Sắm Lễ đền Mẫu Hưng Yên: Kinh Nghiệm đi Lễ Và Bản Văn

Đền Mẫu hiện là điểm du lịch văn hoá tâm linh, không chỉ của người dân Hưng Yên, mà còn thu hút đông đảo du khách thập phương đến hành hương tới chiêm bái cầu tài lộc. Kinh nghiệm đi lễ và cách sắm lễ đền Mẫu Hưng Yên như nào cũng được nhiều con hương quan tâm.

NỘI DUNG

Đền Mẫu Hưng Yên thờ ai?

Khác với các ngôi đền khác tại Việt Nam thờ các vị thần thánh hiển linh là người Việt, đền Mẫu thờ bà Dương Quý Phi – vợ của vua Tống Đế Bính và cũng là vị hoàng hậu cuối cùng của triều Tống Trung Quốc. Bà người đã tuẫn tiết để giữ lòng chung thuỷ với vua và trung thành với đất nước.

Xem thêm: Top 6 địa chỉ đền chùa cầu tài lộc công danh nổi tiếng nhất

Năm 1279, quân Nguyên Mông xâm lược nước Tống, trước sức mạnh của giặc, vua Tống cùng hoàng tộc xuống thuyền chạy về phương Nam tránh nạn. Tướng nhà Nguyên Mông là Trương Hoằng Phạm cho quân đuổi theo đến Nhai Sơn thì bắt được, vua Tống và một số phi tần không chịu khuất phục đã nhảy xuống biển tự tận. Dân chài cửa Càn Hải vùng Châu Hoan (Nghệ An) thấy bốn xác người phụ nữ, y phục như hậu phi, cung phi trôi trên mặt biển. Họ vớt được 3 xác đem chôn cất, còn xác thứ 4 trôi ngược dòng lên phía Bắc. Truyền rằng xác phụ nữ trôi ngược dòng đó ít ngày sau dạt vào cửa sông vùng Phố Hiến, được dân cư ở đây vớt lên, mai táng chu đáo và lập miếu thờ.

Về sau, quan thái giám họ Du đời Tống trong cơn loạn lạc đã lưu lạc tới vùng Xích Đằng – Phố Hiến. Một đêm nằm mộng thấy Thái Hậu hiện về và nói: “Chị em ta sau khi nhảy xuống biển, thượng đế khen là trinh tiết, phong cho làm Hải Thần các cửa biển ở Châu Hoan, Sơn Nam đều thuộc chị em ta cai quản. Ông là tôi con của bản triều, nay lưu lạc đất khách quê người, nên đến cửa Càn ở Hoan Châu thăm hỏi 1 lần rồi đến thượng lưu Đằng Giang, hạ lưu Hoàng Giang huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng mà phụng thờ Quý phi”. Tỉnh mộng, quan thái giám tìm đến hai nơi quả nhiên như lời đã báo mộng. Ông đã cùng nhân dân tu sửa lại miếu, lập làng Hoa Dương để tưởng nhớ đến Quý Phi họ Dương, người Trung Hoa. Khi thái giám mất, dân làng tôn xưng làm Thành Hoàng làng thờ ở đình Hiến.

Xem thêm: Dâng lễ Thánh Mẫu Sòng Sơn cần lưu ý điều gì?

Đời Vua Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 2 (1294), thân chinh đi đánh Chiêm Thành, khi qua đây nằm mộng thấy thần nữ (chỉ Dương Quý Phi) đến xin âm phù giết giặc. Sau khi thắng trận trở về, nhớ tới công lao đó của Quý Phi, một mặt nhà vua cho tôn tạo lại đền, miếu, một mặt cho các bến bãi thu thuế thuyền buôn trích ra một phần cung cấp cho việc phụng thờ. Người dân đi biển đến đây lễ bái cầu xin thuận buồm xuôi gió… đều được như ý.

Năm 1990, Đền Mẫu đã được Bộ VHTT công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Hành hương tới đền Mẫu Hưng Yên

Đền Mẫu Hưng Yên tọa lạc tại đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên. Đền Mẫu tọa lạc trên một vùng đất rộng gần 3000m2, phía trước là hồ bán nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng.

