Sán Lá Máu - Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Sán lá máu (Schistosoma mansoni, S. haematobium, S. japonicum) thuộc loài giun dẹp. Chúng thường sống ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm.

Chúng xâm nhập qua da của con người khi da tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm. Vì chúng ký sinh trong máu người nên được gọi là sán lá máu. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể còn đem theo một số vi trùng tại nơi chúng sinh sống vào bên trong và gây ra nhiễm trùng máu cùng một số bệnh nguy hiểm khác.

Sán lá máu vào cơ thể người bao giờ cũng có 2 con. Con đực nằm ngoài và con cái nằm trong. Chúng sinh sản theo cách tiếp hợp. Để phòng tránh chúng ta không nên tắm ở những vùng nước có mức độ ô nhiễm cao. Những con sán lá nhỏ sống trong máu của thân chủ là người và gây ra bệnh máu nhiễm giun. Vốn sống trong nước, sán lá máu xuyên qua da của người mỗi khi họ tiếp xúc với nước bị ô nhiễm. Chúng là nguyên nhân gây viêm nhiễm ký sinh trùng (sưng) và tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan.

 Những con sán trưởng thành vẫn có khả năng tồn tại ở thân chủ suốt trong nhiều thập niên, và có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Chúng rời khỏi thân chủ qua đường phân và có thể trải qua một phần của vòng đời trong cơ thể của loài ốc sên. Triệu chứng nhiễm sán lá máu gồm sốt, đau, ho, tiêu chảy, sưng hạch, đờ đẫn.

Trường hợp mắc phải loại sán lá máu cần được điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa, không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc có công hiệu với nó, chẳng hạn như thuốc Praziquantel tuy có hoạt phổ chống sán rộng, bao gồm các loại sán lá, như sán máng và sán dây. Thuốc này có tác dụng trên cả ấu trùng và sán trưởng thành. 

Cơ chế tác dụng của Praziquantel: Là thuốc có tác dụng làm tăng tính thấm của màng tế bào ở sán dẫn đến mất Ca++ nội bào, làm co cứng và liệt cơ. Ngoài ra thuốc còn tạo ra các không bào trên da của sán sau đó vỡ ra phân huỷ làm sán bị tiêu diệt.

Từ khóa » Nới Ký Sinh Của Sán Lá Máu