Sàn Nấm Là Gì? Ưu điểm Của Sàn Nấm Trong Xây Dựng

Một trong những giải pháp thi công đang được áp dụng rộng rãi và mang đến những lợi ích bất ngờ cho cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư chính là sàn nấm. Vậy sàn nấm là gì? Ưu điểm của sàn nấm trong xây dựng ra sao?

Một trong những giải pháp thi công đang được áp dụng rộng rãi và mang đến những lợi ích bất ngờ cho cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư chính là sàn nấm. Vậy sàn nấm là gì? Ưu điểm của sàn nấm trong xây dựng ra sao?

1. Sàn nấm là gì?

Sàn nấm là sàn không dầm có cấu tạo khá đặc biệt bám sàn dựa trực tiếp trên các cột. Trong mỗi công trình xây dựng, sàn là một trong những bộ phận phải chịu lực phức tạp với diện tích chiếm tỷ lệ lớn nhất và có kết cấu đa dạng.

Sàn nấm là sàn không dầm có cấu tạo khá đặc biệt bám sàn dựa trực tiếp trên các cột.

Sàn nấm được ứng dụng rộng rãi nhất là trong những công trình nhà cao tầng. Lý do là bởi càng nhiều tầng thì công trình chịu lực ngang cũng như tải trọng bản thân kết cấu lớn sinh ra chi phí lớn hơn.

Việc phải tăng cường nhiều chi phí đồng nghĩa với việc chi phí cho thi công sàn cũng tốn kém theo do đó sàn nấm được ứng dụng để giảm chi phí cho công trình xây dựng, giảm thời gian thi công.

2. Ưu điểm của sàn nấm trong xây dựng

Sau khi tìm hiểu về khái niệm sàn nấm là gì, bạn có thể tìm hiểu thêm về ưu điểm của sàn nấm trong xây dựng.

Sàn nấm tiết kiệm chiều cao so với công trình có hệ sàn dầm truyền thống, giảm chi phí xây tô và vỏ bao. Thi công sàn nấm là phương pháp tiết kiệm vật liệu hơn so với thi công bê tông cốt thép thông thường. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tạo được không gian sử dụng nhiều hơn, rộng hơn; đồng thời, sử dụng vật liệu xanh thay vì vật liệu xây dựng truyền thống.

Phương pháp thi công sàn nấm giúp tiết kiệm nhân công, máy móc và vật liệu. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp giảm tiêu thụ năng lượng, giảm chất thải rắn cũng như hạn chế việc thải CO2 trong quá trình thi công.

Sàn nấm tiết kiệm chiều cao so với công trình có hệ sàn dầm truyền thống, giảm chi phí xây tô và vỏ bao.

Ngoài ra sàn nấm tạo thành các lớp đệm không khí giúp sàn này cách âm và cách nhiệt tốt hơn sàn truyền thống. Sàn nấm được chế tạo từ nhựa tái chế và không gây độc hại cho người sử dụng với kết quả đã được kiểm chứng.

Sàn nấm rất linh hoạt trong thiết kế, có khả năng áp dụng cho nhiều loại công trình, có tính cách âm và cách nhiệt tốt.

Sử dụng sàn nấm có thể rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí: Trong thi công, với 1 nhịp lớn, sàn bê tông ứng lực trước cần ít bê tông hơn, cho phép tháo cốp pha sớm hơn. Sàn nấm có khả năng vượt nhịp lên tới 20m, nhưng chỉ hiệu quả trong nhịp từ 8 - 12m, kinh tế nhất là nhịp 9m.

Sàn nấm có khả năng chịu động đất khá tốt. Khi có động đất xảy ra, lực tác động cần có giá trị tỷ lệ với khối lượng toàn công trình và khối lượng tương ứng ở từng cao độ sàn không nấm. Sàn phẳng sẽ chịu lực theo hai phương cùng ưu điểm tự giảm nhẹ trọng lượng, khi kết hợp với hệ thống cột và vách chịu lực sẽ có thể chống động đất cho các công trình cao tầng.

3. Nhược điểm của sàn nấm

Sàn nấm vẫn có một số điểm trừ cần được cải thiện bên cạnh những ưu điểm có thể kể đến như:

  • Rỗ đáy: Hiện tượng này có thể xuất hiện ở một vài công trình mới sử dụng. Một vài vị trí có thể quan sát được đáy quả bóng khi tháo ván khuôn. Hậu quả là gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng sàn.
  • Đẩy nổi: Nếu không kiểm soát chất lượng cốp pha, có thể gây ra xô lệch bóng hoặc đẩy nổi sàn. Hậu quả là chiều dày tăng hơn so với thiết kế, tác động trực tiếp lên kết cấu công trình.
  • Để thi công sàn nấm đòi hỏi việc tính toán, xây dựng các phương án chịu lực khá phức tạp. Kỹ sư kết cấu phải có kỹ năng tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo được chất lượng sàn.

Trên đây là những thông tin được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại được nhằm giúp các bạn giải đáp thắc mắc sàn nấm là gì cũng như một số ưu, nhược điểm của loại sàn này.

Gửi cho bạn Tên của bạn Email của bạn Email người nhận Tiêu đề Nội dung tin nhắn Gửi

Từ khóa » Tính Toán Sàn Nấm