Sâm Cát Có Tác Dụng Gì?
Có thể bạn quan tâm
Cát sâm là loại thảo dược dân dã xuất hiện nhiều ở những khu vực miền núi nước ta. Dược liệu này có nhiều công dụng khác nhau như giúp thanh nhiệt, nhức đầu, mệt mỏi, chữa ho có đờm, suy nhược cơ thể, các bệnh viêm phế quản, bí tiểu,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về công dụng của dược liệu này. Cây sâm cát có tác dụng gì? Cách ngâm rượu cát sâm? Để hiểu rõ hơn về công dụng của cát sâm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Cát sâm là gì?
Cây cát sâm thuộc họ cánh bướm, có tên khoa học là Milletia speciora Champ. Cây cát sâm còn đươc gọi với nhiều tên gọi khác như sâm chèo mèo, sơn liên ngẫu, ngưu đại lục, sâm nam, cát muộn, sâm sắn,…
Cây cát sâm là loại cây nhỡ thân gỗ nhưng không quá lớn, chỉ cao tầm 3-5m, thân thẳng vươn ra nhiều nhánh và cành khác. Những cành non sẽ được bao phủ bởi những lớp lông mềm. Khi chúng lớn lên, những sợi lông này sẽ rụng đi và chuyển sang màu nâu.
Lá kép có hình lông chim, cuống lá có nhiều lông dày đặc. Các lá chét hình mác, bầu dục hoặc thuôn dài, phần đầu lá nhọn, gốc hình tròn. Cả hai mặt lá đều có àu xanh lục thẫm nhưng mặt dưới lá phủ đầy lông dày màu trắng và phần gân lá nổi lên rất rõ.
Hoa cát sâm có màu trắng tinh như hoa bưởi nhưng hoa cát sâm có kích thước to hơn, mọc thành từng chùm lớn dạng chùy. Đài hoa hình tam giác có răng cưa bao quanh cuống hoa, mặt ngoài còn phủ một lớp lông trắng.
Mặt phía ngoài của tràng hoa nhẵn, cánh hoa bên trong hơi sần, nhụy 2 bó, bầu có lông.
Quả dẹt cùng được bao phủ một lớp lông mỏng bên ngoài. Đặc biệt, mỗi quả chỉ chứa 4-5 hạt, hạt có vỏ dày màu đen và có chứa nhân bên trong. Cây thường cho hoa vào khoảng tháng 7 – 9 hàng năm và cho quả nhiều nhất là vào tháng 11, 12 sau khi hoa rụng gần hết.
Khu vực phân bố
Cây cát sâm được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng núi phía Bắc nước ta. Tuy nhiên, cây thích nghi với nhiệt độ ánh sáng và điều kiện khí hậu ở nhiều nơi khác nhau.
Loại thảo dược này có thể sinh trưởng và phát triển ở những nơi nhiều nắng như Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An,…
Hiện nay, với giá trị kinh tế và những công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại, cây được trồng và thu hái với quy mô lớn trên nhiều vùng đất khác nhau. Cây cát sâm thường được gieo vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa đông xuân, khi cây được trồng 1 năm tuổi.
Thu hái, chế biến
Người ta thường dùng rễ cây cát sâm làm dược liệu chữa bệnh.
Củ cát sâm thường được thu hoạch vào mùa đông xuân và khi cây đã được trồng ít nhất 1 năm tuổi. Như vậy rễ củ mới có đầy đủ hàm lượng dưỡng chất tốt nhất, đáp ứng đủ nhu cầu chữa bệnh. Khi thu hoạch chỉ cần đào lên lấy củ, sau đó đem về rửa sạch, củ lớn cắt đôi, cắt miếng, củ nhỏ để nguyên củ hoặc cắt đôi đem phơi khô.
Một phương pháp sơ chế khác là cắt mỏng củ cát sâm thành từng lát mỏng để sống hoặc có thể tẩm với mật ong hoặc nước gừng cho ngấm đều rồi cho vào chảo nóng đảo đến khi khô. Sau đó, đe sao vàng hạ thổ có thể áp dụng dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau.
Thành phần hóa học
Từ nhiều nghiên cứu cho thấy trong cát sâm có rất nhiều thành phần, dưỡng chất tốt cho sức khỏe chẳng hạn như ancaloit, axit docosanoic, β-sitosterol axetat, β-sitosterol, baptigenin, etracosane, syringin,…
Tác dụng dược lý – Sâm cát có tác dụng gì?
