Sàn Thương Mại điện Tử Là Gì? Tổng Hợp Những điều Cần Biết - LPTech

Nếu như trước đây hoạt động trao đổi, mua bán diễn ra thông qua quá trình gặp gỡ trao đổi trực tiếp thì hiện nay hoàn toàn khác. Chỉ với một vài cú click chuột hay thao tác lướt trên Smartphone thông qua website thương mại điện tử là mọi người có thể mua được hàng hóa cần thiết. Nhưng tuy nhiên, theo thống kê đo lường thì có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về các sàn thương mại này, chưa nắm bắt được những quy định khi vận hành kinh doanh.

Để tìm hiều về định nghĩa sàn thương mại điện tử là gì? Hãy cùng LPTech tìm hiểu bài viết sau để có những thông tin bổ ích phục vụ cho hoạt động kinh doanh bạn nhé!

Sàn thương mại điện tử là gì? Tổng hợp những điều cần biết

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hoặc cung ứng các dịch vụ lên đó. Nói cách khác đây là một kênh bán hàng trực tuyến, cho phép giao dịch giữa người mua và người bán. Ví dụ như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 46/2010/TT-BCT

Nó có tên tiếng Anh đầy đủ là "Electronic Commerce Exchange". Với việc đăng ký tài khoản người bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử các cá nhân, doanh nghiệp có thể thoải mái trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của họ đến với người dùng. Sàn thương mại điện tử còn là nơi có thể đăng thông tin rao vặt, đấu giá, đấu thầu,...

Các sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp thiết lập sự hiện diện rộng rãi trên thị trường thông qua việc cung cấp kênh phân phối rẻ hơn và hiệu quả cao hơn cho các sản phẩm/dịch vụ của họ.

Sàn thương mại điện tử là gì?

Nói tóm lại, sàn thương mại điện tử là mua hàng hóa, dịch vụ qua Internet. Nó có thể là nơi thay thế các cửa hàng truyền thống, mặc dù một số doanh nghiệp chọn duy trì cả hai. Hầu như bất cứ thứ gì cũng có thể mua được qua sàn thương mại điện tử ngày nay.

Ở Việt Nam, có thể kể đến một số website cung cấp dịch vụ giao dịch trên sàn thương mại điện tử phổ biến đó là Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Hotdeal, Adayroi, ...

Sàn thương mại điện tử sẽ vận hành như thế nào?

Website thương mại điện tử là yếu tố bắt buộc có để có thể vận hành sàn thương mại điện tử. Căn cứ vào nghị định 52/2013/ NĐ-CP về Thương mại điện tử và Thông tư 47/2014/ TT- BTC quy định quản lý website thương mại điện tử.

Điều kiện để doanh nghiệp được thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử được hoạt động sẽ gồm:

  1. Doanh nghiệp đó được thành lập theo quy định pháp luật được cấp đăng ký kinh doanh. Có nghĩa là doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính cấp
  2. Website đó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

Sau khi thiết kế website sàn TMĐT thì mọi quy trình mua bán sẽ diễn ra tại đây. Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử đóng vai trò là trung gian, tiếp cận, xử lý thông tin các bên tham gia. Các bên còn lại là doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, người bán hàng và người mua hàng. Sàn thương mại điện tử tại Việt Nam hoạt động theo hướng B2C, kinh doanh hướng đến khách hàng. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.

Đặc trưng của kinh doanh sàn thương mại điện tử

Khác với thương mại truyền thống, khả năng tiếp cận khách hàng và thời gian giao dịch có nhiều hạn chế, tính đa dạng của sản phẩm cũng bị giới hạn rất nhiều. Buôn bán trên sàn thương mại điện tử mở ra một không gian rộng lớn không biên giới, thoải mái trưng bày sản phẩm dịch vụ nhằm giới thiệu tới khách hàng tiềm năng.

Ưu điểm khi kinh doanh sàn thương mại điện tử

Chỉ cần đăng nhập vào website thương mại điện tử là mua hàng nhanh chóng. Ở đó, có nhiều cửa hàng cung cấp đa dạng sản phẩm cho khách hàng dễ dàng mua sắm với giá cả phải chăng và có nhiều ưu đãi.

