Sân Vận động Thống Nhất – Wikipedia Tiếng Việt

Sân vận động Thống Nhất
Sân vận động Thống Nhất trong thời gian diễn ra AFC Champions League 2022
Sân vận động Thống Nhất trên bản đồ Thành phố Hồ Chí MinhSân vận động Thống NhấtSân vận động Thống NhấtVị trí nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tên đầy đủTrung tâm Thể dục Thể thao Thống Nhất
Tên cũSân vận động Renault (1929–1960)Sân vận động Vườn hoa Thành phố (1956–?)Sân vận động Cộng Hòa (1960–1975)
Vị trí138 Đào Duy Từ, Phường 6, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°45′39″B 106°39′48″Đ / 10,760703°B 106,663331°Đ / 10.760703; 106.663331
Chủ sở hữuChính phủ Việt Nam
Nhà điều hànhSở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Sức chứa15.000[1]
Kích thước sân100 × 68 m
Mặt sânCỏ Bermuda
Công trình xây dựng
Khởi công1929
Khánh thành18 tháng 10 năm 1931
Sửa chữa lại1967–1968, 2002–2003, 2005–2007, 2017–2019
Mở rộng1959–1960, thập niên 1990
Bên thuê sân
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamĐội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt NamThành phố Hồ Chí MinhTrẻ Thành phố Hồ Chí MinhSài Gòn (2016–2022)Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1995–2002)Hải Quan (1954–2002)Ngân hàng Đông Á (2002–2005)Navibank Sài Gòn (2009–2012)Xuân Thành Sài Gòn (2010–2013)Mancons Sài GònBecamex Bình Dương (2016)Hoàng Anh Gia Lai (AFC Champions League 2022)Thể Công - Viettel (Cúp AFC 2022)

Sân vận động Thống Nhất (trước đây là Sân vận động Cộng Hòa) là một sân vận động đa năng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.[2] Sân nằm ở số 138 Đào Duy Từ, phường 6, Quận 10. Sân hiện được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Đây là sân nhà của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang thi đấu tại V.League 1 và Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang thi đấu tại V.League 2. Sân vận động có sức chứa 15.000 người.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1929, Ủy hội Thành phố (Commission municipale) của Thành phố Chợ Lớn (Ville de Cholon) đã quyết định khởi công xây dựng sân vận động mới trên địa bàn thành phố. Năm 1931, sân vận động được hoàn thành và được đặt tên là Sân vận động Renault, theo tên của Philippe Oreste Renault, Tham biện hạng 1, Chủ tịch Ủy hội Thành phố Chợ Lớn kiêm Chủ tỉnh Chợ Lớn thời bấy giờ. Ban đầu, sân chỉ mới có khán đài chính, chưa có các khán đài phụ. Sân vận động này được xây dựng theo kiến trúc mới như các sân vận động ở Pháp, mái che được đúc bằng bê tông cốt thép, khán đài có hơn 20 bậc ngồi, từ dưới lên cao trông rất quy mô, chưa kể những hàng ghế xếp riêng trong một khu vực đẹp dành cho các quan chức. Sân được xem là một công trình thể thao đồ sộ, được coi như lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ.

Sân được khánh thành vào ngày 18 tháng 10 năm 1931 với trận đấu giao hữu giữa đội Cảnh sát Chợ Lớn và Ngôi sao Gia Định. Kết quả trận đấu, Cảnh sát Chợ Lớn giành chiến thắng trước Ngôi sao Gia Định với tỷ số 1–0.

Kể từ khi được khánh thành, sân là nơi diễn ra nhiều trận đấu bóng đá giữa những đội bóng hàng đầu của Nam Kỳ và sau này là miền Nam Việt Nam như các đội bóng Ngôi sao Gia Định, Hoa kiều Chợ Lớn, Cảnh sát Sài Gòn... của người Việt hay các đội Cercle Sportif Saigonnais, Stade Militaire hay Transitaire... của người Pháp.[3]

Thời Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959, sân được cải tạo, nâng cấp lớn để đạt tiêu chuẩn quốc tế thời bấy giờ. Khán đài chính được mở rộng thêm, các khán đài phụ cũng được xây dựng, trang bị hệ thống chiếu sáng hiện đại, nâng sức chứa của sân lên 16.000 người. Công việc cải tạo, nâng cấp được hoàn thành vào tháng 10 năm 1960. Sân cũng được đổi tên thành Sân vận động Cộng Hòa. Theo nhiều tài liệu ghi lại, trong trận đấu đầu tiên sau khi sân được cải tạo, nữ nghệ sĩ Thanh Nga được mời đá quả bóng đầu tiên trước trận đấu bóng đá giữa hai đội Quan thuế của Tổng cục Quan thuế và AJS của Cảnh sát Quốc gia. Hình ảnh này sau đó được lan truyền trên các tờ báo, được cho là góp phần làm tăng thêm danh tiếng cho nữ nghệ sĩ này.

