Sắm Mâm Lễ Cúng Phá Dỡ Nhà Cũ Gồm Những Gì? Đặt ở đâu?
Có thể bạn quan tâm
Lễ cúng phá dỡ nhà cũ có cần thiết không? Cách cúng chuẩn phong tục
Phá dỡ nhà cũ là việc vô cùng trọng đại. Vì vậy, gia chủ phải làm lễ cúng phá dỡ nhà cũ để cúng thần linh, thổ công và gia tiên phù trợ.
Như ông bà ta từng quan niệm rằng, bất cứ mảnh đất nào cũng có thần linh cai quản. Nếu gia chủ động chạm vào đất để sửa chữa hoặc xây mới thì tức là động tới thần linh, thổ địa. Do vậy, khi muốn phá dỡ nhà cũ để khởi công xây nhà mới, gia chủ cần làm lễ cúng phá dỡ nhà cũ để thông báo tới thổ địa và cầu mong ông hỗ trợ công việc được thuận lợi.
Nội Dung Chính
- 1 Lễ cúng phá dỡ nhà cũ có cần thiết không? Cách cúng chuẩn phong tục
- 1.1 Ý nghĩa của lễ cúng phá dỡ nhà cũ
- 1.2 Các lễ vật sử dụng trong mâm lễ cúng
- 1.3 Hướng dẫn bày trí mâm phá dỡ nhà hợp phong thủy
- 1.4 Hướng cách làm lễ cúng phá dỡ nhà cũ đúng chuẩn phong tục
- 1.5 Dịch vụ làm mâm lễ cúng phá dỡ nhà cũ trọn gói, uy tín
Ý nghĩa của lễ cúng phá dỡ nhà cũ
Thần Thổ địa có nhiệm vụ cai quản thổ địa, mang tài lộc đến cho gia chủ. Vì thế, khi làm bất cứ công việc gì ảnh hưởng đến đất thì gia chủ sẽ thường cầu xin thổ địa phù hộ cho gia đình thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, vị thần thổ địa còn có nhiệm vụ cai quản mảnh đất, diệt trừ yêu ma, đánh tan khí xấu ở xung quanh vùng đất.
Thực hiện nghi lễ tháo dỡ nhà có thực sự cần thiết?
Các gia chủ thường sẽ để thắp hương cúng bái tới các ngài để cầu mong phù trợ. Nhất là trước khi tiến hành phá dỡ nhà cũ. Nhằm báo cáo với các ngài về sự thay đổi sắp tới đối với khu đất đó.
Ngoài ra, lễ cúng này còn có mong muốn các vong linh đang trú ngụ sẽ chuyển đi đến nơi khác. Từ đó mà việc thi công gặp thuận lợi, gia đình được ổn định và bình an.
Với những ý nghĩa đó mà ngày lễ này có rất nhiều gia đình tổ chức mâm cúng đầy đủ các lễ vật. Trong đó bao gồm có xôi, gà, hoa quả, các loại bánh kẹo… Nhằm tỏ lòng thành kính đối với thần linh, thổ địa đang ngự trị. Cho dù là công trình nhỏ hay lớn thì cần phải tổ chức lễ cúng đúng quy củ.
Các lễ vật sử dụng trong mâm lễ cúng
Lễ vật trong mâm cúng gồm những gì?
Tùy theo các phong tục của từng vùng miền, mâm lễ cúng ngày này có thể khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt cũng không quá lớn. Tất cả đều phải đáp ứng đầy đủ 3 lễ vật chính:
– Đồ cúng mặn: thịt gà, thịt lợn, bộ tam sên, heo sữa quay, xôi, bánh chưng.
– Mâm ngũ quả: 5 loại quả tùy theo mùa. Nếu mang ý nghĩa tượng trưng cho những ý muốn của gia chủ thì càng tốt. Thông thường sẽ là bưởi, xoài, thanh long, kiwi, nho, táo, chuối, phật thủ…
Mâm ngũ quả trong lễ cúng phá dỡ nhà
– Các đồ lễ phụ như hương, hoa, muối, gạo, nước, tiền vàng…
Mâm lễ vật cúng phá dỡ nhà cũ theo người miền Bắc
Như đã nói trên, mâm lễ cúng ngày này có thể thay đổi theo từng phong tục của mỗi vùng miền. Đối với người miền Bắc, mâm lễ cúng được chuẩn bị khá trang trọng. Bao gồm các lễ vật sau:
– Mâm lễ mặn gồm có:
Bộ tam sên gồm 1 con gà luộc, trứng luộc (1 quả), thịt luộc (1 đĩa).
