Sâm Cầm Hồ Tây - VOV Giao Thông
Có thể bạn quan tâm
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Chim Sâm Cầm tại Hồ Tây (Ảnh: Zing.vn)
Nếu nhắc đến Hồ Gươm người ta nghĩ đến cụ rùa thì nhắc đến Hồ Tây người ta không thể không nói đến Sâm Cầm. Từ xa xưa, Sâm Cầm Hồ Tây đã nổi tiếng là một loại chim trời quý hiếm. Sâm Cầm được xếp một trong những cảnh sắc đặc biệt của Thăng Long xưa, một trong tám cảnh du ngoạn trên hồ của người Kinh thành đời Lê.
Nhưng cũng như những cảnh đẹp Rừng trúc Nghi Tàm, rừng bàng Yên Thái, chợ đêm Khán Xuân, tiếng đàn hành cung,… Sâm Cầm nay đã không còn trên bầu trời Hồ Tây, hình ảnh Sâm Cầm rợp bóng một thời nay cũng chỉ còn trong kí ức của người dân Tây Hồ:
#Trước kia hoang dã, nó là chim di cư, nó có mùa nó bay ở nước Trung Quốc, Hàn Quốc về, nó ăn và làm tổ ở đây rồi hết mùa nó bay đi chứ không phải ở đây quanh năm. Sâm Cầm nó chỉ tầm 7 lạng thôi, nó gần giống con le le ý, nó bé bé, còn vịt trời sẽ lớn hơn, màu sẫm sẫm.Tại sao nó rợp bóng là bởi vì nó mùa, hết mùa nó lại bay đi.
#Ngày xưa có nhưng bây giờ làm gì có, chim ý mất phải đến hơn chục năm nay rồi, vè mùa rét rất nhiều, bay đầy hồ, bây giờ người ta săn bắn nó nhiều giăng bẫy nó bán được nhiều tiền lắm.
# Lâu lắm rồi làm gì có chim sâm cầm, bác trước ở đây là có, Sâm Cầm chẳng qua là nó giống con vịt trời nhưng nó ăn trên mặt hồ.
Sâm Cầm được người dân kể lại là một loại chim di cư theo mùa để kiếm ăn. Cứ đến mùa rét chúng từ phương Bắc bay về, ở lại Hồ Tây kiếm ăn trong suốt mùa đông, đến khi có những trận nắng hè sớm mới cất mình cùng đàn bay về phương Bắc.
>>> Chợ đêm Khán Xuân
Nói về cái tên Sâm Cầm có truyền thuyết xa xưa kể rằng ở đất nước Hàn Quốc xa xôi, dân một làng nọ có dạo bị một loại bệnh dịch chết dần chết mòn. Tình cờ nhờ tìm được chim lạ ăn một loại rễ cây trong núi cao, họ ăn thứ rễ cây đó và dân làng thoát chết, dịch bệnh tiêu tan.
Loài rễ ấy sau này trở thành thứ Sâm nổi tiếng xứ Hàn và loài chim sinh sống bằng rễ cây này người ta đặt tên là Sâm Cầm. Những câu chuyện, những truyền thuyết xoay quanh loài chim quý hiếm này thì không chỉ có một, bên cạnh truyền thuyết lí giải tên gọi thì còn có truyền thuyết tiến vua gắn với người dân các làng ven Hồ Tây một thời, được nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến kể lại:
Về Sâm Cầm Hồ Tây thì người ta cũng có nói đến là 1 trong cái Hồ Tây bát cảnh. Cũng trong sách Tây hồ trí cũng có chép là vào những tháng mùa đông lạnh lẽo ở phía Bắc thì có hàng đàn các con Sâm Cầm đầu đen, cổ đen, mỏ vàng bay về phía Hồ Tây kiếm ăn, sinh sống trong các bụi rậm, các ruộng và đặc biệt là ở các mép hồ rất đông. Vì người ta cho rằng Sâm Cầm là thứ chim rất quý và bổ nên các triều vua mới ép dân làng Quảng bá, Nhật Tân, thậm chí là cả làng Xuân Tảo phải đi bắt con Sâm Cầm này dâng lên cho vua.
Bắt con Sâm Cầm này tưởng là dễ nhưng mà rất là khó vì người ta phải làm cái lưới và lừa loại chim khôn ngoan này, nên mỗi mùa Sâm Cầm đến thì ngoài dâng cho các vua triều Nguyễn ra thì còn phải dâng cho các quan phủ, huyện của cả tỉnh HN nữa, vì thế cho nên người dân ở vùng Quảng Bá, Nhật Tân, Xuân Tảo rất là sợ cái mùa Sâm Cầm.
Vì thế cho nên nó có 1 truyền thuyết gọi là : Đít Lý Dâu, đầu Cổng Ẩn. Tức là ông Lý dâu là lý trưởng của vùng này, là người phản đối lại các quyết định của các vua và quan về việc cúng tiến Sâm Cầm hàng năm. Vì thế ông bị đánh roi rất nhiều nên người ta mới gọi là đít Lý dâu.
