SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CÓ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU ...

san-pham-nong-nghiep-nhuong-quyen

Một anh khách hàng của Citi & Partners làm trong ngành gỗ, sản xuất các đồ dùng gia đình như bàn ghế, kệ bếp , giá sách, giường ngủ, cả những vật dụng bằng gỗ sử dụng ngoài trời. Hỏi chúng tôi rằng:

“Anh thấy kinh doanh mấy ngành ăn uống thích quá, cần ít ít vốn mở cửa hàng lên, làm cái thương hiệu rồi Nhượng quyền. Vừa nhân rộng hệ thống nhanh chóng, còn thu được phí nhượng quyền mà không mất nhiều vốn. Còn cái ngành gỗ này chỉ bán buôn, bán lẻ vầy thôi. Đối với doanh nghiệp ít vốn như anh thì làm mãi chẳng lớn lên được”.

Thực ra, chúng tôi có thể khẳng định rằng BẤT KỲ SẢN PHẨM NÀO CŨNG CÓ THỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN ĐƯỢC, kể cả những sản phẩm đồ gỗ như của anh khách hàng trên, hay các sản phẩm truyền thống khác như đồ gốm, tranh thêu, vải vóc,… đến các sản phẩm nông nghiệp như nấm, rau xanh, trái cây,… đều có thể phát triển nhượng quyền được.

Bản chất của Nhượng quyền chính là MÔ HÌNH. Nếu bạn chỉ bán các các sản phẩm đơn thuần, cơ bản là đồ gỗ, đồ gốm, nấm, rau xanh,… thì không nhượng quyền được. Nhưng nếu bạn xây dựng thành mô hình để kinh doanh các sản phẩm đó thì có thể nhượng quyền được.

san-pham-nhuong-quyen

Citi & Partners phân tích một ví dụ cụ thể để bạn hiểu hơn về sản phẩm truyền thống đi đến mô hình nhượng quyền nhé.

Ví dụ: Sản phẩm RAU SẠCH

  • Bước đầu: Bạn có sản phẩm là rau sạch, và bạn bán rau sạch. Đây chỉ là việc bán sản phẩm và đổi lấy tiền thông thường.
  • Bước 2: Bạn gia tăng sản phẩm cho rau sạch để bán được giá cao hơn. Ví dụ: Sơ chế một số loại rau liên quan, đóng thành gói để nấu canh chua.
  • Bước 3: Bạn gia tăng Giá trị cao hơn nữa cho sản phẩm rau sạch, đánh vào tính tiện dụng của sản phẩm để đưa vào sử dụng ngay. Ví dụ: Chế biến rau thành món ăn kèm với mỳ, đóng hộp. Người tiêu dùng chỉ việc mua về cho vào lò vi sóng quay là có thể sử dụng được ngay, không cần qua sơ chế và chế biến.
  • Bước 4: Xây dựng thành mô hình. Ví dụ: Nhà hàng chay rau sạch, sử dụng tất cả các loại rau sạch mà bạn có vào Nhà hàng chay này.

Ở Bước 4 chính là Mô hình của rau sạch mà bạn có thể Nhượng quyền được.

Thêm một ví dụ khác, sản phẩm là GỖ, như của anh khách hàng trên

  • Bước 1: Anh làm ra cái bàn, cái ghế. Có khách hỏi mua thì anh bán cái ghế đó, thì đó là việc buôn bán hàng hóa thông thường.
  • Bước 2: Gia tăng giá trị cho sản phẩm để có thể bán được Giá cao hơn. Ví dụ: sử dụng loại gỗ khác nhau để khách hàng dễ lựa chọn, và phối màu với nhiều phong cách phong phú,…
  • Bước 3: Xây dựng mô hình. Ví dụ: xây dựng siêu thị nội thất tổng hợp nhiều mặt hàng liên quan đến nội thất, xây dựng quy trình đổi trả, bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng, và xây dựng thương hiệu cho mô hình đó.

Ở Bước 3 này, từ các đồ gỗ thông thường, anh có thể chuyển hóa thành mô hình và có thể nhượng quyền được.

Tương tự như vậy, đối với các sản phẩm gia truyền như thuốc đắp gia truyền chữa bệnh, dầu xoa bóp, matxa,… thông thường các bạn kinh doanh nghĩ không thể nào phát triển được nhượng quyền. Tuy nhiên, các sản phẩm gia truyền mà thực sự là “gia truyền” có chức năng phục vụ tốt cho người tiêu dùng, mang tính khác biệt, và người khác khó có thể nghiên cứu ra công thức gia truyền đó, thì lại CÀNG DỄ NHƯỢNG QUYỀN. Chỉ cần bạn xây dựng nên được mô hình phù hợp cho sản phẩm đó, thì chắc chắn rằng hệ thống nhượng quyền của bạn sẽ được nhân rộng nhanh chóng.

Citi & Partners

Từ khóa » Nhượng Quyền Nông Sản