1 đĩa xôi đỗ hoặc xôi gấc.
– Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả thường có bưởi, chuối và các loại trái cây khác.
Mâm ngũ quả được sử dụng để làm lễ cúng phá dỡ nhà của người miền Bắc
– Các đồ lễ khác: Nước, gạo, muối, rượu, trà, thuốc, bánh oản, tiền vàng, cau trầu, hoa hồng,… Tất cả được đặt trên mâm lễ cúng. Cuối cùng là một đĩa muối đặt riêng biệt để rải xuống đất sau khi nghi lễ cúng được tiến hành xong.
Đồ lễ cúng phá dỡ nhà của người miền Nam
Theo phong tục miền Nam thì đồ lễ cúng phá dỡ nhà cũng tương tự như những lễ vật cơ bản của người miền Bắc. Trong đó có lễ mặn, mâm ngũ quả và một số đồ lễ khác. Tuy nhiên, trong đó vẫn có sự khác biệt nhỏ lẻ. Một mâm lễ cúng của người miền Nam bao gồm có đồ lễ:
Mâm lễ mặn:
– Nem, giò, gà luộc, 1 con heo quay.
– Xôi đỗ hoặc gấc. Ngoài ra có thể thêm 1 đĩa bánh chưng hoặc chè xôi.
Mâm ngũ quả:
Người miền Nam thường khá chú trọng về màu sắc và họ thường thể hiện mong muốn của mình tới các vị thần linh qua những ý nghĩa của mỗi loại quả. Vì thế, 5 loại quả được chọn thường ưu tiên sử dụng tượng trưng cho 5 màu của ngũ hành trong phong thủy. Đó là:
Măng cụt (màu tím đen – hành Thủy).
Táo đỏ (màu đỏ – hành Hỏa).
Dưa lưới (màu vàng – hành Thổ).
Bưởi da xanh (màu xanh – hành Mộc).
Quả có màu trắng sáng (màu trắng – hành Kim).
Mâm lễ cúng phá dỡ nhà của người miền Nam
Đồ cúng lễ khác:
Phần đồ lễ cúng khác thì tương tự như người miền Bắc ở phần cau trầu (5 lá trầu, 5 quả cau têm sẵn, 1 chai rượu, 1 bao thuốc lá, 2 đĩa muối, gạo, nước, tiền vàng, hoa lay ơn đỏ hoặc hoa hồng đỏ.
Mỗi vùng miền đều có một nét văn hóa riêng biệt. Từ đó tạo nên tính đa dạng trong văn hóa dân tộc của người Việt. Nhìn chung thì nghi lễ cúng phá dỡ của người miền Bắc và miền Nam cơ bản không khác nhau là mấy. Nhưng yếu tố cốt lõi là tấm lòng thành với thần linh. Cầu mong các Ngài độ trì cho gia chủ được phá dỡ thuận lợi, gia đạo bình an.
+Mâm Cúng Khai Trương Shop Quần Áo
+MÂM CÚNG NHÀ MỚI
1,757,000₫ +Mâm Cúng Khởi Công Xây Dựng Công Trình
+Mâm Cúng Động Thổ Xây Nhà
Hướng dẫn bày trí mâm phá dỡ nhà hợp phong thủy
Việc bày mâm lễ cúng khéo léo và hợp phong thủy thì mâm lễ sẽ không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh tốt lành. Mời bạn cùng tham khảo cách bày trí mâm cúng mà Đồ Cúng Nhân Tâm muốn giới thiệu đến bạn:
Sắp xếp một cách cân bằng âm dương
Theo quan niệm của ông bà ta thì hoa là vật lễ tượng trưng cho Thanh Long. Vì thế nên thường được đặt ở trên cao. Mâm ngũ quả là lễ vật tượng trưng cho Bạch Hổ nên để ở dưới thấp. Vì thế, khi bày trí mâm lễ, bạn cần lưu ý bình hoa luôn phải có chiều cao hơn mâm ngũ quả. Tốt nhất nên đặt ở bên trái bàn thờ. Mâm ngũ quả đặt ở bên phải bàn thờ.
Sắp xếp mâm lễ cúng phá dỡ nhà phải cần cân bằng âm dương và ngũ hành
Sắp xếp cân bằng ngũ hành
Âm dương ngũ hành là 2 yếu tố rất quan trọng trong đời sống tâm linh. Vì thế, ngoài quan tâm đến âm dương, bạn cũng cần lưu ý đến yếu tố ngũ hành. Ngũ hành có Kim, Thủy, Thổ, Mộc, Hỏa. Bởi theo phong thủy thì việc cân bằng ngũ hành sẽ giúp vạn vật sinh sôi, tốt lành.
