Sâm Bố Chính – Wikipedia Tiếng Việt

tại miền trung Việt Nam

Hoa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
Ngành (divisio)Tracheophyta
(không phân hạng)Eudicots
Lớp (class)Magnoliopsida
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Malvaceae
Chi (genus)Abelmoschus
Loài (species)A. sagittifolius
Danh pháp hai phần
Abelmoschus sagittifolius(Kurz) Merr., 1924

Sâm bố chính hay còn gọi là sâm báo, Sâm Thổ Hào (Thổ Hào Sâm) (danh pháp hai phần: Abelmoschus sagittifolius) là một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ. Loài này được (Kurz) Merr. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1924.[1]

Sâm thổ hào trước kia có nguồn gốc tại Thanh Hà, Thanh Chương, Nghệ An. Qua thời gian những gốc sâm Thổ Hào tự nhiên bị khai thác dần cạn kiệt. Để phục hồi loại sâm quý "tiến vua", là dược liệu quý để dâng vua, tiến chúa từ những năm 1400[2]. Được danh y Hải Thượng Lãn Ông dùng làm thuốc lần đầu tiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nên thường được gọi với cái tên khác là Sâm Bố Chính.

Thành phần hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Rễ sâm bố chính chứa chất nhầy 35 - 40%, tinh bột (Đỗ Tất Lợi, 1999).

Theo Trần Công Luận và cs, 2001, rễ cây sâm Bố Chính trồng ở Bạc Liêu chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Hàm lượng lipid là 3,96%. lipid gồm acid myrisric, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g %. Các amino acid gồm 11 chất, trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin,prolin, tyrosin, valin, phenylalanin và leucin. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%. Chất nhầy là D-glucose và L-rhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.[3]

Tác dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo y học cổ truyền Sâm bố chính có vị ngọt, hơi nhớt, tính bình, vào kinh Phế, Tỳ. Có tác dụng bổ khí, ích huyết, chỉ khát, sinh tân dịch. Nếu sao với gạo hoặc sao với nước gừng thì có tính ấm, bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa. Thường được dùng chữa cơ thể suy nhược, ăn kém, ngủ kém, đau lưng, đau mình mẩy, các chứng ho sốt nóng, táo bón, hóa khát, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa các bệnh phổi, bạch đới.... Liều dùng 16 - 20g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.[4]
  • Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn. Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa. Ở Trung Quốc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Plant List (2010). “Abelmoschus sagittifolius. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “Nghệ An: Phục tráng giống sâm "tiến Vua" trên đất nhút Thanh Chương”.
  3. ^ a b “TỔNG QUÁT VỀ CÂY SÂM BỐ CHÍNH”.
  4. ^ “Cây Sâm Bố Chính, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sâm bố chính. Wikispecies có thông tin sinh học về Sâm bố chính
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến phân họ Cẩm quỳ này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Hình ảnh Hoa Sâm Bố Chính