Sản Phẩm Là Gì? Cấp độ Các Yếu Tố Cấu Thành Sản Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Trong Marketing, sản phẩm (Product) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó là chữ P đầu tiên trong Marketing Mix. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều hiểu rõ khái niệm sản phẩm là gì, các cấp độ cấu thành sản phẩm? Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu câu trả lời cho các vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục Ẩn- 1. Khái niệm sản phẩm là gì?
- 2. Cấp độ các yếu tố cấu thành sản phẩm là gì?
- Cấp độ 1: Sản phẩm cốt lõi
- Cấp độ 2: Sản phẩm hiện thực
- Cấp độ 3: Sản phẩm bổ sung
- 3. Phân loại sản phẩm/hàng hóa?
- 3.1. Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại
- 3.2. Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quen mua hàng
1. Khái niệm sản phẩm là gì?
Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức hoặc một ý tưởng.Sản phẩm là một tập hợp các lợi ích mà người tiêu dùng đang tìm kiếm. Sản phẩm là một tập hợp các vật hữu hình và vô hình được lắp ráp thành các hình thức có thể nhận thấy được.
Khi nói về sản phẩm thì người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể. Những cái mà chúng ta có thể quan sát, cầm sờ vào nó được.
Trong tiếp thị, sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể được cung cấp cho thị trường có thể đáp ứng mong muốn hoặc nhu cầu. Trong bán lẻ, sản phẩm được gọi là hàng hóa. Trong sản xuất, sản phẩm được mua làm nguyên liệu thô và bán dưới dạng thành phẩm.
Hàng hóa thường là nguyên liệu thô như kim loại và nông sản, nhưng thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến bất cứ thứ gì có sẵn rộng rãi trên thị trường mở. Trong quản lý dự án, các sản phẩm là định nghĩa chính thức của các sản phẩm dự án tạo thành các mục tiêu của dự án.
Tham khảo ngay: Dòng sản phẩm là gì? Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm
2. Cấp độ các yếu tố cấu thành sản phẩm là gì?
Những yếu tố, đặc tính và thông tin cấu thành nên đơn vị sản phẩm. Có thể có những chức năng marketing khác nhau. Khi tạo ra một mặt hàng người sản xuất thường xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo 3 cấp độ sản phẩm:
Cấp độ 1: Sản phẩm cốt lõi
Khi sáng tạo ra một mặt hàng thì nhà sản xuất phải nghiên cứu và tìm hiểu người mua cần gì? Họ sẽ cần mua gì? Sản phẩm này thõa mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng.
Ví dụ: Khi bạn gái muốn mua son môi thì ngoài việc chọn màu son thì bạn gái còn quan tâm đến những lợi ích khác. Như: Độ dưỡng ẩm của son làm môi không bị khô; Dưỡng môi, lâu phai màu; Độ bóng làm tăng sự quyến rũ của đôi môi chẳng hạn….
Ông Charles Revson – người đứng đầu công ty Revolon Inc. Ông đã tuyên bố: “ tại nhà máy chúng tôi sản xuất mỹ phẩm, tại cửa hàng chúng tôi bán niềm hy vọng”
Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn có thể thay đổi tùy những yếu tố hoàn cảnh môi trường. Mục tiêu cá nhân của khách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định. Vì thế đối với các doanh nghiệp thì các nhà quản trị marketing phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra. Nhưng đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ. Để tạo ra những sản phẩm có những khả năng thỏa mãn đúng, tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi.
Cấp độ 2: Sản phẩm hiện thực
Sản phẩm hiện thực là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hóa gồm:
- Các đặc tính
- Bố cục bề ngoài
- Đặc thù
- Tên nhãn hiệu cụ thể đặc trưng của bao gói.
Khách hàng sẽ dựa vào những yếu tố đó để tìm mua sản phẩm và phân biệt hàng hóa của hãng này so với hãng khác.
Còn nhà sản xuất sẽ khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường.
Cấp độ 3: Sản phẩm bổ sung
Cấp độ này bao gồm các yếu tố dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng. Nhằm giúp cho khách hàng thỏa mãn hơn, hài lòng hơn khi trải nghiệm sản phẩm. Đó là các dịch vụ như:
- Tính tiện lợi cho việc lắp đặt
- Những dịch vụ bổ sung sau khi bán
- Điều kiện bảo hành
- Điều kiện hình thức tín dụng
Chính nhờ những yếu tố này đã đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau trong sự nhận thức của người tiêu dùng về mặt hàng hoặc nhãn hiệu cụ thể.
Ví dụ: Sản phẩm hoàn chỉnh của một công ty bao gòm cả thái độ quan tâm với khách hàng. Đưa hàng đến tận nhà, bảo hành và đảm bảo sẽ hoàn lại tiền nếu hàng hóa thiếu chất lượng….
Nếu bạn đang cần làm luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp nhưng không có thời gian hoàn thành bài luận văn của mình, tham khảo nhận làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Luận Văn Việt. Với kinh nghiệm gần 20 năm qua đội ngũ chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn thành luận văn một cách xuất sắc.
