Sán Lá Gan Ký Sinh ở đâu? Đặc điểm Cấu Tạo, Di Chuyển Cách Nào?
Có thể bạn quan tâm
Bệnh sán lá gan hiện diện ở khắp các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê có khoảng 19 triệu người ở châu Á, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam nhiễm sán lá gan lớn.
Sán lá gan là gì?
Sán lá gan là một loại ký sinh trùng phổ biến ở người, thuộc họ sán lá. Ở miền Bắc Việt Nam thường nhiễm sán lá gan lớn, còn ở miền Nam Việt Nam thường nhiễm sán lá gan nhỏ. Người bị bệnh thường có dấu hiệu đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu, có khi vàng da, xơ gan… Bệnh dễ nhầm với viêm gan siêu vi, áp xe gan do các loại ký sinh trùng khác (amíp, giun đũa chó mèo…) hoặc do vi khuẩn (áp xe đường mật), ung thư gan (u gan), cơn đau dạ dày… (1)
Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan
Sán lá nói chung là những loài ký sinh trùng có thân dẹp, giống hình chiếc lá, thân không phân thành từng đoạn, với kích thước từ vài mm đến vài cm. Sán có đĩa hút bụng và đĩa hút miệng. Nếu đĩa hút bụng giúp sán bám vào cơ quan ký chủ một cách dễ dàng thì bên trong sán còn có đĩa hút miệng giúp tiêu hóa thuận tiện.
Ngoài miệng, sán còn có hầu, thực quản và manh tràng. Cơ quan sinh dục gồm cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái. Cơ quan sinh dục đực gồm 2 tinh hoàn phân nhánh hoặc chia thành nhiều thùy tùy loài, từ đó xuất phát 2 ống dẫn tinh.
Sau một đoạn thì nhập lại cho ống duy nhất đi đến dương vật nằm trong túi dương vật. Cơ quan sinh dục cái gồm buồng trứng nhỏ chia nhiều thùy hoặc phân nhánh, ống dẫn trứng thông với noãn phòng, đổ ra lỗ sinh dục cái nằm cạnh lỗ sinh dục đực. Tuyến sinh noãn hoàng ở 2 bên thân sán. Noãn phòng là nơi trứng hình thành. Tử cung khúc khuỷu là nơi chứa trứng.
>> Đọc thêm về: Sán lá phổi
Phân loại sán lá gan
Bệnh sán lá gan gồm sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) và sán lá gan lớn (Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica). Sán lá gan nhỏ hay lớn đều có hình lá, thân dẹt và kích thước khác nhau. Với vẻ bề ngoài, nhìn chung sán lá gan lớn có kích thước lớn hơn rất nhiều so với sán lá gan nhỏ.
Sán lá gan nhỏ: trứng rất nhỏ hình thuẫn có nắp lồi dễ thấy, màu nâu sẫm, đối diện với nắp có gai nhỏ, kích thước 27x16mcm (1mcm = 0,001mm). Bên trong trứng có phôi. Khi trưởng thành, sán có màu đỏ nhạt, dài 1-2 cm, chiều ngang 0,2-0,4 cm. Đĩa hút miệng lớn hơn đĩa hút bụng. Thực quản khá dài, chiếm ¼ chiều dài thân sán. Manh tràng dài đến tận cuối đuôi. Lỗ sinh dục ở trước đĩa hút bụng. Tinh hoàn phân nhánh nằm sau buồng trứng.
Sán lá gan lớn: trứng sán có vỏ dày màu vàng nâu, hình bầu dục có nắp, kích thước 140x80mcm, bên trong chứa phôi bào. Khi trưởng thành, sán có màu xám hồng, dài từ 3-4cm, giống như chiếc lá, phần đầu nhỏ chứa đĩa hút miệng. Sán có thực quản ngắn, ruột dài phân nhiều nhánh nhỏ chạy đến cuối thân. Cơ quan sinh dục đực có tinh hoàn phân nhánh nằm ở phía sau thân. Lỗ sinh dục ở trước đĩa hút bụng.
