Sám Pháp Di Đà Tịnh độ - .vn
Có thể bạn quan tâm
- Tin tức
- Xiển dương Đạo pháp
- Media
- Môi trường
- Lời Phật dạy
- Sống an vui
- Đức Phật
- Sách Phật giáo
- Giáo hội
- Nghiên cứu
- Tâm linh Việt
- Phật pháp và cuộc sống
- Phật giáo thường thức
- Kinh Phật
- Phỏng vấn
- Chùa Việt
- 450
Sám pháp Di Đà Tịnh độ
Thích Thiện Phước
Sám hối là trong thân sinh ra năng lực hướng thượng thăng hoa, là phản tỉnh của tự thân đối với nơi ở, thế giới thời đại và căn cơ. Theo đó mà tín ngưỡng Di Đà Tịnh độ ở Trung Quốc lưu hành tư tưởng Sám hối và sự tín ngưỡng Tịnh độ kết hợp lại mà thành Sám Pháp Di Đà Tịnh độ.
Vào thời Tùy Đường, Nghi Sám Pháp của Phật giáo được sáng tác hoàn thiện và thành thục, ảnh hưởng tín ngưỡng Di Đà rất lớn, theo đó mà xuất hiện nghi lễ tán làm chủ. Đến thời Thiện Đạo Đại Sư, đề xướng 5 loại chánh hạnh: 1. Đọc tụng chánh hạnh: Y cứ vào Quán kinh, A Di Đà kinh, Vô Lượng Thọ kinh chuyên đọc tụng làm chánh Tông. 2. Quán sát chánh hạnh: Chuyên tư duy, quán sát, nhớ niệm A Di Đà Tịnh độ, y báo chánh báo trang nghiêm. 3. Lễ tán bái chánh hạnh: Chuyên lễ bái Phật A Di Đà. 4. Xưng danh chánh hạnh: Chuyên xưng tán danh hiệu A Di Đà Phật. 5. Tán thán cúng dường chánh hạnh: Chuyên môn tán thán, cúng dường Phật A Di Đà. Đồng thời Thiện Đạo Đại sư chế định ra nghi tắc thực tiễn về tín ngưỡng Tịnh độ, chủ yếu có 4 bộ 5 quyển. Trong ấy chủ yếu là “Chuyển Kinh Hành Đạo Nguyện Vãng Sinh Tịnh Độ Pháp Sự Tán và Vãng Sinh Lễ Tán Kệ”. Chuyển Kinh Hành Đạo Nguyện Vãng Sinh Tịnh độ Pháp Sự Tán, lược xưng là Pháp Sự Tán. Chuyển kinh tức là đọc tụng kinh điển, giống như phúng kinh vậy. Hành đạo chỉ cho xếp thành hàng để đi nhiễu Phật Lễ Tán, thông thường là chỉ cho đi nhiễu Phật, đi về phía bên phải, 1 vòng, 3 vòng, 7 vòng cho đến trăm ngàn vòng. Ngoài việc đi nhiễu Phật ở nội điện ra lại còn tán hoa, tụng kinh hoặc xướng phạm bái, đây là nghi thức cử hành pháp môn Tịnh độ ứng dụng đương thời, nội dung chủ yếu là nguyện vãng sinh Tịnh độ, lời tán xen vào trong kinh văn. Cho nên gọi là Chuyển Kinh Hành Đạo Nguyện Vãng Sinh Tịnh độ Pháp Sự Tán. Pháp Sự Tán, quyển thượng, chủ yếu bao quát những bài kệ phụng thỉnh, khải bạch, triệu thỉnh, tam lễ, biểu bạch, tán văn… Kế đến là nêu bày rõ về hành đạo kệ tán phạm hạnh, tán văn, kinh hành 7 vòng, phát lộ sám hối cho đến phát nguyện, thứ tự hành lễ… Quyển hạ là chuyển kinh, và ghi thuật lại sám hối về 10 ác nghiệp, hậu tán, kinh hành 7 vòng, khen Phật chú nguyện, kính lễ cho đến tùy ý… các nghi thức như thế. Nội dung của việc chuyển kinh quyển hạ, là đem toàn văn của kinh A Di Đà phân làm 17 đoạn, sau mỗi đoạn đều có văn khen ngợi, nhiều ít bất đồng, có đoạn chỉ có một bài tán, có đoạn thì năm hoặc nhiều hơn. Những tán văn này không chỉ là lễ tán mà còn bổ sung kinh văn. Như những y báo trang nghiêm của thế giới Cực lạc, kinh văn nói rất gọn, Đại sư Thiện Đạo thì căn cứ vào kinh Vô Lượng Thọ mà thêm vào. Lại thông qua việc chuyển đọc tán dương kinh A Di Đà, để khởi phát đạo tâm của hành giả tu pháp môn Tịnh độ.CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