3. Phân loại sản phẩm/hàng hóa?
Hoạt động và chiến lược marketing khác nhau vì nhiều lí do. Trong đó có lí do tùy thuộc vào sản phẩm, muốn có hiến lược marketing thích hợp và hoạt động marketing có hiệu quả các nhà quản trị marketing cần phải biết hàng hóa mà nhà doanh nghiệp kinh doanh thuộc loại nào.
Có 2 cách phân loại hàng hóa là:
3.1. Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại
Sản phẩm được phân loại thành 3 nhóm sau:
- Hàng hóa lâu bền: là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần. Ví dụ: niệm kimdan, ti vi…
- Hàng hóa sử dụng ngắn hạn: là những vật phẩm được sử dụng một lần hay một vài lần. Ví dụ: mì gói, đồ hộp…
- Dịch vụ: là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động, ích lợi hay sự thỏa mãn.
3.2. Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quen mua hàng
Người tiêu dùng mua rất nhiều hàng hóa đủ loại, một trong những phương pháp phân loại tất cả những hàng hóa đó là phân chia chúng thành những nhóm trên cơ sở thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Thói quen mua hàng là yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng đến cách thức hoạt động marketing. Theo quan điểm này thì hàng tiêu dùng được phân thành các loại như sau:
Hàng hóa sử dụng thường ngày
- Là hàng hóa mà người tiêu dùng mua cho việc sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt. Đây là hàng hóa đóng vai trò thiết yêu đối với người tiêu dùng. Ví dụ: thuốc lá, báo chí, xà phòng, dầu gội…
Hàng hóa mua ngẫu hứng
- Là những hàng hóa được mua không có kế hoạch trước và khách hàng cũng không có chủ ý mua.Đối với loại hàng hóa này thì khi gặp cộng với khả năng thuyết phục của người bán khách hàng mới nảy ra ý định mua.Ví dụ: những hàng hóa bán dạo trên đường….
Hàng hóa mua khẩn cấp
- Đó là những hàng hóa được mua khi xuất hiện nhu cầu cấp bách vì một lí do bất thường nào đó.Việc mua những hàng hóa này không suy tính nhiều.
Hàng hóa mua có sự lựa chọn
Là những hàng hóa mà việc mua diễn ra lâu hơn, đồng thời khi mua khách hàng thường lựa chọn, so sánh, cân nhắc về công dụng, kiểu dáng, chất lượng và giá cả của chúng. Ví dụ: quần áo, giày dép, xe máy, điện thoại…
Hàng hóa cho những nhu cầu đặc thù
- Là những hàng hóa có tính chất đặc biệt hay hàng hóa đặc biệt mà khi mua người ta sẵn sàng bỏ thêm sức lực, thời gian để tìm kiếm và lựa chọn chúng.
Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động
- Là những hàng hóa mà người tiêu dùng không biết hay biết và thường cũng không nghĩ đến việc mua chúng. Để bán được những loại hàng hóa này thì người bán cần phải có những thủ thuật bán hàng tinh tế nhất để đảm bảo tiêu thụ chính những hàng hóa theo nhu cầu thụ động này. Ví dụ như bảo hiểm…
- Chiến lược sản phẩm là gì? Vai trò và các yếu tố then chốt
- Chất lượng sản phẩm là gì? Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
Bài viết trên Luận Văn Việt đã giúp bạn tổng hợp lại các kiến thức xoay quanh khái niệm Sản phẩm là gì? Các cấp độ cấu thành sản phẩm. Hy vọng rằng kiến thức bên trên có thể giúp ích bạn trong quá trình học tập.
2.3/5 (3 Reviews) Lưu Hà Chi( Content Leader )CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.
Post Views: 55.179Từ khóa » Hệ Sản Phẩm Là Gì
-
Danh Mục Sản Phẩm Là Gì? - VietnamFinance
-
Hệ Sản Phẩm (Product Mix)
-
Hệ Sản Phẩm Là Gì? - Tài Liệu Text - 123doc
-
Sản Phẩm Là Gì? Tổng Hợp Những điều Cần Biết Về Sản Phẩm
-
Danh Mục Sản Phẩm Là Gì? Giải Thích & Ví Dụ - Marketing 101
-
Danh Mục Sản Phẩm - Quản Lý Sản Xuất Trong Doanh Nghiệp
-
Chất Lượng Sản Phẩm Là Gì? 8 Yếu Tố Tạo Nên Chất Lượng Hàng Hóa
-
Chiều Dài Chiều Rộng Chiều Sâu Của Danh Mục Sản Phẩm
-
Sản Phẩm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thế Nào Là Quản Lý Dữ Liệu Sản Phẩm Và Quản Lý Thông Tin ... - Subiz
-
Sản Phẩm Tiêu Dùng Là Gì? Các Loại Sản Phẩm Tiêu Dùng - Isocert
-
Gia Tăng Doanh Số Bằng Hệ Sinh Thái Sản Phẩm - Dịch Vụ
-
Quan Hệ Sản Xuất Là Gì? - Thuận Nhật