Sản Phẩm Là Gì? Tổng Hợp Những điều Cần Biết Về Sản Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống thường nhật, sản phẩm luôn hiện diện xung quanh chúng ta, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh. Có thể nói, đây chính là nhân tố thiết yếu tạo nên sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Mặc dù sản phẩm vẫn luôn tồn tại nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất, khái niệm và những vấn đề xoay quanh chúng. Vậy chính xác sản phẩm là gì?
Tìm hiểu đôi nét về sản phẩm
Sản phẩm là gì?
Sản phẩm (Product) là những mặt hàng hoặc dịch vụ được tạo ra và cung ứng cho thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Trên thực tế, thuật ngữ này có nhiều cách định nghĩa khác nhau theo từng lĩnh vực. Cụ thể:
- Trong Marketing: Sản phẩm là bất kỳ thứ gì có thể cung ứng ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, đây còn là chữ P (Product) đầu tiên trong mô hình 4P hay Marketing Mix.
- Trong bán lẻ: Sản phẩm còn được gọi là hàng hóa.
- Trong sản xuất: Sản phẩm được mua dưới dạng nguyên liệu thô và được bán khi thành phẩm.
Tóm lại, sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sinh hoạt,…, của con người. Chúng được chào bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Để sản phẩm tiếp cận đến khách hàng, các doanh nghiệp phải nỗ lực tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp và tối ưu nhất.
Đặc tính của sản phẩm
Xét về đặc tính, sản phẩm được chia làm hai loại: sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.
Sản phẩm hữu hình là những đối tượng vật lý mà còn người có thể tiếp xúc bằng các giác quan, như: xe ô tô, tòa nhà, đồng hồ, điện thoại,… Hầu hết hàng hóa đều là sản phẩm hữu hình.
Sản phẩm vô hình là những đối tượng “phi vật chất”, con người chỉ có thể tiếp xúc một cách gián tiếp. Đây chính là các dịch vụ hoặc những trải nghiệm, như: phần mềm, tệp MP3, podcast, video,…
Ngày nay, một sản phẩm có thể tồn tại ở cả hai đặc tính hữu hình và vô hình, điển hình như hệ thống năng lượng mặt trời Hybrid. Trong bối cảnh hiện đại, các sản phẩm truyền thống đang được kết với công nghệ kỹ thuật số để tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.
3 cấp độ của sản phẩm
Một đơn vị sản phẩm có thể được cấu thành từ các yếu tố, đặc tính và những thông tin khác nhau. Vì vậy, chức năng Marketing của mỗi loại sản phẩm cũng không tương đồng. Khi tạo ra một loại sản phẩm nào đó, nhà sản xuất sẽ xếp chúng theo 3 cấp độ, bao gồm: Sản phẩm lâu bền, sản phẩm không lâu bền và dịch vụ.
Cấp độ 1: Sản phẩm lâu bền
Đây là những dòng sản phẩm hữu hình, được tạo ra dựa trên nhu cầu và lợi ích thiết thực của người tiêu dùng. Sản phẩm lâu bền không chỉ cung cấp giá trị cốt lõi mà còn đáp ứng lợi ích, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Về cơ bản, lợi ích, giá trị từ sản phẩm lâu bền có thể thay đổi tùy theo môi trường và thị hiếu của khách hàng trong một bối cảnh cụ thể. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu những đổi mới trong hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó, những dòng sản phẩm lâu bền mới ra đời, đáp ứng đúng lợi ích mà khách hàng mong đợi.
Cấp độ 2: Sản phẩm không lâu bền lâu
Khác với sản phẩm ở cấp độ 1, sản phẩm không lâu bền thường bị tiêu hao sau một vài lần sử dụng. Sản phẩm cấp độ 2 còn được gọi là sản phẩm hiện thực vì chúng chỉ phản ánh các yếu tố thực tế của hàng hóa, như:
- Đặc tính
- Hình thức bên ngoài
- Đặc thù
- Thông tin cụ thể về sản phẩm
Khách hàng có thể cảm nhận và đánh giá những sản phẩm này thông quan các giác quan. Vì vậy, họ sẽ dễ dàng so sánh sản phẩm này với sản phẩm khác. Trên thực tế, khách hàng thường chọn lựa sản phẩm dựa trên những yếu tố thực tế.