Năm 1967, sân một lần nữa được cải tạo và nâng cấp. Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1975, sân đã tổ chức các giải đấu khu vực, châu lục, tiếp đón nhiều đội bóng nước ngoài đến để học tập và trao đổi kinh nghiệm. Sân cũng chứng kiến nhiều trận đấu lịch sử của bóng đá Việt Nam Cộng hòa như:

  • Trận đấu vòng loại môn bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 1964 giữa Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa và Đội tuyển bóng đá quốc gia Israel. Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng sau hai lượt trận với tổng tỷ số 2–1 và giành quyền vào vòng 2.
  • Trận đấu vòng loại môn bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 1964 giữa Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa và Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc.[4] 30.000 khán giả đã lấp đầy sân vận động để dự khán trận đấu này. Sau 2 trận đấu lượt đi và về (31 tháng 5 và 28 tháng 6 năm 1964), đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa thua với tổng tỷ số 2–5 và bị loại.
  • Trận đấu bóng đá nữ đầu tiên giữa hai đội bóng đá nữ Nam Phương và Nhị Trưng vào ngày 23 tháng 6 năm 1974. Nam Phương giành chiến thắng với tỷ số 3–0.

Năm 1966, đội tuyển Việt Nam Cộng hòa đã vô địch giải bóng đá Merdeka ở Malaysia sau khi đánh bại Miến Điện 1–0 trong trận chung kết. Chiếc cúp vô địch giải Merdeka bằng vàng được cất giữ ở trụ sở Tổng cuộc Túc cầu trong Sân vận động Cộng Hòa. Cúp đã bị thất lạc sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, và cho đến ngày nay vẫn chưa xác định được nằm ở đâu.[5]

Vụ tấn công của biệt động Sài Gòn năm 1965

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tài liệu mật "A Study of the Use of Terror by the Vietcong" của MACVSOG lưu hành nội bộ vào tháng 5 năm 1966, có nhắc đến vụ đánh bom được 2 thành viên Biệt động Sài Gòn thực hiện tại sân Cộng hòa vào ngày 4 tháng 10 năm 1965 khiến 11 người thiệt mạng gồm 4 trẻ em,[6] và 42 người bị thương.[7] Theo báo Tuổi Trẻ, người thực hiện vụ đánh bom là Lê Tấn Quốc (Chín Quốc) đã cho nổ 2 trái mìn ĐH 10 cách nhau 3 phút và tiêu diệt 2 nhóm đối phương tại đây.[8][9] Một số báo khác dẫn theo trang phunutoday.vn lại cho biết vụ đánh bom được thực hiện bởi nhóm người Thành gồm Huỳnh Văn Minh (chỉ huy), Bùi Thị Anh, Huỳnh Công Khánh (Sáu Vĩnh) và Võ Thị Lớn (Út Thu). Theo thông tin này thì vụ đánh bom được thực hiện vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 1 tháng 10 năm 1965, dùng 2 trái mìn ĐH 10, đặt tại 2 địa điểm và cho nổ cách nhau 2 phút, nhắm vào các cảnh sát dã chiến đang huấn luyện tại đây. Vụ nổ làm 49 cảnh sát dã chiến thiệt mạng và bị thương, trong đó có 10 người thiệt mạng ngay trong vụ nổ đầu tiên.[10]

Sau năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động Thống Nhất tại giải Tứ Hùng, 10 tháng 1 năm 2014

Sau khi chính quyền lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kiểm soát hoàn toàn miền Nam, ngày 2 tháng 9 năm 1975, một trận đấu giao hữu giữa đội Hải Quan (với nòng cốt là các cầu thủ của đội Quan Thuế cũ) và đội Ngân hàng (với nòng cốt là các cầu thủ của đội Việt Nam Thương Tín cũ) được tổ chức tại đây với sự có mặt của Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Nguyễn Hữu Thọ. Trận đấu kết thúc với chiến thắng 3–1 nghiêng về các cầu thủ Hải Quan. Sau trận đấu này, sân cũng được đổi tên thành Sân vận động Thống Nhất và giữ tên gọi này cho đến tận ngày nay.