Khi sắp xếp đồ, bạn cũng cần chú ý đến màu sắc của hoa quả, tượng trưng cho các ngũ hành. Chẳng hạn như:
– Trái Thanh Long màu đỏ là biểu tượng của Hỏa.
– Trái Phật Thủ hay bưởi có màu vàng biểu tượng cho Thổ.
– Kiwi, ổi, táo màu xanh tượng trưng cho Mộc.
– Mận, hồng xiêm màu đen tím than chính là hành Thủy.
– Roi, đào có màu trắng sáng biểu tượng của hành Kim.
Bài văn khấn lễ cúng động thổ khởi công xây nhà, công trình chuẩn
Nội Dung Chính1 Giới thiệu về lễ cúng động thổ khởi công xây nhà, công trình1.1 Ý nghĩa của lễ cúng động thổ khởi công xây...
08 Th6Nghi thức làm phép đất khởi công xây dựng nhà ở
Nội Dung Chính1 Giới thiệu chung về nghi thức làm phép đất khởi công xây nhà ở1.1 Tầm quan trọng của nghi thức làm phép khởi công...
01 Th8Mâm lễ cúng khởi công xây dựng công trình lớn
Nội Dung Chính1 Tổng quan về lễ cúng khởi công xây dựng công trình lớn1.1 Mâm lễ cúng khởi công xây dựng công trình lớn bạn...
26 Th6Hướng cách làm lễ cúng phá dỡ nhà cũ đúng chuẩn phong tục
Việc làm lễ cúng phá dỡ nhà là hoạt động phổ biến và có từ lâu đời. Đây được coi như một phong tục không thể thiếu của người Việt khi có nhu cầu xây/phá nhà. Để thực hiện nghi lễ theo đúng phong tục, bạn hãy làm theo những bước dưới đây.
Chọn người làm chủ nghi lễ cúng phá dỡ nhà
Thông thường đối với các địa điểm công trình có quy mô lớn thì gia chủ sẽ mời thầy cúng về. Tuy nhiên, nhiều gia đình cũng có thể tự hành lễ. Vậy lúc này ai sẽ là người được làm chủ buổi lễ đây?
Trong buổi lễ cúng phá dỡ nhà, người chủ trì buổi lễ chính là gia chủ. Hoặc có thể ủy quyền cho người khác trong nhà đối với các trường hợp đặc biệt.
Người chủ của buổi lễ cúng phải là người chủ của công trình chuẩn bị phá dỡ. Nhiều trường hợp thì gia chủ có thể ủy quyền cho người khác trong nhà. Điều quan trọng nhất đó là việc đọc văn khấn phải thật sự thành tâm. Tâm có tịnh thì việc thờ cúng mới linh thiêng.
Khi đọc văn khấn cúng phá dỡ nhà cũ, người chủ trì cần chú ý đến khẩu âm. Không quá to cũng không được quá nhỏ. Nên đọc ở mức độ vừa phải, nhỏ nhẹ, vừa nghe. Nếu không thuộc bài văn khấn thì có thể viết ra giấy để tránh cho việc đọc bị sót hoặc đọc bị nhầm.
Chọn giờ tốt để làm lễ cúng phá dỡ nhà cũ
Phá dỡ nhà cũ, xây mới, khai trương cửa hàng,… Tất cả đều cần lựa chọn giờ cúng tốt, phù hợp. Bởi đây là một trong những lễ nghi rất quan trọng trong kinh doanh, xây dựng. Vì thế, gia chủ nên chọn giờ tốt để thực hiện đúng lễ nghi. Gia chủ cần xem thật cẩn thận hoặc nhờ thầy chọn ngày giờ hợp tuổi và bản mệnh trước khi tiến hành nghi lễ cúng. Cần tránh chọn ngày giờ hắc đạo và nên chọn những ngày giờ hoàng đạo.
Trình tự làm lễ cúng bái phá dỡ nhà
Trước khi tiến hành nghi lễ, gia chủ cần chuẩn bị thật kỹ nội dung văn khấn một cách chu đáo. Tránh tình trạng xảy thiếu sót gây phạm đến các vị thần linh. Đồng thời cần tuân thủ đầy đủ theo trình tự các bước như sau:
– Mặc quần áo thật chỉnh tề, thể hiện lòng thành tâm trong quá trình thực hiện.
