Sân Vận động Hòa Xuân – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận.
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 3/2022)
Văn phong và cách dùng từ trong bài hoặc đoạn này không bách khoa. Xin vui lòng giúp biên tập lại. (tháng 3/2022)
Sân vận động Hòa Xuân
Sân Hòa Xuân lúc chiều xuống
Map
Vị tríHòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng, Việt Nam
Tọa độ15°59′57″B 108°13′24″Đ / 15,99917°B 108,22333°Đ / 15.99917; 108.22333
Sức chứa20.500
Mặt sânCỏ Bermuda
Công trình xây dựng
Khởi công2013
Được xây dựngTháng 2 năm 2013–30 tháng 8 năm 2016
Khánh thành30 tháng 8 năm 2016
Chi phí xây dựng300 tỷ VND
Bên thuê sân
SHB Đà Nẵng (2017–nay) Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam (tạm thời)

Sân vận động Hòa Xuân là một sân vận động tọa lạc tại phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Sân hiện là sân nhà của Câu lạc bộ SHB Đà Nẵng.[1] Với sức chứa 20.500 người, đây là sân vận động lớn thứ hai ở Việt Nam được xây dựng dành riêng cho hoạt động bóng đá,[2] sau Sân vận động Pleiku ở Gia Lai.

Đấu thầu xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Gói thầu xây lắp 4 khán đài A, B, C, D, sân bóng và hệ thống kỹ thuật chung quanh do Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng (DCID) thi công, với giá trị hơn 300 tỷ đồng; gói thầu hệ thống điện chiếu sáng sân bóng đá do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thể thao Thanh Lâm thi công, với giá trị gần 13 tỷ đồng. Khởi công từ ngày 21 tháng 2 năm 2013 đến ngày 30 tháng 8 năm 2016, công trình đã chính thức hoàn thành.[3]

Ngày 14 tháng 12 năm 2016, sân được chính thức bàn giao cho Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Đà Nẵng để đưa vào sử dụng khi mùa giải V.League 2017 sắp khởi tranh. Đội bóng SHB Đà Nẵng đã thắng Hoàng Anh Gia Lai 1-0 trong ngày khai mạc mở màn (7 tháng 1 năm 2017) cũng là trận đấu khai sân Hòa Xuân.

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân có sức chứa 20.500 người, được xây dựng trên diện tích đất 66.530m2. Sân có 4 khán đài, trong đó khán đài chính cao 2 tầng và được trang bị mái che, các khán đài còn lại thấp hơn. Phía dưới khán đài có các khu giải khát, phòng chức năng, nhà vệ sinh. Sân có 140 ghế ngồi super VIP (có bàn) tại trung tâm khán đài A; lắp đặt hệ thống rào chống bạo động cũng như hàng rào ngăn cách các khu khán đài B, C, D; hệ thống biển báo, chỉ dẫn và các phòng chức năng; bảng điện tử; hệ thống âm thanh trên sân cùng nguồn điện dự phòng.[4]

Hình ảnh tại Sân vận động Hòa Xuân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Toàn cảnh sân vận động Toàn cảnh sân vận động
  • Khán đài A sân Khán đài A sân
  • Khán đài A sân 2 Khán đài A sân 2

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sân vận động Hòa Xuân - Sân nhà câu lạc bộ SHB Đà Nẵng”. bongda24h.vn. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ Sân không có đường chạy điền kinh, khán đài nằm ngay sát sân đấu giúp khán giả theo dõi trận đấu với khoảng cách gần hơn.
  3. ^ “Sân vận động Hòa Xuân: "Ngôi nhà mới" của bóng đá Đà Nẵng”. báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “SVĐ gần 300 tỉ đồng thay thế sân Chi Lăng giờ ra sao?”. tin thể thao. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2015.
  • x
  • t
  • s
Các công trình thể thao ở Việt Nam
Sân vận động
Đang hoạt động
  • 19 tháng 8
  • Bà Rịa
  • Bình Phước
  • Buôn Ma Thuột
  • Cao Lãnh
  • Cẩm Phả
  • Cần Thơ
  • Chi Lăng
  • Củ Chi
  • Cửa Ông
  • Đà Lạt
  • Đồng Nai
  • Gò Đậu
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hàng Đẫy
  • Hòa Bình
  • Hoa Lư
  • Hòa Xuân
  • Hoài Đức
  • Kon Tum
  • Lạch Tray
  • Long An
  • Mỹ Đình
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phan Thiết
  • Pleiku
  • Quân khu 7
  • Quy Nhơn
  • Rạch Giá
  • Tam Kỳ
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thanh Trì
  • Thiên Trường
  • Thống Nhất
  • Tiền Giang
  • Tự Do
  • Việt Trì
  • Vinh
  • Vĩnh Long
Ngừng hoạt động
  • An Giang
  • Cột Cờ
  • Tây Ninh
Nhà thi đấu
  • Nhà thi đấu Hà Nam
  • Cung điền kinh Mỹ Đình
  • Nhà thi đấu Phú Thọ
  • Cung thể thao Quần Ngựa
  • Nhà thi đấu Ninh Bình
  • Nhà thi đấu Tân Bình
  • Cung thể thao Tiên Sơn
Trường đua
  • Trường đua đường phố Hà Nội
Trang Commons Hình ảnh Thể loại Thể loại
  • x
  • t
  • s
Sân vận động Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam
Hiện tại (2023)
  • 19 tháng 8
  • Gò Đậu
  • Hà Tĩnh
  • Hàng Đẫy
  • Hòa Xuân
  • Lạch Tray
  • Pleiku
  • Thanh Hóa
  • Thiên Trường
  • Thống Nhất
  • Quy Nhơn
  • Vinh
Trước đây
  • Cao Lãnh
  • Cẩm Phả
  • Cần Thơ
  • Cửa Ông
  • Đồng Nai
  • Long An
  • Mỹ Đình
  • Ninh Bình
  • Quân khu 7
  • Rạch Giá
  • Tam Kỳ
  • Tiền Giang
  • Tự Do
Đã phá bỏ
  • An Giang
  • Chi Lăng
  • Cột Cờ

Từ khóa » Khán đài B Sân Pleiku