  1. Sản phẩm đa dạng: Mọi ngành hàng từ xe cộ đến quần áo, hàng điện tử, đồ gia dụng, linh kiện,...đều có mặt trên website thương mại điện tử. Chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm là hàng trăm nghìn sản phẩm xuất hiện. Với sự góp mặt của nhiều thương hiệu tên tuổi khác nhau.
  2. Hình thức thanh toán tiện lợi: Khách hàng có thể trả tiền mặt sau khi nhận hàng, thanh toán qua thẻ ATM trực tuyến, Thẻ Visa hay các hình thức như chuyển khoản Momo, Agripay.
  3. Bất chấp thời gian - không gian: Sàn thương mại điện tử hoạt động 24/7 và trong suốt 365 ngày của một năm không hề ngừng nghỉ. Khách hàng có thể order món hàng yêu thích bất kỳ khung giờ nào. Vào những dịp đặc biệt, còn có chương trình săn “sale” hấp dẫn đồng giá từ 10k, 99k,...Hay giảm giá khung giờ vàng, ngày lễ.
  4. Tiết kiệm thời gian/chi phí: Không cần đi xa, có thể đang ngồi văn phòng hay ở nhà đều có thể đặt hàng nhanh gọn. Không ra tận cửa hàng lùng sục sản phẩm chỉ cần lên sàn giao dịch và các sản phẩm cần tìm sẽ hiện ra ngay trước mắt. Giá của các sản phẩm bao giờ cũng rẻ hơn so với khi chúng ta mua trực tiếp tại cửa hàng, có thể so sánh giá giữa nhiều của hàng khác nhau trước khi ra quyết định mua.
  5. Giao hàng nhanh chóng: Hầu hết khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng với tốc độ giao hàng khi đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Shopee, Tiki,..Với chi phí vận chuyển phù hợp với túi tiền, nhất là đơn hàng có giá cao còn được miễn phí ship.

Đặc trưng của kinh doanh sàn thương mại điện tử

Mặt khác, đối với các đơn vị đăng ký kinh doanh trên sàn TMĐT không những tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, nguồn vốn mà còn có thể quảng bá sản phẩm tối ưu nhất. Đối với mỗi sàn TMĐT sẽ có những quy định về bán hàng, hướng dẫn kinh doanh cũng như các chính sách khách nhau nhưng đều với mục đích các bên đều có lợi.

Một số hạn chế

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là rất hiệu quả và tiết kiệm cho đôi bên giữa người bán và người mua. Mặc dù vậy, không ai dám phủ nhận đây là hình thức kinh doanh hoàn hảo nhất vì nó tồn tại một số hạn chế.

Dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ khách hàng sẽ không được tốt như khi gặp trực tiếp với khách hàng. Ví dụ:

Khách hàng mua đồng hồ thông minh Apple Watch tại cửa hàng trực tuyến của bạn nhưng chỉ khi giao hàng đến họ mới test sản phẩm được. Bạn không thể chứng minh được các tính năng của đồng hồ trực tiếp trước sự chứng kiến của người mua.

Không có khả năng chạm vào sản phẩm: Hình ảnh trực tuyến đôi khi khác với sản phẩm thật bên ngoài do quảng cáo quá đà. Vì thế, khi khách hàng nhận được sẽ có nhiều thất vọng. Nếu như họ chạm vào sản phẩm trực tiếp chắc chắn sẽ không bao giờ mua nó.

Cần chuẩn bị những gì khi tham gia sàn thương mại điện tử?

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình đăng ký tham gia. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có tâm thế chuẩn bị chu đáo trước khi kinh doanh trên sàn TMĐT!

Nhân sự

Bán hàng trên sàn TMĐT cần có nhân viên thay ca nhau trong việc tư vấn cho khách hàng cũng như theo dõi và xử lý đơn hàng. Sắp xếp và training nhân viên trong việc đăng tải và xử lý đơn hàng chuyên nghiệp sẽ là điều kiện cần để bán hàng hiệu quả.

Quy trình vận hành

Hiện nay, có rất nhiều sàn thương mại điện tử. Mỗi sàn sẽ có những quy định khác nhau, một số sẽ có sự trùng lặp nhau. Mặc dù vậy, để mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần triển khai có kế hoạch lần lượt trên từng sàn.