– Thắp nhang và vái bốn phương, tám hướng. Sau đó quay vào mâm lễ khấn để cúng bái.
– Thắp nhang xong thì thực hiện nghi lễ.
– Sau khi cúng bái xong thì hóa tiền vàng. Tiếp theo là rải muối gạo và lấy xẻng xúc nhát đất đầu tiên xuống đất.
Dịch vụ làm mâm lễ cúng phá dỡ nhà cũ trọn gói, uy tín
Dịch vụ làm đồ lễ trọn gói trên thị trường ngày càng nhiều đã giúp cho những gia đình bận rộn có thể chuẩn bị được mâm lễ cúng đầy đủ và trọn vẹn. Trong đó có Đồ Cúng Nhân Tâm. Chúng tôi nhận làm mâm lễ cúng phá dỡ nhà với nhiều mức giá khác nhau. Khách hàng có thể chọn được gói phù hợp.
Ngoài ra, dịch vụ mâm đồ lễ cúng phá dỡ nhà của chúng tôi còn có nhân viên giao hàng tận nơi và hỗ trợ bày biện mâm cúng đẹp mắt, đúng phong thủy. Khách hàng khi đến với chúng tôi sẽ không phải lo lắng về bất cứ vấn đề gì trong mâm cúng phá dỡ nhà cũ.
Đồ Cúng Nhân Tâm cam kết cung cấp dịch vụ làm mâm lễ cúng phá dỡ nhà cũ uy tín, chuyên nghiệp và giá thành rẻ hàng đầu. Đồng thời cam kết mâm lễ được chuẩn bị theo đúng chuẩn phong thủy và phong tục của từng vùng miền.
Cách sắp xếp bàn thờ thổ công và gia tiên chuẩn tâm linh
Bàn thờ thổ công và gia tiên là một trong những nét đẹp văn hóa trong...
Cúng thôi nôi cho bé trai, gái vào giờ nào, ngày âm hay dương
Nội Dung Chính1 Cúng thôi nôi cho bé trai vào giờ nào, ngày âm hay...
Mâm cúng đầy cữ cho bé trai, gái, Lễ vật chuẩn 3 miền Nam Trung Bắc
Nội Dung Chính1 Giới thiệu chung về lễ cúng đầy cữ cho bé trai, bé...
Hướng dẫn làm lễ cúng Mụ đầy năm cho bé gái miền Nam
Nội Dung Chính1 Quy trình làm lễ cúng mụ cho bé gái theo phong tục...
Từ khóa » Phá Nhà Cũ Xây Nhà Mới
-
Xây Nhà Mới, Đập Nhà Cũ Phạm Đại Kỵ Này Thì Gia Chủ Xác Định ...
-
Mâm Cúng động Thổ Phá Dỡ Nhà Cũ Xây Lại Nhà Mới - YouTube
-
Sắm Lễ Cúng Phá Dỡ Nhà Cũ Theo Quan Niệm Tâm Linh Của Người Việt
-
Lễ Cúng Phá Dỡ Nhà Cũ Theo đúng Chuẩn Tâm Linh Việt Nam
-
Những Lưu ý Quan Trọng Khi Tháo Dỡ, Phá Dỡ Nhà Cũ
-
Những điều Cần Biết Về Thủ Tục Phá Bỏ Nhà Cũ Xây Nhà Mới
-
Lễ Cúng Phá Dỡ Nhà Cũ: Văn Khấn, Mâm Cúng, Cách Cúng
-
Mâm Lễ Cúng Phá Dỡ Nhà Cũ Gồm Những Gì? Mẫu Bài Văn Khấn ...
-
Phá Nhà Cũ để Xây Nhà Mới Cần Phải Làm Thủ Tục Xin Phép Phá Dỡ ...
-
Những điều Bạn Cần Biết Trước Khi Bạn Chuẩn Bị Xây Nhà Mới, Sửa ...
-
Lễ Cúng Phá Dỡ Nhà Cũ Cần Những Gì Là Chuẩn Phong Tục?
-
Kinh Nghiệm Phá Dỡ Nhà Cũ Và Quy Trình Mà Bạn Nên Biết để đảm ...
-
[Lễ Cúng Phá Dỡ Nhà Cũ]: Lễ Vật, Cách Cúng, Văn Khấn Chuẩn Nhất
-
Bài Văn Cúng Phá Dỡ Nhà Cũ