San Lấp Mặt Bằng Có Phải Xin Phép Không? - VLXD Hiệp Hà
Có thể bạn quan tâm
San lấp mặt bằng được hiểu là thực hiện san phẳng nền đất của một công trình xây dựng sao cho địa hình tự nhiên ở đó đồng nhất với nhau, không còn chỗ nào bị cao thấp nữa. Tuy nhiên thi công san lấp mặt bằng có phải xin phép hay không, hãy cùng VLXD Hiệp Hà tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
- Giải đáp san lấp mặt bằng có phải xin phép?
- San lấp mặt bằng có phải xin phép?
- Xử phạt khi san lấp mặt bằng không xin phép
- Điều kiện để được san lấp mặt bằng
- Gợi ý cách viết đơn xin phép san lấp mặt bằng chuẩn
- Related Posts
Giải đáp san lấp mặt bằng có phải xin phép?
San lấp mặt bằng có phải xin phép?
Dựa theo quy định của pháp luật nước ta hiện tại, tất cả mọi hình thức thi công xây dựng, bao gồm cả san lấp mặt bằng đều phải có được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lúc này, bạn cần chú ý đến những quyết định do UBND cấp tỉnh tại nơi có đất ban hành về các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoặc cấp phép cải tạo mặt bằng. Trong trường hợp chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước mà bạn đã tiến hành cải tạo trên địa bàn đó có nghĩa là bạn đã vi phạm quy định về Luật đất đai 2013.
Cụ thể, căn cứ theo khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013 cho biết những hành động như sau là trái pháp luật:
- Việc hủy hoạt đất khiến cho địa hình nơi đó bị biến dạng và có khả năng gây ra tình trạng ô nhiễm, làm chất lượng đất bị suy giảm. Điều này dẫn đến khả năng sử dụng đất theo mục đích đã xác định trước đó bị giảm hoặc mất đi.
- Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
- Không sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích đã nêu trước đó.
- Trong quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất, không chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Xử phạt khi san lấp mặt bằng không xin phép
Nếu san lấp mặt bằng mà chưa xin phép, căn cứ theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, người dân sẽ bị xử phạt theo các mức sau trong trường hợp làm cho địa hình bị biến dạng, hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của đất:
- Diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta sẽ bị phạt tiền: từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta sẽ bị phạt tiền: từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Diện tích đất bị hủy hoại trong khoảng từ 0,1 héc ta đến 0,5 héc ta sẽ nhận mức phạt: từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Diện tích đất bị hủy hoại trong khoảng từ 0,5 héc ta đến 01 héc ta sẽ nhận mức phạt từ: 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
- Diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên sẽ nhận mức phạt: từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Điều kiện để được san lấp mặt bằng
Để được cấp giấy phép san lấp mặt bằng, bạn cần chứng minh được quyền sử dụng đất của mình. Khi đó, người muốn được cấp phép phải đảm bảo đáp ứng được các nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Chấp hành đúng các biện pháp bảo vệ đất.
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài ra phải chắc chắn không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất có liên quan.
Không những thế, người sử dụng đất cũng phải lưu ý đến những quy định do UBND cấp tỉnh – Đơn vị quản lý ban hành hoặc cấp giấy phép cho việc cải tạo mặt bằng trên địa bàn.
Ngoài ra, để đủ điều kiện san lấp mặt bằng hợp pháp thì bạn cũng cần lưu ý tới những chính sách, quy định thuộc UBND cấp tỉnh – Đơn vị quản lý, cấp phép cải tạo mặt bằng trên địa bàn. Bởi lẽ nếu không tuân thủ đúng thì bạn sẽ không đủ điều kiện để thực hiện san lấp mặt bằng hợp pháp.
Chẳng hạn như theo quy định của khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì những hành động này là vi phạm pháp luật: Gây biến dạng địa hình, làm chất lượng khu đất bị xuống cấp, bị ô nhiễm hoặc làm mất, làm giảm khả năng sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền xác định trước đó.
Gợi ý cách viết đơn xin phép san lấp mặt bằng chuẩn
Cấu trúc của một đơn xin phép san lấp mặt bằng sẽ có 3 phần bao gồm:
- Phần kính gửi: ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (ví dụ như: Bộ tài nguyên và môi trường, Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam hoặc Sở tài nguyên và Môi trường).
- Phần nội dung sẽ ghi những nội dung chính sau:
- Thông tin của cá nhân, tổ chức muốn xin phép san lấp mặt bằng; các loại giấy tờ quan trọng như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng,…
- Giải thích lý do tại sao muốn san lấp mặt bằng.
- Phần cuối đơn: Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
Từ những thông tin hữu ích được chia sẻ qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc cho việc san lấp mặt bằng có phải xin phép không, cũng như những điều kiện cần đáp ứng và cách viết đơn sao cho chỉn chu nhé!
Từ khóa » đất được San Lấp Mặt Bằng
-
Quy định Về San Lấp Mặt Bằng - Luật Học .Vn
-
San Lấp Mặt Bằng Có Phải Xin Phép Xây Dựng Hay Không?
-
Có Phải Khai Báo Khi San Lấp Mặt Bằng đất đang Sử Dụng ?
-
San Lấp Mặt Bằng Là Gì? San Lấp Mặt Bằng đất Nông Nghiệp Sẽ Bị Xử ...
-
San Lấp đất Làm Mặt Bằng Có Phải Là Hành Vi Hủy Hoại đất?
-
Mức Xử Phạt San Lấp Mặt Bằng Hiện Nay - Phan Law Vietnam
-
San Lấn Mặt Bằng Là Gì? Tất Tần Tật Quy Trình San Lấn Mặt Bằng Bạn ...
-
Nên San Lấp Mặt Bằng Bằng Cát Hay đất - PhapTri - Pháp Trị
-
San Lấp Mặt Bằng Có Phải Xin Phép Xây Dựng Không?
-
Tiến Hành San Lấp Mặt Bằng Bằng Cát Hoặc đất để Xây Nhà ở Nông ...
-
San Lấp đất Nông Nghiệp Có Bị Xử Phạt Không?
-
San Lấp đất Nông Nghiệp Có Bị Xử Phạt Hay Không? - Luật Toàn Quốc
-
Dịch Vụ San Lấp Mặt Bằng Hải Phòng - Tiến Phát Group
-
San Lấp Mặt Bằng | Kiến Trúc Đẹp