Còn ông Cọng ẩn là ông hay bị vợ đánh lên đầu nên gọi là đầu cọng ẩn. nhưng nó có 1 câu chuyện khác là sau khi người dân rất vất vả trong cái chuyện cúng tiến Sâm Cầm thì dân làng có nhờ bà Huyện thanh quan, hay tên tục gọi là người Thị Hinh là xin hộ cho các vua bỏ lệ này để cho người dân đỡ khổ. Tuy nhiên thì đây là câu chuyện ghép thêm bởi vì bà huyện Thanh Quan chết trước thời này nhưng dù sao truyền thuyết đó cũng nói lên rằng chuyện Sâm Cầm Hồ Tây là có thật, và chuyện cúng tiến là có thật.
“Hàng năm, mỗi giáp phải nộp năm con Sâm Cầm từ 7 lạng đến 1 cân, béo đẹp, đến cuối tháng 1 phải nộp đủ số. Nhà nào không nộp là trốn lệ vua, thiếu một chim, phạt vạ bạc mười nén, dây dưa thì lý bị trưởng lôi lên phủ đánh một trăm roi!” - Đó là điều khoán rõ ràng theo tư liệu cũ ghi được trong Hương ước Nghi Tàm thời ấy.
Một đàn Sâm Cầm được nuôi dưỡng ở Việt Nam. (Ảnh: Nông nghiệp Việt)
Sâm Cầm tiến vua vừa là truyền thuyết nhưng cũng là câu chuyện có thật, loài chim quý chỉ có ở Hồ Tây nức tiếng bay xa, với những công hiệu và huyền thoại đầy màu sắc xung quanh loài chim Sâm Cầm đã khiến cho bậc vua quan phong kiến xưa phải săn đón, truy lùng kỳ được.
Và vẻ đẹp của loài Sâm Cầm gắn với Thăng Long một thời không nằm ở bề ngoài hình thức mà chính là giá trị nhân văn chứa đựng trong hình hài, thân phận của loài chim nhỏ bé này. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho biết thêm:
Cái thẩm mỹ của người Việt xưa bị ảnh hưởng rất lớn của đạo Phật, Nho giáo và luật pháp của triều đình quy định và một yếu tố nữa là văn hóa nghệ thuật mà ngày xưa thì chỉ có văn hóa dân gian, văn hóa truyền miệng thôi, Vì thế khi chọn ra những thắng cảnh, ko chỉ hiểu đơn giản là đẹp mà nó còn có ý nghĩa, nên thắng cảnh của Thăng Long như Văn Miếu, Hồ Gươm thì ngoài giá trị về đẹp trong con mắt thì nó còn có giá trị về tinh thần thì đó mới gọi là thắng cảnh, chứ thắng cảnh không đơn giản chỉ là cảnh.
Ví dụ như Sâm Cầm vì sao được gọi là thắng cảnh, vì nó có giá trị tinh thần ở đây chính là sự phản kháng của người dân đối với vua quan, thông qua việc bị ép phải cung tiến hàng năm con Sâm Cầm này. Vì thế nó mới sinh ra cái câu là : đít Lý dâu, đầu cọng ẩn là như thế. Đó là sự phản kháng và cũng là cái đẹp trong tinh thần chứ khôngo phải là do con Sâm Cầm nó đẹp.
Loài chim Sâm Cầm tuy không mang trên mình bộ lông vũ màu sắc sặc sỡ, không có dáng hình to lớn nổi trội mà nhỏ bé, thanh thoát. Nhưng nó lại là một nguồn cảm hứng thi ca cho biết bao nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ nhiều thế hệ:
Sâm Cầm Hồ Tây còn mãi cho đến những thập niên 80 của thế kỷ 20. Tức là những năm 1980, Hồ Tây khi ấy vẫn còn khá nguyên vẹn và hoang sơ thì chim Sâm Cầm vẫn về, và cũng trong những năm 1980 đó, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra Hà Nội thì ông có đi chơi bên Hồ Tây và nhìn thấy Sâm Cầm thì cái con Sâm Cầm này cũng đã trở thành cái câu trong bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội. Hình ảnh con chim Sâm Cầm cũng được đưa vào vở kịch của Lưu Quang Vũ là vở “Con Sâm Cầm đã chết”…
Như vậy, rõ ràng con Sâm Cầm Hồ Tây từ xưa cho đến ngày hôm nay nó vẫn là 1 hình ảnh đẹp của khu vực Hồ Tây nói riêng và của Hà Nội nói chung. Đến những năm 1990, khi mà Hà Nội thay đổi, phát triển lên thì xung quanh hồ xây dựng nhiều, hồ cũng bị lấn chiếm và sau này những năm 2000, người ta kè xung quanh hồ thì hồ cũng ko còn những cái cây dại, thực vật, rong rêu nữa nên Sâm Cầm không về và cho đến ngày hôm nay thì không còn nhìn thấy Sâm Cầm ở Hà Nội nữa.
