Sâm Cau đỏ Có Phải Cây Bồng Bồng
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua có rất nhiều bạn đọc quan tâm đến vị thuốc sâm cau. Tuy nhiên lại có rất nhiều bạn nghi ngờ rằng củ sâm cau đỏ là rễ của cây bồng. Vậy thực hư chuyện này ra sao ? Có đúng củ sâm cau đỏ là rễ cây bồng bồng hay không ?
Cây bồng bông là cây gì ?
Lục tìm rất nhiều cuốn sách y học cổ truyền chúng tôi đã tìm được vị thuốc có tên gọi cây bồng bồng. Trong cuốn sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” giáo sư Đỗ Tất Lợi có viết: Cây bồng bồng còn có tên gọi là cây nam tỳ bà hay dân ta thường gọi là cây lá hen (Một vị thuốc nam có công dụng điều trị bệnh hen).
Cây bồng bồng là loài cây thân gỗ nhỏ có thể cao từ 5 đến 7 m, lá có hình dáng giống lá mít và có lớp lông mỏng. Cây mọc rải rác khắp các vùng ven biển nước ta.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về cây bồng bồng tại bài viết: Công dụng của cây bồng bồng (Cây lá hen).
Có phải sâm cau đỏ chính là cây bồng bồng ?
Từ những thông tin trên chúng ta có thể khẳng định ngay sâm cau đỏ không phải là cây Bồng Bồng như một số tờ báo mạng đã đăng tin vì các lý do sau (Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa cây bồng bồng và cây sâm cau đỏ):
Thân cây:
- Cây bồng bồng là cây thân gỗ có chiều cao từ 5 đến 7m.
- Sâm cau đỏ: lá cây thân thảo, chiều cao dưới 1m.
Lá cây:
- Cây bồng bồng: lá hình bầu dục gần giống hình lá mít.
- Sâm cau đỏ: lá thuôn dài.
Rễ cây:
- Cây bồng bồng: Là cây thân gỗ nên không có củ, rễ bồng bồng rất cứng, không sử dụng được.
- Sâm cau đỏ: Có củ màu đỏ, mùi thơm vị ngọt nhẹ.
Từ những thông tin trên chúng ta có thể khẳng định được rằng sâm cau đỏ không phải là cây bồng bồng như các bài báo đã đăng tin vô căn cứ.
Ngoài ra còn có một loại cây khác có hình dáng thân, lá khá giống với sâm đỏ, khiến các bạn rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu để ý bạn sẽ thấy khác biệt là: Gốc lá sâm cau đỏ nhỏ hơn gốc lá loài cây kia và đặc biệt là củ sâm có màu đỏ còn loại kia không có củ mà chỉ là những chùm rễ màu trắng đen. Xem hình 2,3,4 để thấy rõ hơn.
Vì sao có sự nhầm lẫn nghiêm trọng này ?
Hiện nay mày tự nhiên có hai loại sâm cau là sâm cau đỏ và sâm cau đen (tiên mao). Do chưa nắm chắc được các kiến thức về thảo dược nên một số tờ báo đã vội đăng thông tin chưa chính xác về cây sâm cau. Vội nhầm tưởng cho rằng cây sâm cau đỏ chính là cây bồng bồng trong khi chưa nghiên cứu kỹ về các loại thảo dược trong tự nhiên của nước ta.
Chúng tôi rất mong các tờ báo này sẽ sớm cập nhật thông tin đính chính lại những thông tin chưa chính xác để người dùng có thể yên tâm sử dụng vị thuốc sâm cau đỏ, để dân ta không lãng phí mất một vị thuốc bổ cực tốt cho sức khỏe sinh lý.
Từ khóa » Hình ảnh Quả Bồng Bồng
-
Cây Bồng Bồng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Bồng Bồng Chữa Bệnh Gì? Hình ảnh, Tác Dụng, Cách Dùng.
-
Cây Bồng Bông - Bí Quyết Chữa Bách Bệnh Với 21 Bài Thuốc Dân ...
-
Quả Bòng Bòng Và Những Sự Thật Thú Vị
-
Cây Bồng Bồng: Vị Thuốc Chữa Hen Suyễn Hiệu Quả - YouMed
-
Cây Bồng Bồng, Tên Khoa Học, Thành Phần Hóa Học, Tác Dụng Chữa ...
-
Tổng Hợp Quả Bòng Bòng Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022 - BeeCost
-
Cây Bồng Bông - Bí Quyết Chữa Bách Bệnh Với 21 Bài Thuốc Dân ...
-
7 Tác Dụng Của Cây Bồng Bồng – Cách Dùng Và Lưu ý Quan Trọng
-
Cây Bồng Bồng Chữa Bệnh Gì? Hình Ảnh Cây Bồng Bồng Bồng ...
-
Cổng Thông Tin Huyện Trà Bồng
-
Xét Xử Vụ Tịnh Thất Bồng Lai: Hé Lộ Tung Tích Của Cô Gái Diễm My
-
Vụ 'tịnh Thất Bồng Lai': Bị Cáo Nhất Nguyên Thừa Nhận Tạo Tài Khoản ...