.
11. Không chú ý hạn sử dụng kem chống nắng
Kem chống nắng cũng như các loại mỹ phẩm chăm sóc da khác, chúng có hạn sử dụng tối thiểu sau khi mở nắp 6 tháng – 1 năm. Bạn nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên và mạnh dạn loại bỏ những hộp đã hết hạn sử dụng.
12. Không bôi kem chống nắng bảo vệ đôi mắt
Nếu bạn nghĩ đeo kính râm là đủ bảo vệ mắt thì bạn đã sai lầm. Có loại kem chống nắng dành riêng cho mắt và có loại kính râm chống UV.
Bạn nên kết hợp cả hai loại này để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” một cách hiệu quả nhất.
Ngoài việc dùng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ da, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín kiểm tra da thường xuyên, để phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC với đội ngũ Giáo sư, phó Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên môn cao, cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại là địa chỉ uy tín, được hàng triệu người dân tin tưởng khám sức khỏe định kỳ mỗi năm.
Đặc biệt, ngoại đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Da liễu giàu kinh nghiệm, MEDLTEC có đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật như phân tích da, tái tạo da bằng công nghệ Chemical Peeling cùng những công nghệ hiện đại của Mỹ, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 42-44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá - Ba Đình, Hà Nội.
Cơ sở 2: 99 Trích Sài – Tây Hồ - Hà Nội.
Cơ sở 3: Số 5, Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.
Tổng đài tư vấn: 1900 56 56 56 hoặc 0917 124 699.
Website: www.medlatec.vn * Email: [email protected]
Từ khóa » Sử Dụng Kem Chống Nắng Lúc Nào
-
Nên Bôi Kem Chống Nắng Khi Nào? Thời điểm Bôi Kem Chống Nắng Tốt
-
6 Bước Sử Dụng Kem Chống Nắng đúng Cách Bảo Vệ Da Hiệu Quả
-
Nên Bôi Kem Chống Nắng Khi Nào Trong Quy Trình Dưỡng Da Và Trang ...
-
Nên Bôi Kem Chống Nắng Khi Nào Là Tốt Nhất?
-
Hỏi Khó: Kem Chống Nắng Dùng Ở Bước Nào Trong Trang Điểm?
-
Nên Bôi Kem Chống Nắng Trước Hay Sau Khi Trang điểm?
-
Nên Bôi Kem Chống Nắng Trước Hay Sau Kem Nền, Kem Dưỡng?
-
5 Bước Sử Dụng Kem Chống Nắng Đúng Cách
-
NÊN BÔI KEM CHỐNG NẮNG KHI NÀO MỚI ĐÚNG?
-
Cách Sử Dụng Kem Chống Nắng đúng Cách Tốt Cho Sức Khỏe
-
Ở Trong Nhà Có Nên Bôi Kem Chống Nắng Không?
-
Ở Trong Nhà Có Nên Bôi Kem Chống Nắng Không? Bác Sĩ Giải đáp
-
Dùng Kem Chống Nắng Trước Hay Sau Kem Dưỡng Da, Kem Nền?
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Kem Chống Nắng Khi Trang điểm