Vòng đời của sán lá gan
Sán lá gan rất thường gặp ở các tỉnh/thành của Việt Nam, vậy sán lá gan sống ở đâu? Sán lá gan trưởng thành sống trong ống mật. Trứng sán theo phân ra ngoài, gặp nước thì tế bào phôi phát triển thành ấu trùng có lông tơ. Ấu trùng chui qua nắp tìm ốc thích hợp để chui vào, phát triển qua các giai đoạn bào tử nang (sporocyst), phát triển thêm vài giai đoạn rồi tiến tới cuối cùng là ấu trùng đuôi. (2)
Mỗi giai đoạn phát triển số lượng ấu trùng tăng lên gấp bội. Một ấu trùng lông có thể cho ra 100.000 ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc, bơi tìm ký chủ trung gian thích hợp để bám. Tại đây, nó rụng đuôi biến thành ấu trùng.
Các ký chủ trung gian thứ 2 có thể thực vật thủy sinh, cá hay loài giáp xác. Khi người hay các loài động vật ăn ký chủ trung gian thứ hai thì hậu ấu trùng đi vào ruột, di chuyển đến cơ quan thích hợp tùy loài và phát triển thành sán trưởng thành trong vài tháng.
Sán lá gan ký sinh ở đâu để phát triển?
Vòng đời của sán lá gan (bao gồm cả sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ) đều phải ký sinh vào cơ thể người và động vật mới có thể phát triển chu kỳ của mình. Thế nhưng, sán lá gan ký sinh ở đâu để phát triển và sán lá gan di chuyển bằng cách nào để xâm nhập vào cơ thể người?
Với sán lá gan nhỏ, sán ký sinh chủ yếu ở người và một số động vật như chó, mèo, hổ, báo, cáo, chồn, rái cá, chuột… Trứng được bài xuất theo phân ra ngoài, gặp môi trường nước ngọt ở sông suối, ao hồ… Trứng lơ lửng trong nước, bị loài ốc nước ngọt thuộc giống Bithynia, giống Melania nuốt. Trong cơ thể ốc, ấu trùng lông tơ chui ra khỏi trứng, lần lượt phát triển qua các giai đoạn từ bào tử nang đến ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc chui qua da cá nước ngọt thuộc họ Cyprinidae như cá diếc, cá rô, cá lia thia,… Khi xâm nhập được vào cơ thể các loài cá, chúng rụng đuôi và thành hậu ấu trùng ở da hoặc thịt cá.
Người bị nhiễm bệnh do uống nước lã, ăn cá sống hay nấu chưa chín (các món gỏi cá, tôm sống chấm mù tạt…), ăn gan động vật nhiễm bệnh chưa nấu chín, ăn rau mọc dưới nước (rau muống nước, xà lách xoong, ngò om…) còn sống nhưng không rửa kỹ… có chứa trứng hoặc ấu trùng nang chưa được nấu chín. Và sán lá gan di chuyển như thế nào khi tấn công được vào cơ thể? Khi ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan. Khi xâm nhập vào mô gan, sán non phát triển thành sán trưởng thành, đẻ trứng trong ống dẫn mật. Sau một tháng xâm nhập, sán trưởng thành và đẻ trứng.
Với sán lá gan lớn, sán trưởng thành sống trong ống mật của các động vật ăn cỏ (trâu, bò) rồi đẻ trứng. Trứng theo mật rồi theo phân ra ngoài, phôi bào phát triển thành ấu trùng lông sau 9-15 ngày. Khi ra ngoài, sán gặp môi trường nước, ấu trùng lông tơ rời khỏi trứng, bơi trong nước, rồi chui vào ốc Lymnaea sống ở dưới nước. Trong cơ thể ốc lần lượt phát triển qua các giai đoạn bào tử nang, dần tiến tới ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây thủy sinh, rụng đuôi biến thành hậu ấu trùng.
Khi các loài động vật ăn cỏ hay người ăn phải những loại rau này, vào ruột non hậu ấu trùng mất vỏ, biến thành sán non. Sán non bắt đầu chui qua vách ruột, xuyên phúc mạc rồi xuyên qua gan để sống trong các ống mật. Sán sống khoảng 1 năm ở đây. Nhiều trường hợp, sán non lọt vào mạch máu theo đại tuần đi nhầm đến phổi, mắt, mô dưới da.
>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những căn bệnh về virus và kí sinh trùng
Triệu chứng của bệnh sán lá gan
Với sán lá gan nhỏ, nhiều trường hợp người bệnh không có triệu chứng rõ rệt, tình cờ phát hiện bệnh khi đi xét nghiệm phân. Khi người bệnh nhiễm nhiều sán lá gan nhỏ (trên 100 con) thì triệu chứng rõ rệt hơn, với các giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: người bệnh có rối loạn tiêu hóa, ói mửa, tiêu chảy xen kẽ táo bón, chán ăn. Ngoài ra, người bệnh có thể nổi mẩn kèm bạch cầu ái toan tăng cao.