Cấp độ 3: Dịch vụ
Dịch vụ (sản phẩm bổ sung) bao gồm các hoạt động liên quan đến khách hàng, như: chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng, dịch vụ khách hàng,… Sản phẩm bổ sung được tạo ra nhằm cải thiện sự hài lòng của khách hàng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm.
Đây là một trong những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Ngày nay, bên cạnh chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng còn đánh giá doanh nghiệp dựa trên các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng các dịch vụ sau bán hàng để giữ vững vị thế và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Phân loại sản phẩm
Sản phẩm có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, Tino Group sẽ tập trung vào 4 yếu tố chủ đạo, bao gồm: Nhóm khách hàng, hành vi mua hàng, sản phẩm kinh doanh và lĩnh vực hoạt động.
Phân loại theo nhóm khách hàng
Trong kinh doanh, khách hàng được chia thành 2 nhóm chủ đạo, lần lượt là:
- Khách hàng là người tiêu dùng
- Khách hàng là doanh nghiệp
Vì vậy, sản phẩm cũng sẽ được phân loại dựa trên nhóm khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ, bao gồm:
- Sản phẩm giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
- Sản phẩm giữa doanh với người tiêu dùng (B2C)
Ngoài ra, một số doanh nghiệp phục vụ cho cả nhóm khách hàng tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần dựa trên nền tảng sản phẩm và chiến lược tiếp thị của mình để cung ứng sản phẩm phù hợp nhất đến khách hàng.
Phân loại theo hành vi mua hàng
Sản phẩm có thể dựa trên các yếu tố chuyên sâu hơn như hành vi mua hàng để phân loại. Mỗi sản phẩm có những đặc tính riêng biệt, ảnh hưởng sâu sắc đến người mua. Dựa trên hành vi mua hàng, sản phẩm được phân làm 4 loại: Sản phẩm tiện lợi, sản phẩm mua sắm, sản phẩm chuyên môn và sản phẩm ít được mua.
Sản phẩm tiện lợi
Đây là nhóm sản phẩm được người tiêu dùng mua thường xuyên nhất. Sản phẩm tiện lợi được bán rộng rãi, dễ tìm kiếm và thường có giá thành rẻ. Trong bối cảnh công nghệ số, ý nghĩa đơn thuần của “sự tiện lợi” đã phần nào thay đổi. Những sản phẩm/dịch vụ ngày nay có thể dễ dàng được tìm thấy và mua sắm trên các phần mềm, ứng dụng hoặc website thương mại điện tử.
Sản phẩm mua sắm
So với sản phẩm tiện lợi, sản phẩm mua sắm có giá thành cao và ít được mua thường xuyên hơn. Đối với nhóm sản phẩm này, người tiêu dùng thường dựa trên các đặc tính như: chất liệu, mẫu mã, kiểu dáng,…, trước khi ra quyết định mua hàng.
Với sự hỗ trợ của Internet, khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm, so sánh các lựa chọn thay thế và xác định xem đâu là sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của mình.
Sản phẩm chuyên môn
Đây là nhóm sản phẩm có các tính năng đặc biệt, chỉ thu hút số lượng khách hàng cụ thể. Xét về khía cạnh công nghệ, sản phẩm chuyên môn chính là các phần mềm được cung ứng ra thị trường, như: ứng dụng chứng khoán, tiền ảo, bất động sản hoặc ngân hàng.
Nhóm sản phẩm này đòi hỏi cao về các chiến lược tiếp thị để tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Hiện tại, những phương pháp tiếp thị kỹ thuật số ngày càng tân tiến. Chúng cung cấp nhiều cách thức khác nhau giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng tiềm năng.
Sản phẩm ít được mua
Nhóm sản phẩm này thường không đáp ứng tốt nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Chúng có thể là các sản phẩm mới, không mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Phần lớn khách hàng không có nhu cầu khi sử dụng các sản phẩm này.