Trước khi tới khu vực đền Mẫu, ta gửi xe ở khu vực bãi gửi bên ngoài cách đền khoảng tầm 100m. Từ bãi gửi xe, ta đi về phía tay trái theo hướng dẫn sẽ tới khu vực đền.

sắm lễ đền mẫu hưng yên

sắm lễ đền mẫu hưng yên
Các sạp sắp lễ bên ngoài cửa đền trưng bày các mẫu mã dâng Mẫu Hưng Yên

Nghi môn của Đền được xây dựng khá đẹp, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng tám mái thường thấy tại các đền ở miền Bắc. Tam quan gồm gian giữa xây vòm cuốn, hai bên là hai cửa phụ. Trên vòm cuốn có bức đại tự ghi kiểu chữ Triện: “Dương Thiên Hậu – Tống Triều” và bức đại tự được ghép bằng các mảnh gốm lam, nét điển hình của kiến trúc thời Nguyễn, theo chữ Hán: “Thiên Hạ mẫu nghi” (Người mẹ sáng suốt trong thiên hạ).

sắm lễ đền mẫu hưng yên
Cổng Tam Quan đền Mẫu Hưng Yên được xây theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái

Qua cổng tam quan ta tới khu vực sân đền, giữa sân có 3 cây cổ thụ có tuổi đời gần bảy trăm năm. Ba gốc cây sanh, đa, si quấn quýt lấy nhau tạo thế chân kiềng ba chân vững chắc bao trùm toàn bộ ngôi đền, tăng thêm vẻ trang nghiêm, u tịch.

sắm lễ đền mẫu hưng yên
Khuôn viên đền Mẫu bao phủ bởi các cây cổ thụ lâu đời

Qua sân đền ta tới khu vực nội tự được xây kiểu chữ Quốc gồm: Đại bái, trung từ, hậu cung và hai dãy giải vũ.

Toà đại bái với 3 gian, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng tám mái; các đao mái uốn cong mềm mại kiểu rồng chầu, phượng mớm, lợp ngói vảy rồng, chính diện đắp lưỡng long chầu nguyệt. Kiến trúc đại bái thượng giá chiêng chồng rường con nhị, hạ kẻ bảy; các con rường, đấu sen, trụ trốn chạm bong kênh hình lá hoá rồng, các bẩy chạm hình đầu rồng. Hai bên đại bái là điện Lưu Ly và cung Quảng Hàn. Trung từ gồm 3 gian, kiến trúc kiểu chồng rường đấu sen, lộng lẫy với hệ thống câu đối, hoành phi, đồ tế tự, kiệu long đình, kiệu bát cống … sơn son thếp vàng rực rỡ.

sắm lễ đền mẫu hưng yên
Khu vực bên trong đền

sắm lễ đền mẫu hưng yên

Nối với trung từ là 5 gian hậu cung – nơi đặt tượng thờ Dương Quý Phi với nét mặt đôn hậu. Hai bên là tượng 2 người hầu là Kim Thị và Liễu Thị, có niên đại từ thế kỷ 17-18. Tất cả đều được sơn son thếp vàng vô cùng uy nghi.

sắm lễ đền mẫu hưng yên sắm lễ đền mẫu hưng yênsắm lễ đền mẫu hưng yên

Lễ hội đền tổ chức vào ngày nào?

hằng năm, lễ hội Đền Mẫu diễn ra từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch. Lễ hội xưa được tổ chức rất linh đình, từ ngày 6/3 (ÂL) đã làm lễ trồng kiệu, ngày mùng 10 tổ chức rước kiệu quan thái giám họ Du từ Đình Hiến lên Đền Mẫu, ngày 11 lễ thỉnh kinh sau đó tổ chức rước nước, ngày 12 rước liềm (rước kiệu vòng quanh các phố rồi lại quay về Đền Mẫu), ngày 13 rước kiệu đi du vòng quanh các phố, đến Đình Hiến lại về Đền Mẫu, ngày 15 lễ rước kiệu thánh trả về Đình Hiến và làm lễ dỡ kiệu kết thúc lễ hội.

Ngày nay, lễ hội được tổ chức đơn giản hơn. Ngày 10 tháng 3 âm lịch ruớc kiệu thánh từ Đình Hiến lên Đền Mẫu, ngày 12 tổ chức rước du vòng quanh thị xã và ngày 15 rước kiệu thánh trở về Đình Hiến.

Hướng dẫn sắm lễ dâng Mẫu Hưng Yên

Đền Mẫu Hưng Yên là điểm du lịch tâm linh độc đáo thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài. Nhiều du khách truyền tai nhau rằng sau khi đến đền Mẫu cầu duyên được duyên, cầu may mắn được may mắn, vạn sự hanh thông.

Lễ vật không nhất thiết cần đủ nhưng cần thành tâm. Bởi các Ngài chứng tâm chứ không chứng lễ. Quanh oản vẫn là một trong những lễ vật nên có khi dâng lễ. Khi sẵm lễ đền Mẫu Hưng Yên, ta nên chọn Oản được trang trí màu đỏ hoặc vàng sẽ thành tâm hơn cả.

