Sán Lá Gan Sán Dây Sán Lá Máu Xâm Nhập Vào Cơ Thể Vật Chủ Qua ...
Có thể bạn quan tâm
Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào? Thực tế, đây là 3 loại sán lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Để giúp độc giả có thông tin về loại sán này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này. Chắc chắn các bạn sẽ có được thông tin bổ ích cho mình.
Sán lá gan, sán dây, sán lá máu là gì?
Trước khi giúp độc giả tìm ra đáp án câu hỏi: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu sơ qua về 3 loại sán này một chút các bạn nhé.
Bệnh sán lá gan.
Bệnh sán lá gan cũng là một trong những bệnh có liên quan tới bệnh ký sinh trùng ở người. Bệnh sán lá gan được chia làm 2 loại đó là:
Bệnh sán lá gan
- Sán lá gan lớn bao gồm 2 loại đó là: Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Sán lá gan lớn có thân dẹt, bờ mỏng và khá giống với hình một chiếc lá. Kích thước của chúng giao động từ 20 – 30mm x 10 – 12mm.
- Sán lá gan nhỏ lại gồm có 3 loại đó là: Clonorchis sinensis, Opisthorchis felineus, Opisthorchis viverrini. Về hình dáng của chúng cũng giống như sán lá gan lớn những kích thước của chúng nhỏ hơn. Cụ thể thì chiều dài của sán lá nhỏ chỉ là 10-20mm và chiều rộng là 1-4mm.
Cả 2 loại sán đều là thể lưỡng giới, bởi vì trên cơ thể của chúng có cả tình hoàn và buồng trứng. Chính điều này đã tạo điều kiện cho chúng sinh sôi nảy nở trong cơ thể sống.
Bệnh sán dây
Thực chất sán dây còn được gọi là sán dây lợn, có tên khoa học Taenia solium. Loại sán này thuộc giống Taenia và thuộc họ sán dây Taeniidae. Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì cơ thể người là vật chủ chính của loài ký sinh trùng này.
Về hình dáng, sán dây lợn có hình dẹt, sợi dây, chiều dài từ 4-8 mét và có tới 900 đốt. Chúng có màu trắng đục hoặc hơi vàng. Xét về cấu trúc thì loại sán này được chia làm 3 phần đó là:
- Phần đầu có dạng hình cầu, khá giống với đầu đinh ghim. Có kích thước dài 1-2mm và có 4 giác bám.
- Phần cổ có chiều dài là 5mm. Đây là nơi sinh ra đốt non và chúng không có ranh giới rõ ràng với phần đầu.
- Phần thứ 3 là phần thân: Thực tế, phần cổ phát triển dần ra nên được gọi là phần thân. Chúng bao gồm cả các đốt sán non và các đốt sán già. Tại các đốt sán già sẽ xuất hiện bộ phận sinh dục đực và bộ phận sinh dục cái. Khi đốt sán già, chúng sẽ bị rụng đi khoảng 5-6 đốt và theo phân ra ngoài. Ước tính mỗi đốt này sẽ chứa tới 50.000 đến 80.000 trứng.
Bệnh sán lá máu
Bệnh này còn được gọi là bệnh sán máng. Đây thực chất là một loại bệnh do loại sán dẹp gây ra. Chúng có giới đực và giới cái có sự riêng biệt. Loại sán này sống ký sinh chủ yếu ở hệ tuần hoàn.
Bệnh sán lá máu
Chúng bao gồm có 5 loại đó là: Schistosoma haematobium, Schistosoma mansoni, Schistosoma japonicum, Schistosoma intercalatum, Schistosoma mekongi. Loại sán máng đực có chiều dài từ 4-15mm còn con cái là 20mm và chúng đều có chiều rộng là 1mm.
Như vậy, qua nội dung này chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được 3 loại sán này trên thực tế đúng không nào? Vậy sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.
Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?
Đối với sán lá gan
- Loại sán lá gan nhỏ thì nơi sống ký sinh của loại này chính là người và một số động vật như: Mèo, chó, rái cá, chuột… Loại vật chủ trung gian truyền bệnh đó là loại ốc Bithynia, Melania và các nước ngọt. Từ vật thể này chúng sẽ xâm nhập vào trong cơ thể qua dạ dày, tá tràng lên tới đường mật và tới gan.
- Còn đối với sán lá gan lớn: Vật chủ chính của loại sán này là trâu, bò. Còn người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên. Đối với loại sán này thì vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnaea và các loại rau sống dưới nước. Còn người ăn phải rau có sán, chúng sẽ qua dạ dày, tá tràng, đường mật và tới gan.
Đối với sán dây lợn.
Khi các đốt sán dây lợn bị rụng, theo phân ra ngoài môi trường chúng sẽ bị thối rữa và giải phóng trừng. Khi lợn ăn phải trứng hoặc các đốt sán này và trứng sẽ nở thành ấu trùng. Sau đó ấu trùng chui vào thành ống tiêu hóa vào máu rồi tới các cơ vân và tạo kén. Nếu con người ăn phải lợn bị sán mà chưa nấu chín sẽ bị nhiễm bệnh.
Chu trình ký sinh của bệnh sán dây lợn
Đối với sán lá máu.
Loại sán này sống chủ yếu trong máu. Con cái sẽ làm nhiệm vụ đẻ trứng, sau đó chúng sẽ đi xuyên qua các thành của mao mạch về mô ruột và bàng quang. Trứng sán sẽ bị đẩy ra ngoài qua phân và nước tiểu. Tại môi trường bên ngoài, trứng sẽ phát triển thành ấu trùng, sống ký sinh ở ốc.
Đồng thời tại đây sẽ phát triển thành ấu trùng có đuôi và đi ra môi trường nước ngọt. Gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua da.
Đến đây có lẽ độc giả đã biết được sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào? Hy vọng qua bài viết trên của Phòng khám Galant, các bạn đã đủ kiến thức để phòng bệnh cho bản thân rồi đúng không nào?
Từ khóa » Hình Dạng Của Sán Dây
-
Bệnh Sán Dây - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Đại Cương Sán Dây-cestoda - Health Việt Nam
-
Sán Dây Lợn Và Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết | Medlatec
-
Tổng Quan Về Các Bệnh Nhiễm Trùng Do Sán Dây - MSD Manuals
-
Phân Biệt Sán Dây Lợn Và Sán Dây Bò
-
Bệnh Sán Dây Lợn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa
-
Bệnh Sán Dây Bò (Taenia Saginata) - Viện Sốt Rét
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Các Bệnh Sán Dây
-
Sán Dây Bò Trú Ngụ Trong Nhiều Món "khoái Khẩu" | Vinmec
-
Nêu đặc điểm Và Phân Loại Sán Dây - Nguyễn Minh Minh - Hoc247
-
Sán Lông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sán Lá Gan Và Cách Phòng Tránh