Cụ thể, để vận hành gian hàng hiệu quả thì bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

  1. Thiết lập sơ đồ hành trình khách hàng với các mục tiêu cụ thể đặt ra: Kênh, hoạt động sẽ triển khai, yêu cầu về nội dung và hình ảnh. Ngân sách cho các hoạt động và KPI để đo lường trong quá trình triển khai
  2. Thiết kế, trang trí gian hàng thu hút bằng việc cập nhật đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm cụ thể đang kinh doanh, liên kết với các ngân hàng cũng như đơn vị giao nhận hàng. Thiết kế Layout khoa học và Banner thu hút
  3. Thực hiện chiến dịch Marketing trên sàn TMĐT. Hãy đặt ra mục tiêu của chiến dịch (tăng độ phủ sóng, nhận diện thương hiệu hay tăng doanh thu,...). Các chương trình khuyến mãi cập nhật đầy đủ thời gian triển khai và kết thúc
  4. Chăm sóc khách hàng trên sàn thường được đánh giá bằng các chỉ số là Tỉ lệ phản hồi, Giao hàng đúng hạn, đánh giá sản phẩm,...nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp bạn
  5. Quản lý tài chính - Đây là bước sẽ ít gặp khó khăn hơn vì có kế toán tự động dành cho các gian hàng trên sàn. Nó sẽ sao kê tất cả các giao dịch của doanh nghiệp trên đó như tài khoản, đơn hàng chưa/đã thanh toán, tổng giao dịch để quản lý tài chính mỗi tháng một cách thông minh
  6. Nghiên cứu thị trường trên sàn nhờ vào dữ liệu cung cấp sẵn. Hầu như ở các sàn sẽ giúp doanh nghiệp biết được người mua xem sản phẩm gì nhiều nhất, họ chủ yếu mua gì? ....

Đặc biệt, trong quy trình vận hành các cửa hàng nên tích hợp sàn thương mại điện tử ngay trên website của mình để quản lý hiệu quả. Như chúng ta đều biết, hiện nay với xu hướng mua sắm đa kênh đã thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp thị hàng hóa trên nhiều nền tảng khác nhau. Vì thế nên, quản lý thông tin sản phẩm và hàng tồn kho luôn là vấn đề nan giải.

Cần chuẩn bị những gì khi tham gia sàn thương mại điện tử?

Tuy nhiên, với việc thiết lập hệ thống quản lý hàng tồn kho ngay trên web nó giúp doanh nghiệp thuận tiện trong quản lý sản phẩm (số lượng, thông tin đơn đặt hàng, doanh thu sản phẩm). Việc tích hợp này sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý các trang thương mại điện tử một cách dễ dàng.

Doanh nghiệp của bạn đã tích hợp các sàn TMĐT lên website chưa?Nếu chưa, hãy liên hệ với LPTech chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn để việc kinh doanh trở nên tiện lợi hơn!

Lựa chọn mô hình tham gia sàn TMĐT

Lựa chọn mô hình kinh doanh là cách để thiết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Ở Việt Nam hiện nay có 3 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến là:

B2B (Business To Business) - Mô hình cung cấp sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác. Một ví dụ điển hình về mô hình này là của Alibaba.com - Mô hình kinh doanh TMĐT B2B nổi tiếng toàn cầu và là niềm mơ ước của rất nhiều quốc gia.

B2C (Business to Customer) - Mô hình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Đây là mô hình chủ yếu và phổ biến nhất trên thị trường TMĐT ở Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều tên tuổi với mô hình này như Nike, Adidas, Elise,...

C2C (Consumer to Consumer) - Mô hình người tiêu dùng giao dịch với nhau trên môi trường trực tuyến. C2C nơi mà một khách hàng mua hàng hóa từ khách hàng khác rồi sử dụng nền tảng của bên thứ 2 để tạo ra lợi nhuận trong cuộc giao dịch. eBay và Amazon.com là hai nhà cung cấp C2C nổi bật.

Sau khi hiểu được bản chất của 3 mô hình này thì doanh nghiệp của bạn sẽ phân tích tình hình thực tế và lựa chọn được mô hình phù hợp nhất cho chính mình.

>>Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa Marketing cho B2C và B2B

Tạo dựng niềm tin cho khách hàng

Trên các sàn thương mại điện tử đều có quy định về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc, đăng tải sản phẩm cần công khai minh bạch về xuất xứ hàng hóa, bảo hành, đổi trả để tạo sự an tâm. Mang đến cho người mua những lựa chọn về đối tác và thời gian giao hàng cũng như đa dạng phương thức thanh toán.

Tham khảo thêm>> Đẩy mạnh thương mại điện tử vào kinh doanh cafe mang hiệu quả bất ngờ

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)

Từ khóa » Cửa Hàng điện Tử Là Gì