Sambo: Môn Võ Sát Thủ Của đặc Nhiệm Nga - Công An Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
- Combato: Tuyệt kỹ thất truyền
- Keysi: Môn võ của người dơi
Theo tư liệu của Liên đoàn các Bộ môn Võ vật thế giới (FILA), Sambo hiện là 1 trong 4 bộ môn võ vật có tổ chức giải đấu nghiệp dư chính thức trên toàn thế giới. Ba bộ môn võ vật còn lại gồm: Vật cổ điển (Greco-Roman Wrestling 1), Vật tự do (Free-style Wrestling 2) và Nhu đạo (Judo 3).
Nguồn gốc
Sambo được phát triển dựa trên sự kết tinh và tập hợp nền tảng của các nghệ thuật vật truyền thống của các dân tộc thuộc Liên bang Xô Viết. Bộ môn cũng không ngừng phát triển và kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của các môn võ vật khác trên thế giới.
Chính vì vậy, khác với các bộ môn võ thuật khác, Sambo được gầy dựng bởi nhiều thế hệ của dân tộc Nga và không có người sáng lập.
Vào ngày 16-11-1930, Sambo chính thức được Hội đồng Thể dục thể thao toàn Liên bang Xô Viết công nhận là một môn thể thao và chính thức trở thành môn kỹ năng bắt buộc trong lực lượng vũ trang của Liên Xô.
Các nhà tiên phong trong phong trào phát triển Sambo đã cởi mở tiếp thu có chọn lọc nghệ thuật tự vệ thực dụng của các dân tộc trên thế giới, để củng cố và nâng cao kỹ năng chiến đấu tay không cho lực lượng vũ trang tại Liên Xô cũ và Nga ngày nay.
Trên lý thuyết, Sambo tiếp thu nền tảng võ thuật truyền thống của dân tộc Nga xây dựng và không ngừng tiếp thu các kỹ thuật chiến đấu và học thuyết võ thuật của tất cả các dân tộc khác trên thế giới, thực dụng và phù hợp nhất với đặc điểm nhân chủng học của dân tộc mình. Xuất phát từ vị trí giao thoa giữa châu Âu và châu Á, nước Nga đã không ngừng tiếp thu các kỹ thuật chiến đấu từ chính các đạo quân xâm lược khác của họ trong suốt bề dày lịch sử vệ quốc.
Các ảnh hưởng từ bên ngoài tác động đến quá trình phát triển của Sambo được ghi nhận từ nhiều nền võ thuật khác nhau như: Các kỹ thuật vật của phương Tây (European Wrestling), Nhu thuật phương Đông (Oriental jujitsu) và cả một số các kỹ thuật tự vệ đã được chuẩn hóa và đưa vào thi đấu tại Thế vận hội như: Quyền Anh (Boxing), Vật cổ điển (Greco-Roman wrestling) và Vật tự do (free-style wrestling)…
Ngoài ra, Sambo còn bổ sung các kỹ thuật dị biệt của một số môn khác vào trong kỹ thuật của mình, ví dụ như: các kỹ thuật đâm, thích kiếm (lunging techniques) và các kỹ thuật đỡ gạt (parrying techniques) trong môn đấu kiếm Ý (Italian scherma fencing).
Sambo hiện đại
Mỗi kỹ thuật của Sambo đều dược mổ xẻ và phân tích kỹ lưỡng về tính hiệu quả và hợp lý về nhân chủng học của dân tộc Nga, với tham vọng là kỹ năng tự vệ tay không với mục tiêu tối thượng là khống chế địch thủ trong thời gian ngắn nhất. Chính vì vậy, Sambo đã đưa các kỹ thuật cận chiến hiệu quả nhất của Nhu thuật (Jujitsu) và “người anh em mềm dẻo của nó” là Nhu đạo vào hệ thống đào tạo của mình.
Sambo vẫn đang được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia về thể dục thể thao. Mục đích chính của Sambo là tối ưu hoá kỹ thuật và khả năng huấn luyện để có thể áp dụng cho nhu cầu tự vệ cá nhân, cho các lực lượng cảnh sát, bộ đội biên phòng, đặc cảnh, bảo vệ yếu nhân, nhân viên bệnh viện tâm thần, quân đội và biệt kích.
Xuất phát từ gốc, Sambo được chia thành 3 hướng phát triển theo nhu cầu của cộng đồng:
Sambo thể thao: Hướng phát triển này được tổ chức và xây dựng cho các giải thi đấu Đô vật nghiệp dư hay giải thi đấu Nhu đạo nghiệp dư. Về phương thức thi đấu, tương tự như Nhu đạo (Judo hiện đại), Sambo cũng có một số nét đặc trưng riêng về luật thi đấu, nghi thức và võ phục.
Sambo tự vệ: Hướng phát triển này được tổ chức và xây dựng trên cơ sở kết hợp với kỹ thuật tự vệ của Aikijutsu, Jujitsu hay Aikido, và các kỹ thuật dùng để tự vệ tay không hay sử dụng vũ khí khác.
Sambo chiến đấu: Hướng phát triển này được dùng để huấn luyện cho quân đội. Chính vì vậy, nhánh này khá xa rời với cội nguồn Sambo ban đầu. Nó bao gồm các kỹ thuật tự vệ có vũ khí hay tay không thực dụng. Nói cách khác, nhánh này tương tự như môn võ tự do hiện đại, trong đó Sambo được kết hợp với nhiều kỹ thuật thực chiến khác.
25 môn võ chết chóc nhất Từ khi lịch sử bắt đầu, con người đã phấn đấu để tìm ra những phong cách võ thuật hiệu quả, “chết chóc” nhất để có thể đương đầu với thú dữ và kẻ thù ở các bộ lạc khác nhau, sau đó là trong chiến tranh... |
Từ khóa » Học Võ Sambo ở đấu
-
Học Võ Sambo ở đấu - Dạy Võ Tại Nhà
-
Học Võ Sambo Ở Đấu - Cẩm Nang Hải Phòng
-
Sambo Submission Fighting With Vladislav Koulikov - TỰ HỌC VÕ ...
-
Tự Học Sambo Từ A-Z Tính... - Video Dạy Võ Thuật Thực Chiến
-
Môn Võ Sambo: Niềm Tự Hào Của Xứ Sở Bạch Dương - Kickfit Sport
-
Top 7 Môn Võ Thích Hợp Cho Mục đích Tự Vệ
-
Hỏi Chỗ Tập Võ SAMBO Tại Sài Gòn | 5giay
-
Sambo Là Gì? Lịch Sử Môn Võ đặc Trưng Nước Nga - Webthethao
-
Những Môn Võ Thuật Có Thể Gây Chết Người Trong Lịch Sử ( Kỳ 2)
-
Sambo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Môn Võ Sambo Hướng Về Olympic - Hànộimới
-
Võ Sĩ Kick-boxing Singapore Nazri Sutari: Thất Bại ở SEA Games Là ...
-
Có Gì Khác Với Sambo Judo: điểm Tương đồng, Khác Biệt Và đánh Giá