- Giai đoạn toàn phát: sụt cân, đau bụng. Trong trường hợp bệnh nặng, gan sẽ to, cứng, đau và ống dẫn mật bị sưng, vách dày lên làm tắc mật, ứ mật, vàng da. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ xuất hiện trạng thái thiếu máu, gan bị xơ hóa, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa và người bệnh suy kiệt dần rồi chết. Trong trường hợp sán lạc chỗ đến ống tụy sẽ gây viêm ống tụy.
Với sán lá gan lớn, ở giai đoạn khởi phát thường kéo dài 2-3 tháng tương ứng với giai đoạn khi sán non bắt đầu di chuyển trong nhu mô gan hướng về ống mật. Với những triệu chứng nhiễm độc như nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, tiêu chảy, đau vùng hạ sườn phải. Khi bác sĩ khám sẽ thấy gan to, sờ đau, bạch cầu ái toan trong máu tăng lên đến 70% – 80%.
Giai đoạn toàn phát: viêm ống mật mạn tính tương ứng sự hiện diện sán trưởng thành trong ống mật. Bệnh có triệu chứng như viêm ống mật cấp, gan to đau, sốt kèm ớn lạnh, rối loạn chức năng tiết mật, tiêu chảy xen kẽ táo bón, vàng da, dị ứng, tổng trạng suy sụp. Bệnh dây dưa trong nhiều năm, tuy nhiên ít khi tiến đến xơ gan.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh sán lá gan nhỏ phân bố rộng khắp các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê đến 19 triệu người ở các nước châu Á gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam nhiễm sán lá gan nhỏ.
Riêng tại Việt Nam, sán lá gan nhỏ đã được xác định ca bệnh ở ít nhất 21 tỉnh/thành. Ở khu vực miền Bắc có Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Giang. Ở miền Trung có Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông. Số lượng nhiễm sán lá gan nhỏ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng vùng, ví dụ ở Ninh Bình, Nam Định, Phú Yên và Bình Định thì tỷ lệ nhiễm bệnh chiếm từ 15% – 37%.
Vì vậy, khi có dấu hiệu lâm sàng như đau âm ỉ, có thói quen ăn gỏi cá thì nên đi gặp bác sĩ, chứ không phải đợi đến khi vàng da. Khi khám, bác sĩ sẽ nhận thấy có thể gan người bệnh to, cứng. Xét nghiệm sẽ ghi nhận bạch cầu ái toan trong máu tăng cao, thường từ 15%-20% (trong khi bình thường là dưới 7%).
Bệnh sán lá gan lớn phân bố nhiều ở các nước châu Âu (Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha), châu Mỹ (Argentina, Peru, Ecuador, Bôlivia), châu Phi (Ai Cập, Etiopia), châu Á (Hàn Quốc, Iran, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam). Ở Việt Nam cho đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai và Đà Nẵng.
Với những người bệnh có dấu hiệu đau vùng hạ sườn phải, có thói quen ăn xà lách xoong hoặc rau thủy sinh thì nên đi gặp bác sĩ. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm để xem tình trạng bạch cầu ái toan tăng cao hay không, đồng thời xét nghiệm huyết thanh miễn dịch như miễn dịch điện di, miễn dịch hấp phụ gắn men (Elisa) để phát hiện kháng thể để truy dấu vết sán lá gan lớn.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tìm trứng trong phân để xác định người bệnh có bị sán lá lớn ở gan. Thông thường, ở giai đoạn mạn tính có tới 35% ca bệnh được tìm thấy trứng trong phân. Trước khi xét nghiệm phải ngưng ăn gan bò, cừu trong 8 ngày để loại trừ dương tính giả do ăn gan bò, cừu mắc bệnh sán này. Bác sĩ còn có thể giúp người bệnh tìm trứng trong dịch hút từ tá tràng.