- Chia sẻ Facebook
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
-
Kinh Ðịa Tạng - phần Tiêu Diệt Tội Chướng
-
Kinh Phật thuyết tội nghiệp báo ứng giáo hóa địa ngục
-
Kinh Bách Dụ: Người ngu để dành sữa
-
Kinh hang động ái dục
-
Thời gian và không còn thời gian
-
Thần chú Vãng sanh (Tiếng Việt)
-
Kinh Bách Dụ: Con chết, muốn hoàn lại trong nhà
-
Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)
-
Kinh Chánh tri kiến – nền tảng đạo đức Phật học
-
Đức Phật dạy có bốn loại vợ chồng sống chung với nhau
Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn
Ứng dụng 17:20 11/11/2018Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.
Sử dụng của cải một cách hợp lý
Ứng dụng 16:49 11/11/2018Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.
Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...
Ứng dụng 15:55 30/10/2018Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?
Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ
Ứng dụng 21:53 26/10/2018Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất.
Xem thêm
Tin đọc nhiều nhất
1
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
2
Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)
3
Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?
4
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
5
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
6
Trung ấm nghĩa là gì?
7
Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (2)
Tin chọn lọc
Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn
Bé mới sinh, lại muốn lớn ngay
"Phép lạ" của "Tĩnh Lặng" (*)
Vợ chồng sống với nhau thế nào cho ấm êm, hạnh phúc
Đừng đổ thừa tất cả cho nghiệp
Các hạt giống vô giá trong tàng thức
Từ điển Phật giáo
- A
- B
- C
- D
- E
- F
- G
- H
- I
- J
- K
- L
- M
- N
- O
- P
- Q
- R
- S
- T
- U
- V
- W
- X
- Y
- Z
Dữ liệu Phật giáo
- Đức Phật
- Tự Điển
- Giáo hội
- Chùa
- Sách
- Tăng sỹ
Từ khóa » Tịnh độ Sám Pháp
-
Niệm Phật Sám Pháp - Tịnh Độ - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Vãng Sanh Tịnh Độ Sám Nguyện Nghi - Tạng Thư Phật Học
-
Sám Nguyện Tịnh Độ Phần 1 TT Thích Tiến Đạt - YouTube
-
Thế Nào Là Sám Hối Trong Pháp Môn Tịnh Độ?
-
Niệm Phật Sám Pháp
-
TỊNH ĐỘ SÁM PHÁP - Diễn Đàn Phật Pháp
-
Sám Nguyện Tịnh Độ - THƯ VIỆN PHẬT GIÁO
-
Nghi Thức Sám Nguyện - Tịnh Độ
-
Tu Tịnh độ Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng Giống Như Kinh ...
-
Bài Văn Sám Hối Mới Nhất Của Tịnh Không... - Pháp Môn Tịnh Độ
-
Niệm Phật Sám Pháp Hòa Thượng Thích Thiền Tâm - NiemPhat.Vn
-
ĐẠI SƯ TỊNH QUÁN VÀ SÁM CHỦ TỪ VÂN VÃNG SANH
-
Khuyến Tu Tịnh độ - Chùa Bửu Châu - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam