Sam Biển Gò Công - HUYEN GO CONG DONG

Truy cập nội dung luôn Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 MENU
  • Trang chủ
  • Hành chính công
  • Văn phòng điện tử
  • Lịch công tác
  • Hoạt động Du lịch
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Danh mục
  • Giới thiệu
    • Bản đồ hành chính
    • Tổng quan về GCĐ
    • Tổ chức hành chính
  • Tin tức sự kiện
    • Chính trị - Xã hội
    • Kinh tế
    • Giáo dục
    • Học tập và làm theo lời Bác
    • Y tế
    • Quốc phòng an ninh
    • Xây dựng nông thôn mới
    • Ngày pháp luật
    • Nông nghiệp
    • Chuyển đổi số
    • Sản phẩm OCOP
    • Hoạt động của các cơ quan
  • Hoạt động của Đảng
  • Hoạt động của Đoàn
  • Văn hóa - thể thao
  • Văn bản pháp luật
  • Thông báo
  • Thông tin liên hệ
  • Thông tin giao dịch chính thức
  • VB điều hành UBND huyện
  • TT TT PB, HD thực hiện VB
  • Thông tin báo cáo thông kê
  • Thông tin chiến lược định hướng phát triển
  • Cải cách hành chính
  • Kiểm soát TTHC
  • Thủ tục hành chính
    • Danh mục thủ tục hành chính cấp huyện
    • Danh mục thủ tục hành chính cấp xã
    • Lĩnh vực TNMT
    • Lĩnh vực LĐTBXH
    • Lĩnh vực Thanh tra
    • Lĩnh vực cấp xã
    • Lĩnh vực Y tế
    • Lĩnh vực Tiếp công dân
    • Lĩnh vực Giáo dục-ĐT
    • Lĩnh vực VHTT
    • Lĩnh vực Nội vụ
    • Lĩnh vực KTHT
    • Lĩnh vực NN-PTNT
    • Lĩnh vực Tư pháp
    • Lĩnh vực TCKH
  • Thông tin dự án
    • Thông tin dự án
    • Hạng mục đầu tư
    • Đấu thầu
    • Mua sắm công
  • Quy hoạch, kế hoạch phát triển
    • Chính sách ưu đãi, cơ hội đầu tư, các dự án mời gọi vốn đầu tư.
    • Quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất.
    • Quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên
    • Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
  • Thông tin tuyên truyền
  • Hoạt động các xã - TT
  • Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
  • Phát động cuộc thi
  • Thông tin-ATVSTP-Cấp phép MT
  • Chuyển mục đích SDD
  • KQ giải quyết KNTC
  • Quyết định thu hồi đất
Thông báo 491/TB-UBND công khai lấy ý kiến đề xuất tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024 Công khai ủng hộ Tháng cao điểm Vì người nghèo và ủng hộ quỹ người nghèo năm 2024 Thông báo 433/TB-UBND Công bố công khai Quyết định số 35/2024/QĐ-UBND ngày 02/10/2024 của UBND tỉnh Tiền Giang Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Thông báo 433/TB-UBND Công bố công khai Quyết định số 35/2024/QĐ-UBND ngày 02/10/2024 của UBND tỉnh Tiền Giang Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Thông báo 452/TB-UBND về việc giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, số vào sổ cấp GCN CH09754 ngày 31/10/2023 của hộ bà Trần Thị Ra Xem thêm >> Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 - + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Sam biển Gò Công 10/12/2019

Trong các loại đặc sản biển ở vùng Gò Công, có lẽ con sam là độc đáo hơn cả. Độc đáo không chỉ vì hương vị mà còn bởi hình thù kỳ dị của nó. Con sam giống như một chiếc mũ sắt, có vỏ cứng và dày như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh dài cỡ hai mươi phân. Sam cái nặng chừng hơn một kg, sam đực thì chỉ nặng bằng phân nửa sam cái. Khu vực phân bố của nó là các vùng ven biển, môi trường sinh sống chủ yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao. Đuôi sam biển có gờ mặt lưng, hình tam giác. Sam biển sống thành từng cặp. Mỗi cặp làm tổ và sinh sống kiểu một vợ một chồng và sống cùng nhau cho đến hết đời.