Vì vậy, chiến lược tiếp thị của chúng chỉ tập trung vào những người tiêu dùng thật sự quan tâm. Ví dụ điển hình cho danh mục này là các sản phẩm công nghệ phục vụ cho nhóm khách hàng ưa đổi mới, thích đón đầu xu hướng.
Phân loại theo sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm kinh doanh là nhân tố giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ kinh doanh và phần mềm hỗ trợ kinh doanh.
- Các sản phẩm phục vụ kinh doanh: nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, vật tư,…
- Các phần mềm hỗ trợ kinh doanh: ứng dụng kế toán, quản lý quan hệ với khách hàng (CRM), quản lý nguồn nhân lực, phần mềm lập kế hoạch chiến lược,…
Bên cạnh đó, phần mềm hỗ trợ kinh doanh còn được phân loại dựa trên quy mô của công ty – doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp lớn.
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động
Cuối cùng, sản phẩm sẽ được phân loại theo ngành và lĩnh vực hoạt động. Những sản phẩm được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của một ngành nghề hoặc lĩnh vực cụ thể được gọi là sản phẩm thị trường dọc (Vertical Marketing Products). Ví dụ: ứng dụng chăm sóc sức khỏe để quản lý dữ liệu bệnh nhân.
Ngược lại, một sản phẩm có mặt trong nhiều ngành nghề hoặc lĩnh vực khác nhau, đáp ứng hàng loạt nhu cầu của khách hàng chính là sản phẩm thị trường ngang (Horizontal Marketing Products). Ví dụ: nền tảng kế toán có thể phục vụ cho tất cả các loại hình kinh doanh.
Khi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bạn cần nắm rõ khái niệm và những kiến thức xoay quanh sản phẩm để vận hành doanh nghiệp tốt hơn. Với những thông tin trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu hơn về sản phẩm, cấp độ và phương pháp phân loại chúng.
FAQs về sản phẩm
Vòng đời của sản phẩm có bao nhiêu giai đoạn?
Vòng đời của một sản phẩm thường trải qua 4 giai đoạn:Giai đoạn ra mắt thị trườngGiai đoạn phát triểnGiai đoạn sung mãnGiai đoạn suy thoái
Thế nào là danh mục sản phẩm?
Danh mục sản phẩm là tập hợp các loại sản phẩm, mặt hàng của một doanh nghiệp cung ứng ra thị trường. Danh mục sản phẩm của một doanh nghiệp bao gồm: chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và mật độ.
Lợi ích của sản phẩm phụ thuộc vào yếu tố nào?
Một sản phẩm có thể có những lợi ích cốt lõi khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng người dùng.
Đâu là những sản phẩm vô hình?
Sản phẩm vô hình là những sản phẩm phi vật chất như: dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng, bảo hành sau mua hàng,…
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org
Từ khóa » Chuyên Môn Hóa Theo Sản Phẩm Là Gì
-
Kinh Doanh Chuyên Môn Hoá Là Gì? Nguyên Tắc, Phân Tích ưu Và ...
-
Chuyên Môn Hóa Theo Sản Phẩm Ví Dụ - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Chuyên Môn Hóa Theo Sản Phẩm Là Gì - 123doc
-
Chuyên Môn Hóa Trong Tổ Chức
-
4 ích Lợi Của Chuyên Môn Hóa Trong Sản Xuất Hiện đại
-
Các Phương án Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu - Dân Kinh Tế
-
Chuyên Môn Hóa Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Chuyên Môn Hoá
-
Chuyên Môn Hóa Là Gì? - Vietnam Finance
-
Bộ Phận Hóa: Khái Niệm Và Phương Pháp Bộ Phận Hóa
-
5 Cái Lợi Từ Chuyên Môn Hóa Trong Việc Sản Xuất
-
Các Nguyên Tắc Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu Khi Kinh Doanh - TinoMail
-
[PDF] BÀI 5: LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ ... - Topica
-
Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu
-
5 Ví Dụ Về Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu Cho Doanh Nghiệp