Sai Lầm Về Cây Mắt Mèo - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Trả lời của Phòng mạch online:
Cây mắt mèo có nhiều tên gọi khác nhau như: trinh nữ trâu, trinh nữ nhọn, trinh nữ gỗ, trinh nữ móng rồng, cây gai nhọn, cây nhạy cảm, cây mai dương, cây run rẩy, cây hiểm độc...Tên khoa học là mimosa pigra, thuộc họ đậu (Fabaceae), có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Đây là một loài cây bụi có thân gỗ, mọc cao đến 2m, tạo thành những bụi cây rậm rạp, cành vươn dài và chịu được gió mạnh. Thân cây tuy không lớn nhưng có hàng chục chùm quả đầy lông tơ, có dạng gần giống chùm quả đậu ván nhưng dài hơn và nhiều hạt hơn.
Khi khô, hạt tách ra, bay theo gió, cuốn theo dòng nước để phát tán đến nhiều vùng khác nhau. Gặp điều kiện không thuận lợi, hạt có thể “ngủ” đến 20 năm, khi gặp điều kiện thích hợp vẫn có thể nảy mầm, phát triển. Thân và cành cây mắt mèo có đầy gai nhọn, đâm vào da gây cảm giác tê buốt, khó chịu do trong nhựa loài cây này có một chất độc (mimosine) đối với người và nhiều loài động vật khác.
Cây mắt mèo là loài cây thích nghi rất rộng, chúng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau: đất ruộng màu, đất nương rẫy, đất đồi khô và chua...
Ở nước ta, cây mắt mèo xuất hiện từ đầu thập niên 1980 tại các vùng đất ngập nước của các tỉnh Đồng Tháp và Đồng Nai. Đến nay, chúng đã làm cho hàng trăm hecta ruộng lúa phải bỏ hoang do cây mắt mèo phát triển dày đặc. Toàn bộ 5.000ha đồng cỏ ngập nước theo mùa - nơi kiếm ăn của sếu đầu đỏ ở vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đang bị cây mắt mèo chiếm lĩnh. Khoảng 100ha ở Bàu Chim, Bàu Cá, Bàu Sấu của vườn quốc gia Nam Cát Tiên đang bị cây mắt mèo xâm lấn. Một số nơi ở miền Bắc như Hà Nội, Hà Tây... cũng đang bị loài cây này lấn chiếm diện tích đất canh tác.
Cây mắt mèo là loài cỏ dại nguy hiểm hàng đầu, nằm trong danh sách 100 loài sinh vật lạ xâm lấn của thế giới (theo IUCN -Tổ chức Bảo tồn thế giới) và từng trở thành dịch hại ở các nước châu Phi, châu Đại Dương và Đông Nam châu Á.
Dưới các bụi cây mắt mèo, hầu như không có loài cây nào khác sinh sống được; gia súc, động vật hoang cũng tránh đi xuyên qua các bụi cây có gai sắc và độc này; đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản bị chúng xâm lấn nhanh chóng bị giảm diện tích canh tác và năng suất nuôi trồng... Chắc bạn nghe thông tin ở đâu đó. Cây này đang gây hại cho nhiều vùng ở nước ta và thế giới. Nếu tốc độ phát triển nhanh lại dùng hạt làm thuốc được thì đây là cơ may làm giàu cho các hãng dược phẩm. Người ta chỉ nói chúng gây hại chứ không hề nói tới tác dụng chữa bệnh đâu bạn ạ.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn! B.CHÂU thực hiện |
Từ khóa » Cây Mắt Mèo Có Ngứa Không
-
Cây Mắt Mèo Ngứa Có Tác Dụng Gì? Có điều Trị Bệnh Không?
-
Mắt Mèo Công Dụng & Lưu ý • Hello Bacsi
-
Cây Mắt Mèo Gây Ngứa Chữa Bệnh Gì Và Có Tác Hại Như Thế Nào?
-
Green Biology - VÌ SAO TRÁI MẮT MÈO GÂY NGỨA Đối Với Một...
-
Cây Mắt Mèo - Loài Cây Có độc Mọc Nhìu Nhất ở Việt Nam - Tinhte
-
Cây Mắt Mèo (hạt Móc Mèo) Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Mọc ở đâu?
-
Cây Mắt Mèo Gây Ngứa Như Thế Nào
-
Cây Mắt Mèo Và Những Tác Dụng Chữa Bệnh đáng Ngạc Nhiên
-
Cây Mắt Mèo (hạt Móc Mèo) Thường Mọc ở đâu? Chữa Bệnh Gì ...
-
Cây Mắt Mèo: Tác Dụng & Bài Thuốc Chữa Nhiều Bệnh
-
Cách Chơi Cây Mắt Mèo
-
Cây Mắt Mèo - Hạt Móc Mèo Chữa Bệnh Gì? Tác Dụng, Thận Trọng Khi ...
-
Mắt Mèo (Đậu Mèo Rừng) Là Thảo Dược Gì? Công Dụng