Sam biển vùng Gò Công

Mùa gió chướng Gò Công từ khoảng từ tháng 10 tới tháng 2 âm lịch, ở vùng biển từ Vàm Láng cho đến Tân Thành thì sam thường bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày cho đẻ trứng. Sam thường đi theo đôi, một con đực và một con cái nên đã tìm thấy sam là bắt được cả hai con cùng một lúc. Sam đực đeo chắc trên lưng sam cái không rời nên dân gian có câu nói "đeo như sam". Mỗi cặp sam đẻ nhiều trứng, sau khi đẻ trứng sam cái bò đi nơi khác. Trứng sau khi được vùi trong cát thì phát triển thành ấu trùng rồi đến sam con và thành sam trưởng thành. Theo kinh nghiệm của người đi biển, ăn sam thì phải ăn cả đôi, sở dĩ phải bắt và ăn sam cả đôi vì người miền biển đến nay vẫn còn lưu giữ câu chuyện dân gian về một cặp vợ chồng yêu thương nhau hết mực, người vợ bị bắt, người chồng được ông tiên cho mượn viên ngọc đi tìm vợ và dặn không được tiết lộ câu chuyện ông giúp người chồng. Người chồng ngậm viên ngọc đi ra biển tìm thấy vợ nhưng người vợ nằng nặc đòi nghe câu chuyện bí mật, người chồng không thể từ chối vợ nên quên lời dặn của ông tiên, viên ngọc rơi xuống biển, hai vợ chồng đều bị chết và biến thành đôi sam luôn quấn quýt bên nhau. Cũng theo kinh nghiệm của người đi biển thì trong hai con sam đi cùng nhau, một con chết là con kia cũng chết theo, nếu một con chết mà con kia không chết thì sẽ trở thành sam độc, con sam đó suốt quãng đời còn lại phải sống cô độc. Sự thủy chung của loài sinh vật biển này đã trở thành biểu tượng về tình nghĩa vợ chồng, tình đoàn kết, đức hy sinh của con người. Để bắt được sam, người ta phải tính con nước mà định ngày ra khơi. Lưới bắt sam phải đan bằng cước, mắt lưới khoảng 8 cm, độ cao của lưới tầm 1,5 m. Khi bắt được sam phải xếp sam nằm ngửa, đầu quay lại với nhau để tránh va đập.

Sam là loài giáp xác có tính hàn nên khi chế biến phải rất cẩn thận. Khi cắt tiết sam phải làm sao cắt thành tia mới giữ được độ ngọt của thịt, nếu còn tiết thì thịt sẽ có vị chát. Toàn bộ đầu chân, rìa vây, mai được vứt bỏ. Riêng phần ruột sam được lọc bỏ rất kỹ không để dính vào phần thịt. Người làm thịt sam chỉ sơ ý một chút là có thể người sử dụng các món ăn từ sam sẽ bị dị ứng hoặc gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi nên khi chế biến món này người ta thường hay dùng tỏi vì đây là một loại gia vị chống đầy hơi rất tốt. Sam là một loại hải sản có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng mang hương vị rất riêng của miền biển như: gỏi sam, sam xào chua ngọt, chả sam hay sam luộc nhưng ngon nhất vẫn là trứng sam nướng, vừa béo vừa thơm lại nhiều chất đạm. Người Gò Công sành ăn thường khoái món sam trứng nướng trên bếp than gáo dừa, đặt ngửa sam rồi trở đều tới khi chín vàng. Trứng sam nướng ăn kèm bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, húng cay, rau răm, đậu phộng rang đập nát, hành phi, nước mắm chanh tỏi ớt... Lật ngửa con sam nóng hổi tách yếm bỏ ruột, dùng dao bén rạch bụng sẽ thấy trứng đầy ắp, vàng ươm bắt mắt. Phần thịt sống lưng và sát đuôi ăn rất dai và ngọt. Trứng sam béo, thơm, nhiều đạm và rất bổ dưỡng. Nếu chưa muốn ăn ngay thì phơi sam vài buổi nắng rồi treo giàn bếp để dành, lúc cần nướng lên ăn vẫn thơm ngon. Nếu ngán món nướng thì rửa sạch sam, chặt miếng to nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, bông so đũa, rau om... thì thật là đúng điệu.