Điều trị sán lá gan
Tùy thuộc vào từng ca bệnh mà Hệ thống BVĐK Tâm Anh sẽ cá thể việc điều trị bệnh sán lá gan. Với những bệnh nhẹ, người bệnh thường được điều trị bằng thuốc phù hợp cơ địa, tình trạng bệnh mỗi bệnh nhân. Nhưng với trường hợp nặng hơn như tạo các ổ áp xe ở gan thì ngoài việc điều trị bằng thuốc diệt sán lá gan, bác sĩ có thể cho nhập viện theo dõi tình trạng ổ áp xe, có thể có bội nhiễm vi trùng, có thể phải dùng thêm kháng sinh hoặc chọc dẫn lưu ổ mủ ra ngoài. Những trường hợp sán lá gan tạo ổ áp xe thì phải sau 3- 12 tháng mới liền sẹo.
Phòng ngừa sán lá gan
Hiện không ít người quan niệm chỉ cần uống một viên thuốc sổ giun (Albendazol hoặc Mebendazol) là ngừa được các loại giun sán nhưng thực tế, mỗi loại thuốc chỉ điều trị được vài loại giun sán nhất định. Do đó, cách phòng ngừa quen thuộc vẫn là tuân thủ việc ăn chín – uống sôi. Nhưng hiện nay, nhiều người trẻ không quan tâm, thậm chí coi thường tính mạng vì có sở thích ăn gỏi cá sống, gỏi ốc sống, ăn rau sống cho tự nhiên, organic… trong khi chất lượng thực phẩm sạch chưa được kiểm soát tốt.
Để không bị sán lá gan nhỏ, tốt nhất là tránh ăn gỏi cá sống, không phóng uế bừa bãi, quản lý tốt phân chuồng của động vật nuôi và thú cưng. Phát hiện sớm người mắc bệnh để điều trị và phát hiện sớm mầm bệnh.
Với bệnh sán lá lớn ở gan thì không ăn rau sống mọc hoang, rau mọc dưới nước mà không được rửa kỹ, nên rửa dưới vòi nước sạch với lực chảy mạnh. Cần tách khỏi đàn trâu bò cừu riêng biệt với khu vực trồng rau.
Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn An toàn sinh học cấp 2. Đồng thời, các dịch vụ xét nghiệm được thực hiện bằng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất thế giới như: Hệ thống máy Alinity M của hãng Abbott (Mỹ), Hệ thống máy Sysmex XN 1000, Sysmex cs-1600 (Bộ phận Huyết học – Truyền máu); Hệ thống máy Roche Cobas 6000; Hệ thống máy nước tiểu Roche Cobas u701, u601, u411; Máy khí máu Roche Cobas b211; Hệ thống quản lý phòng xét nghiệm Cobas Infinity (Bộ phận Hóa sinh – Miễn dịch)…
Để tầm soát bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ, quý khách có thể đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giàu kinh nghiệm về các bệnh về ký sinh trùng của BVĐK TÂM ANH. Khách hàng có thể điền thông tin tại đây, hoặc liên hệ qua:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Như vậy chúng ta đã hiểu thêm được về sán lá gan, cũng như những căn bệnh liên quan về nó. Vì thế mỗi người cần chú ý hơn về việc ăn chín – uống sôi để hạn chế rủi ro, khả năng nhiễm các loại kí sinh trùng nguy hiểm khác.
Từ khóa » Cách Di Chuyển Của Sán Lá Gan Như Thế Nào
-
Hình Thức Di Chuyển Của Sán Lá Gan Như Thế Nào? - Hoc247
-
Nêu Nơi Sống, Cấu Tạo Và Di Chuyển Của Sán Lá Gan - Thu Hảo - Hoc247
-
Đặc điểm Di Chuyển Của Sán Lá Gan?
-
Sán Lá Gan Di Chuyển Nhờ
-
Sán Lá Gan Di Chuyển Nhờ Lông Bơi
-
Lý Thuyết Về Sán Lá Gan | SGK Sinh Lớp 7
-
1. Sán Lá Gan Di Chuyển Như Thế Nào? 2. Trình Bày Vòng đời ... - Hoc24
-
Nơi Sống Và Cách Di Chuyển Của Sán Lá Gan - MTrend
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sán Lá Gan Và Cách Phòng Tránh
-
Nêu Nơi Sống, Cấu Tạo Và Di Chuyển Của Sán Lá Gán - Sinh Học Lớp 7
-
Bệnh Sán Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Vòng đời Sán Lá Gan Có đặc điểm Gì? | Vinmec
-
Bài 11. Sán Lá Gan