Trong đông y cát sâm có tác dụng gì?
Trong đông y, dược liệu sâm cát có vị ngọt, tính bình nên được quy vào 2 kinh tỳ và phế, có tác dụng chữa bí tiểu, suy nhược cơ thể, ho do thay đổi thời tiết, các chứng ho do nhiều bệnh lý, nhức đầu, chóng mặt, thiếu máu, mát gan, thanh nhiệt, bổ thận, sốt về chiều và đêm, bệnh lao phổi, viêm khớp, viêm phế quản, bại liệt nửa người, viêm gan, phục hồi cơ bắp,…
Trong y học hiện đại sâm cát có tác dụng gì?
Nhiều nghiên cứu cho thấy dịch chiết xuất từ rễ cát sâm có tác dụng:
- Kháng viêm
- Kháng khuẩn
- Kháng virus
- Chống oxy hóa mạnh từ các hợp chất Flavonoid
- Chống mệt mỏi: Từ các nghiên cứu cho thấy đây là một thực phẩm bổ sung có tác dụng chống suy nhược và mệt mỏi hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ tác dụng này.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cát sâm
Chữa bệnh thủy đậu – Sâm cát có tác dụng gì?
Lấy cát sâm, vỏ hạt đậu xanh, sinh địa, hạt đậu đen và đậu ván trắng mỗi loại 12g; Mạch môn, hoàng tinh, lá dâu và cam thảo mỗi loại 10g. Đem tất cả dược liệu rửa sạch, để ráo nước rồi đem phơi khô, sắc 1 thang uống trong ngày.
Chữa các bệnh viêm gan truyền nhiễm
Những người mắc bệnh viêm gan truyền nhiễm như viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C có thể áp dụng bài thuốc bằng cách lấy cát sâm, cây chó đẻ, rau má mỗi loại 20g; Hạt dành dành, cam thảo nam, nhân trần mỗi loại 16g. Đem dược liệu sắc với nước đến khi nước sắc lại còn 1 nửa thì ngưng. Ngày uống 1 thang và uống liên tục trong thời gian dài sau đó kiểm tra lại tình trạng bệnh.
Chữa cảm nắng – Sâm cát có tác dụng gì?
Ta lấy một lượng cát sâm khoảng từ 10 – 12g, cam thảo đất, mạch môn và cát căn. Đem nguyên liệu rửa sạch rồi sắc với 500ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước cô cạn lại còn 1 bát thì ngưng, uống trong 1 – 2 giờ tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Bài thuốc này còn dùng được cho trẻ nhỏ quấy khóc, khó ngủ, mất ngủ.
Giúp thanh nhiệt, mát cơ thể
Lấy 20 – 30g củ cát sâm (không nhất thiết chọn những củ quá to). Đem rửa sạch rồi nấu với 1 lít nước, đun trên lửa vừa không quá lớn, đến khi nước sắc lại còn một nửa thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liên tục 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.
Chữa kém ăn ở trẻ – Sâm cát có tác dụng gì?
Lấy cát sâm cắt thành từng lát mỏng rồi ngam trong nước gừng nguyên chất khoảng 15 – 30 phút. Sau đó cho dược liệu lên chảo đều, sao vàng hạ thổ. Tiếp đó đem dược liệu sắc với 400ml nước và sắc trên lửa nhỏ trong 2 giờ, uống thuốc khi còn ấm. Ngày uống 1 – 2 lần và uống liên tục trong 2 tuần, tình trạng kém ăn sẽ giảm dần, người bên có cảm giác ngon miệng và cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Chữa suy nhược cơ thể
Lấy cát sâm và sinh địa mỗi loại dược liệu 10g; 20g lá đinh lăng khô hoặc có kèm theo rễ đinh lăng thì càng tốt. Đem dược liệu rửa sạch rồi sắc với 500ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước cô cạn lại còn 150ml nước là được. Chia ra 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống 50ml.
Chưa ho có đờm, ho khan, ho dai dẳng
Lấy cát sâm, thiên môn, mạch môn và vỏ rễ cây dâu mỗi loại từ 8 – 12g. Đem các dược liệu rửa sạch rồi sắc với 5 bát nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước sắc lại còn 1 bát thì chắt lấy nước uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày sáng và tối, sang ngày hôm sau sẽ thấy cơ thể có tiến triển tốt hơn. Tuy nhiên nếu để dùng chữa ho thì cần dùng liên tục 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả rõ.