Tuy nhiên trong cách ăn con sam cũng cần phân biệt với con so để tránh bị ngộ độc. Con so có chứa nhiều độc tố và kích thước nhỏ hơn con sam. Nếu không để ý kỹ chúng ta thường nhầm con so với con sam vì chúng có vẻ bên ngoài khá tương đồng nhau. Đối với con sam, môi trường sinh sống chủ yếu là các dải cát có thủy triều cao. Còn so biển, môi trường sinh sống chủ yếu là các lạch nước ngọt. Con sam thường có kích thước lớn hơn con so biển, chiều dài là 17-34 cm, cân nặng có thể đạt 3,8 kg. Con so nhỏ hơn, chiều dài thân chỉ từ 20-25 cm. Khối lượng thường dưới 1 kg. Cần lưu ý, sam trưởng thành đạt được mức cân và chiều dài như trên cần thời gian khoảng 10 năm. Chính vì vậy, nhiều người có thể nhầm lẫn con so biển với con sam còn non. Ngoài ra cách dễ nhận biết nhất giữa con sam với con so chính là phần đuôi. Đuôi con sam có tiết diện hình tam giác, với 3 cạnh kéo dài đến tận cuối phần đuôi. Ở đỉnh tam giác có gai nhọn giống như lưỡi cưa. Đuôi con so thì ngược lại, có tiết diện hình tròn hoặc hình bầu dục và không hề có gai nhọn như sam biển. Con sam thường đi theo cặp, con đực thường bám trên lưng con cái. So biển thì di chuyển đơn lẻ. Tuy nhiên, vào mùa sinh sản con so cũng đi theo cặp với nhau, nên cần chú ý kỹ. Nếu có trường hợp bị ngộ độc so biển, cần cho người bệnh uống thật nhiều nước, tìm mọi cách gây ói hết thức ăn có trong dạ dày càng nhanh càng tốt, sau đó nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất.

Về Gò Công, thưởng thức món sam nướng thơm lừng trong mùa gió chướng, phía xa xa nghe tiếng sóng biển vọng về và cảm nhận những giây phút tuyệt vời từ cuộc sống mang lại.

Lê Hồng Quân

Tin liên quan Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng táo ngọt trong nhà lưới - 12/12/2024 Thông báo 208/TB-UBNDngày 26-9-2024 của UBND tỉnh kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại buổi làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông về công tác quản lý mặt đê biển Gò Công gắn phát triển du lịch - 21/10/2024 Quyết định 2227/QĐ-UBND ngày 09/10/2024 của UBND tỉnh Công nhận Điểm du lịch Sinh thái Vườn Xanh - 21/10/2024 Cây siro mang lại hiệu quả kinh tế cao - 27/09/2024 Đoàn công tác Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang làm việc tại huyện Gò Công Đông về phát triển du lịch - 25/09/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi Liên kết website Cổng thông tin Tiền Giang Gò Công Tây Sở Nội vụ Sở Thông tin-Truyền thông Sở Giáo dục-Đào tạo Sở Xây dựng Thanh tra tỉnh Sở Tà nguyên-Môi trường Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Văn phòng ĐĐB QH, HĐND và UBND tỉnh Sở NN-PTNT Sở Y tế UBND huyện Chợ Gạo UBND huyện Châu Thành UBND Tân Phú Đông Chung nhan Tin Nhiem MangTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GÒ CÔNG ĐÔNG Cơ quan chủ quản: UBND Gò Gông Đông Địa chỉ: Số 09, Đường Nguyễn Văn Côn Thị trấn Tân Hòa huyện Gò Công Đông. Điện thoại: (0733). 846 118 ,(0733) 846 116 Email: gocongdong@tiengiang.gov.vn

Từ khóa » Dị ứng Khi ăn Sam Biển