>>> Rừng bàng Yên Thái
Hồ Tây ngày nay đã khoác lên mình một chiếc áo mới, lung linh và hiện đại hơn với rất nhiều nhà hàng khách sạn ồn ào, đèn điện sáng choang, và cùng với đó, mặt nước Hồ Tây mênh mông không còn mang lại nguồn thức ăn cho đôi cánh Sâm Cầm chao liệng trên bầu trời và mặt nước Hồ Tây nữa. Ngày ấy cách đây chưa xa trong ký ức của nhiều người dân sinh sống nơi đây:
Ngày xưa nó bay đầy trời Hồ Tây rất nhiều, theo trí nhớ của chị thì nó quý thì quý thật nhưng trông nó cũng không quá đẹp, nó na ná con vịt trời. Nhưng con này ngày xưa người ta hay dùng để ngâm rượu rồi chế biến các món ăn như 1 vị thuốc bổ chữa rất nhiều bệnh cho nên có 1 đợt người ta săn bắn rất là nhiều, rồi ô nhiễm môi trường chính vì thế cho nên bây giờ Hà Nội không còn con nào.
Do sự bùng nổ về dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, không chỉ riêng Sâm Cầm mà những loài chim thường về trú ngụ ở Hà Nội nói chung cũng đã thưa thớt dần. Không chỉ tốc độ đô thị hóa nhanh, mà bên cạnh đó còn là sự ô nhiễm môi trường, nguồn nước, lại cộng thêm thời kì người ta săn bắn mạnh, làm cho Sâm Cầm ngày một ít đến Hồ Tây và rất sợ người.
Cho đến hôm nay, khó ai có thể được nhìn thấy đàn cò trắng phau hàng trăm con đậu trên những ngọn cây sao ở phố Lò Đúc như những năm nào. Và hình ảnh đàn Sâm Cầm mà có người từng gọi là loài chim thiên thần, có đến hàng nghìn con sà xuống bơi lội trên mặt nước Hồ Tây mênh mang và thơ mộng mỗi độ Thu về Đông tới nay cũng chỉ là hoài niệm.
Cũng như những câu chuyện về cụ rùa ở hồ Gươm, thì nói đến Hồ Tây người ta sẽ nhắc ngay đến sâm cầm. Nhiều năm về trước cũng có người băn khoăn lo lắng trước tưởng tượng “ Giả sử Hồ Tây không có Sâm Cầm bay về thì sẽ ra sao, sẽ giống như Hồ Gươm nếu không còn cụ rùa nữa?”
Và giờ đây, viễn cảnh ấy không còn là tưởng tượng, nó đã xảy ra trước sự nuối tiếc của biết bao con dân thủ đô. Hà Nội đang dần đánh mất đi những đặc trưng đã đi vào huyền thoại mà lẽ ra, việc phải bảo tồn và trân quý những giá trị tinh thần này phải là một quá trình được chú tâm xuyên suốt và lâu dài.
Huyền thoại hay truyền thuyết thì vẫn luôn thực thực, ảo ảo. Nhưng ngày nay, Sâm Cầm Hồ Tây – một trong tám cảnh sắc độc đáo của "Thăng Long bát cảnh” chỉ còn lại trong ký ức, để mỗi khi qua Hồ Tây, nhớ về hình ảnh Sâm Cầm rợp bóng một thời người ta chỉ còn biết ngân nga hồi tưởng qua những vần thơ câu hát.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã từng viết: Nếu con người biết yêu một con chim thì sẽ biết yêu một con người. Câu văn chứa đựng một chân lý đơn giản nhưng không phải ai cũng biết và đó cũng chính là thông điệp mà hành trình BXĐV số này muốn nhắn gửi tới tất cả
Từ khóa » Hình ảnh Con Sâm Cầm
-
Chim Sâm Cầm - Món ăn Giá Tiền Triệu Có Gì đặc Biệt? | VOV.VN
-
Chim Sâm Cầm Là Chim Gì? Có Tác Dụng Gì? Sống ở đâu?
-
Sâm Cầm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chim Sâm Cầm - Món ăn Giá Tiền Triệu Có Gì đặc Biệt?
-
Vẻ đẹp đàn Sâm Cầm, Le Le Hiếm Hoi Còn Sót Lại ở Việt Nam - Dân Việt
-
Chuyện Chim Sâm Cầm: Xưa Và Nay - Dân Trí
-
Chim Sâm Cầm Sống ở đâu, Có Tác Dụng Gì, Giá Bao Nhiêu Tiền?
-
#1 Sâm Cầm - Loài Chim Đặc Biệt Chuyên Dùng Để Tiến Vua
-
Ảnh đẹp: Sâm Cầm Nhỏ Ngơ Ngác Trên Lá Súng
-
Chim Sâm Cầm - Món ăn Giá Tiền Triệu Có Gì đặc Biệt?
-
Chim Sâm Cầm - Thuốc Quý Tiến Vua - Nhà Hàng Thứ Cò
-
Bán Chim Sâm Cầm-Trang Trại Vườn Chim Việt
-
Chim Sâm Cầm - Thuốc Bổ Của Hồ Tây - VnExpress