Xem thêm: Tham quan kiến trúc di tích linh thiêng bậc nhất Hà Nam – Đền Lảnh Giang

Với vật phẩm dâng lễ là oản, quý khách có thể tham khảo các mẫu oản được trang trí tỉ mỉ có đầu tư giống với tên gọi Oản Tài Lộc nghệ thuật, Một trong những quanh Oản Tài Lộc màu đỏ thích hợp dâng Mẫu Hưng Yên có tại Oản Cô Tâm như sau:

oản tài lộc 103
Mẫu oản kết hợp xiêm y vải gấm dâng Mẫu Hưng Yên
Oản Tài Lộc 09
Mẫu nón hài màu đỏ dâng lễ Mẫu Hưng Yên

Bài văn khấn tại đền Mẫu

Sau khi bày biện dâng tiến lễ lên ban, người hành lễ sửa sang y phục ngay ngắn tề chỉnh, rửa tay sạch sẽ, chắp tay quỳ xuống cúi đầu thành kính và khấn. Một số nơi đông hoặc không tiện cho việc qùy lễ có thể đứng chắp tay ngay ngắn trước ngực. Sau đó đọc bài khấn:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con sám hối lạy chín phương trời mười phương chư phật.

Con kính lạy đức Phật Thích Ca, đức Phật Di Đà, đức Phật Quán Thế Âm

Con sám hối kính lạy đức Ngọc hoàng đại đế cùng nhị vị tinh quân Nam tào Bắc đẩu

Con sám hối kính lạy Tam Toà Thánh Mẫu, tam phủ công đồng tứ phủ vạn linh.

Kính lạy đức đại vương Trần triều hiển thánh tối anh linh cùng hội đồng Trần triều

Kính lạy ngũ vị tôn ông, hội đồng quan lớn, tứ phủ thánh chầu, tứ phủ thánh hoàng, tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu, năm dinh quan lớn mười dinh các quan.

Kính lạy chúa bà sơn trang, bát bộ sơn trang, thập nhị tiên nàng, hoàng triều hoàng quận.

Sám hối cúi lạy cô bé cậu bé bản đền bản điện, cùng hạ ban ngũ hổ thần tướng, thanh xà bạch xà đại quan.

Hôm nay ngày…tháng…năm, hương tử con tên là …sinh năm….đại diện cho gia đình gồm những ai…. Hiện gia đình chúng con cư ngụ tại địa chỉ số nhà….đường phố….quận huyện ….tỉnh thành…..

Xin nhất tâm mang miệng về tâu mang đầu về lễ tại đền Mẫu Hưng Yên thành kính tiến dâng lên Phật Thánh, vua cha mẫu mẹ (lễ gì thì nêu chẳng hạn: hoa tươi quả mới, sớ điệp kim ngân, trầu cau, trà thuốc…) cùng công đồng tam tứ phủ, tả hữu Trần triều Sơn trang, thượng ban trung ban hạ ban các quan bản đền bản điện chứng minh chứng giám.

Hương tử con tâm trung mộ đạo, một lòng thành kính, nhất tâm cửa Phật thật tâm cửa Thánh, cúi xin chư vị minh xét.

(Ai đã làm lễ tôn nhang hay đã trình đồng mở phủ có thể khấn thêm: đệ tử con căn cao số nặng, nghiệp cả sâu dầy, phúc duyên còn thiếu, người dương thế số hệ đế đình, nhất nguyện cắt tóc làm tôi nối đời làm con cửa Phật cửa Thánh…)

Hương tử con nguyện cầu Phật Thánh khuông phù: quốc thái dân an, đất nước cường thịnh, đạo pháp được trường tồn, chúng nhân được cát khánh.

Con cúi xin Phật Thánh xót thương đến hương tử con cùng đồng gia quyến, âm phù dương trợ cho được bản mệnh bình an, gia trung khang thái, bốn mùa hưng vượng, tám tiết hanh thông, hướng về chính đạo.

Con nguyện cầu Phật Thánh gia hộ độ trì, giáng phúc lưu ân cho công việc được thuận lợi, thương mại hanh thông, học hành được may mắn, công danh được thành đạt…(nếu có mong cầu gì khác thì thành kính khấn thêm: ví dụ thi cử, hôn sự, sinh nở….)

Nay hương tử con lễ bạc lòng thành, thắp nén hương thơm, giãi bầy tâm nguyện trước chư Phật chư Thánh, khẩn cầu chư vị tác đại chứng minh.

Hương tử xin thành tâm bái tạ.

Từ khóa » đi Lễ Mẫu Hưng Yên