Sân Bay Chu Lai – Wikipedia Tiếng Việt

Sân bay Chu Lai
Cảng hàng không Chu Lai
Mã IATAVCL Mã ICAOVVCA
Thông tin chung
Kiểu sân bayCông cộng
Cơ quan quản lýTổng công ty cảng hàng không Miền Trung
Thành phốTam Kỳ, Quảng Nam
Vị tríTam Nghĩa, Núi Thành
Diện tích3000 ha
Độ cao8 m / 26 ft
Tọa độ15°24′22″B 108°42′20″Đ / 15,40611°B 108,70556°Đ / 15.40611; 108.70556
Trang mạnghttp://chulaiairport.vn/
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
14/32 3.050 10.006 Bê tông
Thống kê (2016)
Số lượt khách[1]550.000 (Tăng 254%)
ACV[2], Sân bay[3]

Sân bay Chu Lai (IATA: VCL, ICAO: VVCA) là sân bay ở tỉnh Quảng Nam, nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, đây là Căn cứ không quân Chu Lai của Không lực Việt Nam Cộng hòa và Không lực Hoa Kỳ. Ngày 22 tháng 2 năm 2004, nhà ga hành khách được khởi công xây dựng. Ngày 22 tháng 3 năm 2005, chuyến bay thương mại đầu tiên từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hạ cánh xuống đây. Sân bay Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam, với 3000 ha. Đường băng dài 3050 m. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, máy bay B-52 thường cất hạ cánh ở đây. [4]

Nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai, sân bay này sở hữu vị trí đắc địa khi nằm giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.  Với hệ thống giao thông đa dạng bao gồm đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, Chu Lai dễ dàng kết nối với các tỉnh thành trong cả nước. Quốc lộ 14  là tuyến đường huyết mạch nối liền sân bay với Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên và  biên giới Việt – Lào. Trong tương lai, việc kết nối với hệ thống đường xuyên Á sẽ càng mở rộng  cơ hội giao thương quốc tế cho khu vực.[5]

Các hãng hàng không và tuyến bay

[sửa | sửa mã nguồn]
Hãng hàng không Các điểm đến
Vietnam Airlines Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Pacific Airlines Thành phố Hồ Chí Minh
VietJet Air Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Bamboo Airways Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Tương lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT vào tháng 7, 2017, tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Bộ GTVT đề xuất nâng cấp sân bay Chu Lai đến năm 2025 trở thành Cảng hàng không quốc tế và trở thành trung tâm trung chuyển, vận tải hàng hóa lớn nhất cả nước với công suất dự kiến 1 triệu tấn hàng hóa/năm vào năm 2020 và 5 triệu tấn/năm và 4,1 triệu lượt hành khách/năm vào năm 2025.[6][7][8]

Hãng hàng không giá rẻ Vietjet đề xuất dự kiến tham gia đầu tư 20.000 tỉ đồng vào sân bay Chu Lai và phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn [9]:

Giai đoạn 1 (đến năm 2020) sẽ cải tạo, mở rộng đường băng hiện hữu lên 3.250 mét chiều dài và chiều rộng là 65 mét. Đồng thời, xây mới một nhà ga hành khách có công suất khoảng 2 triệu hành khách/năm; một nhà ga hàng hóa và khu phục vụ có khả năng đáp ứng nhu cầu của 2 công ty vận tải hàng hóa lớn; và 2 hangar bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.

Giai đoạn 2 (đến năm 2025), sẽ nâng cấp nhà ga hành khách lên 4 triệu hành khách/năm; mở rộng nhà ga hàng hóa và khu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của 4 công ty vận tải hàng hóa lớn.

Giai đoạn 3 (sau năm 2025), đầu tư xây mới đường băng thứ hai với quy mô dài 3.250 mét, rộng 65 mét nằm ở phía Đông của sân bay. Xây dựng mới nhà ga thứ hai công suất 4 triệu hành khách/năm; một tổ hợp hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa lâu dài của tỉnh Quảng Nam và các vùng lân cận.

Các hạng mục khác thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng không như cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cũng sẽ được mở rộng tùy theo nhu cầu thực tế.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Số hành khách thông qua
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015 154.549[1] (Tăng 284,5%)
2016 550.000(Tăng 254%)
2019 760.000(Tăng 25%)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Kết quả sản xuất kinh doanh của ACV: Năm 2015 sản lượng hành khách thông qua cảng đạt trên 63 triệu lượt, tăng 24,2% so với năm 2014”. ACV. 19 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ “CẢNG HÀNG KHÔNG CHU LAI”. ACV. ACV. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ “Giới thiệu Sân bay Chu Lai”. Sân bay Chu Lai. Sân bay Chu Lai. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ “Sân bay Chu Lai sẽ đón chuyến bay đầu tiên”. Sài Gòn Giải Phóng. ngày 12 tháng 2 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ “Taxi Sân Bay Chu Lai - Quảng Ngãi Giá Rẻ | Chạy Xuyên Tết 2025”. dichvutaxi.com.vn. 20 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ “Quảng Nam kiến nghị Bộ GTVT nâng cấp sân bay Chu Lai”. Dân Trí.
  7. ^ “Quảng Nam đề xuất nâng cấp sân bay Chu Lai”. Tuổi trẻ online.
  8. ^ “Phát triển sân bay Chu Lai thành cảng trung chuyển lớn nhất nước”. Cục hàng không Việt Nam.
  9. ^ “Vietjet muốn rót 20.000 tỉ đồng nâng cấp sân bay Chu Lai”. Thời báo kinh tế Sài Gòn Online. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  • x
  • t
  • s
Việt Nam Sân bay ở Việt Nam
1 Cả quân sự lẫn dân sự  · 2 Tư nhân quản lý
Quốc tế
  • Cam Ranh1
  • Cần Thơ1
  • Cát Bi
  • Đà Nẵng1
  • Nội Bài
  • Liên Khương
  • Phú Bài
  • Phú Quốc
  • Tân Sơn Nhất
  • Vân Đồn2
  • Vinh
Nội địa
  • Buôn Ma Thuột
  • Cà Mau
  • Chu Lai1
  • Côn Đảo
  • Điện Biên
  • Đồng Hới
  • Phù Cát1
  • Pleiku
  • Rạch Giá
  • Thọ Xuân1
  • Tuy Hòa1
  • Vũng Tàu1
Quân sự
  • Thành Sơn
  • Biên Hòa
  • Gia Lâm
  • Hòa Lạc
  • Kép
  • Kiến An
  • Yên Bái
  • Gia Bình (quy hoạch)
  • Trường Sa
Đang xây dựnghoặc quy hoạch
  • Long Thành
  • Gò Găng
  • Lai Châu
  • Nà Sản
  • Phan Thiết
  • Quảng Trị
  • Sa Pa
  • Tràng An
Đã ngừng hoạt động
  • An Hòa
  • Anh Sơn
  • Bạch Mai
  • Cam Ly
  • Châu Đốc
  • Dục Mỹ
  • Dương Đông
  • Kon Tum
  • Libi
  • Long Xuyên
  • Mộc Hóa
  • Năm Căn
  • Nha Trang
  • Nước Mặn
  • Nước Trong
  • Phú Giáo
  • Phước Bình
  • Quy Nhơn
  • Thất Sơn
  • Trà Vinh
  • Trúc Giang
  • Xuân Lộc

Dân tộc • Ngôn ngữ • Việt kiều • Các tỉnh • Thành phố • Vườn quốc gia • Sân bay • Cửa khẩu

Từ khóa » Chu Lai