Cách ngâm rượu cát sâm tươi
Trong quá trình thực hiện, khâu chọn nguyên liệu được coi là rất quan trọng. Vì bạn cần chọn những củ sâm vừa hái, còn tươi, không bị héo, màu sắc tươi tắn, bên trong không bị ẩm mốc, hư hỏng.
Cách làm:
- Rửa sạch cát sâm, sau đó ngâm với nước muối nhạt khoảng 30-60 phút để loại bỏ hết độc tố và vi khuẩn bám trên củ.
- Lấy củ ra và rửa lại bằng rượu trắng.
- Cho củ sâm vào bình thủy tinh đã khử trùng rồi đổ rượu trắng vào, cứ 1 kg củ cát sâm thì ngâm với 5 lít rượu trắng.
- Đậy chặt nắp và ủ từ 3-6 tháng.
- Sau đó có thể dùng uống trong bữa ăn, mỗi lần khoảng 20ml để điều trị nhiều loại bệnh.
Cách ngâm rượu cát sâm khô
Cách làm:
- Chọn những củ sâm cát tươi rửa sạch, để ráo, rồi cắt lát thành từng miếng đều nhau dày khoảng 2cm.
- Phơi dược liệu 5 – 6 ngày, sau đó đem dược liệu sao vàng hạ thổ để dậy mùi thơm.
- Tiếp đó cho cát sâm đã khô vào bình, thêm rượu trắng cứ 1 kg dược liệu thì ngâm với 12 lít rượu trắng.
- Đậy kín nắp và ủ từ 3-6 tháng trước khi sử dụng.
- Cách sử dụng tương tự như ngâm rượu tươi.
Lưu ý khi sử dụng cát sâm
- Sâm cát rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên nó không để xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ tốt nếu dùng một lượng vừa đủ khoảng 30 gam mỗi ngày thì mới phát huy tác dụng ngay cả khi ở dạng thuốc sắc.
- Không sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ có thai và các đối tượng có bệnh nền từ trước. Tốt nhất bạn nên đến các pòng khám đông y để kiểm tra sức khỏe và cho ý kiến.
- Không phải tất cả các bài thuốc trên đều phù hợp với trẻ em, những bài viết không được ghi chú cụ thể cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Những người đang sử dụng thuốc tây để điều trị các bệnh khác không nên dùng chung với cát sâm để tránh tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu muốn bạn vẫn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất.
- Trong quá trình sử dụng thuốc để nâng cao hiệu quả và tăng khả năng hấp thu tốt hơn bạn nên có chế độ ăn uống khoa học và lối sống nghỉ ngơi điều độ. Thực hiện đúng theo lời khuyên của bác sĩ và không tăng hoặc giảm liều lượng những bài thuốc.
- Đặc biệt khi sử dụng cát sâm để điều trị bệnh gan thì nên hạn chế tối đa tình trạng bỏ liều vì nếu khi quay lại dùng thì hiệu quả không còn như mong muốn nữa.
Từ khóa » Tác Dụng Của Củ Chèo Mèo
-
Cát Sâm: Vị Thuốc Bổ Mát, Chữa đau Nhức Từ Loài Cây Mọc Dại
-
Cát Sâm - Công Dụng, Giá Bán, Bài Thuốc Và Cách ... - Vietfarm
-
Cây Cát Sâm - Công Dụng Và Các Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Công Dụng, Cách Dùng Cát Sâm - Tra Cứu Dược Liệu
-
Cát Sâm - Công Dụng, Giá Bán, Bài Thuốc Và Cách Ngâm Rượu
-
Cát Sâm - Sâm Trâu - Sâm Sắn Hàng Rừng Xịn Ngâm Rượu Tuyệt đỉnh
-
Cây Cát Sâm Và Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Cát Sâm - Y Khoa Việt
-
Cây Dược Liệu Cây Cát Sâm, Sâm Nam, Sâm Trâu, Sâm Chào Mào
-
Giới Thiệu Chi Tiết Đặc Điểm Công Dụng Cây Cát Sâm Nam 0764 ...
-
Cây Cát Sâm Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả - Sâm Ngọc Linh ...
-
Hướng Dẫn Kĩ Thuật Trồng Cát Sâm đạt Hiệu Quả Cao, Chất Lượng Tốt
-
Cát Sâm: Thực Hư Vị Thuốc được Quý Như Sâm - YouMed
-
Cát Sâm Sấy Khô (CS122020) - Viện Khoa Học Nông