Ngày 7 tháng 11 năm 1976, trận đấu giao hữu giữa Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt và Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn được tổ chức tại đây. Đây là cuộc chạm trán đầu tiên giữa bóng đá hai miền sau ngày thống nhất đất nước. Kết quả trận đấu, đội Tổng cục Đường sắt giành chiến thắng với tỷ số 2–0.[11]

Qua các mùa giải, kể từ khi Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 cho đến trước khi giải đấu chuyên nghiệp được tổ chức, đây là sân nhà của các đội Cảng Sài Gòn, Hải Quan, Sở Công nghiệp, Công an TP.HCM... Sau khi Giải Vô địch Quốc gia chuyên nghiệp đầu tiên được tổ chức, qua các mùa giải, sân được chọn là sân nhà của các đội chuyên nghiệp Cảng Sài Gòn (sau này là Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn rồi Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh), Công an TP.HCM (sau này được chuyển thành Ngân hàng Đông Á), Navibank Sài Gòn, Sài Gòn Xuân Thành, Sài Gòn FC.

Năm 2002, sân vận động được cải tạo để chuẩn bị tổ chức các trận đấu bảng B của môn bóng đá nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003.[12] Đây là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cùng với Sân vận động Hàng Đẫy ở Hà Nội cho đến năm 2003, khi Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình được hoàn thành xây dựng.

Cho đến năm 2017, sân vận động có sức chứa 19.450 người.[13] Kể từ đó, sân đã được cải tạo theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, các phần A1 và A2 của khán đài chính đã được sơn lại và lắp đặt hệ thống đèn pha chiếu sáng 1500 lux mới vào quý 4 năm 2017. Năm 2018, mặt sân đã được cải tạo lại và hơn 6.700 ghế ngồi được lắp đặt bổ sung vào các khán đài B, C và D. Sau khi lắp đặt ghế ngồi, sức chứa của sân đã giảm xuống còn khoảng 15.000 người.[1] Vào năm 2019, các ghế hiện có ở khán đài A được thay thế bằng các ghế mới, trong khi các ghế mới được lắp đặt bổ sung vào các phần còn lại của khán đài A (A4 và A5).[14]

Thiết kế và sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn) kể từ khi câu lạc bộ được thành lập vào năm 1975. Từ năm 1995 đến năm 2002, đây cũng là sân nhà của Đội bóng đá Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2016, Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn cũng chọn Thống Nhất làm sân nhà cho các trận đấu tại V.League.

Trước năm 2003, sân Thống Nhất là sân bóng đá lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam. Vào thập niên 1990, sân một lần nữa được cải tạo, nâng cấp. Sân trở thành một sân vận động đa năng với sức chứa 18.000 người. Mãi đến năm 2003, khi sân Mỹ Đình được hoàn thành xây dựng với sức chứa 40.000 người, vai trò sân vận động lớn nhất và hiện đại nhất của sân vận động Thống Nhất mới kết thúc.

Năm 2005, sân một lần nữa được cải tạo để chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ V vào năm 2006. Tuy nhiên, đợt cải tạo lớn này đã gây ra nhiều tai tiếng khi chất lượng cải tạo quá tệ hại và thời gian thi công kéo dài, các bậc ngồi của 2 khán đài C và D đã bị đập bỏ để làm đường chạy điền kinh, khiến sức chứa của sân vận động giảm từ 18.000 chỗ ngồi xuống còn 16.000 chỗ ngồi. Mãi đến cuối tháng 6 năm 2007, sân mới được báo cáo cải tạo xong tất cả các hạng mục với tổng kinh phí phát sinh lên đến 14 tỷ đồng. Tuy nhiên, chất lượng hạ tầng kém của sân vẫn để lại nhiều tiếng xấu cho đến thời điểm hiện tại.[15]

Trong suốt các mùa giải bóng đá, sân luôn được chọn là sân nhà của từ 1 đến 2 đội bóng đang thi đấu tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam. Riêng liên tiếp trong 3 mùa giải 2013, 2014, 2015, không có đội bóng nào đang thi đấu tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam chọn sân Thống Nhất làm sân nhà. Mãi đến mùa giải V.League 2016, một đội bóng nhập khẩu từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh là Sài Gòn FC mới sử dụng sân Thống Nhất làm sân nhà. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh vốn thi đấu ở giải hạng nhất được thăng hạng lên V.League 2017. Hiện tại, đây là sân nhà của Thành phố Hồ Chí Minh.

Các sự kiện thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động đã tổ chức nhiều sự kiện thể thao và giải trí trong nước và quốc tế kể từ khi được khánh thành. Một số sự kiện thể thao đáng chú ý nhất được liệt kê dưới đây:

  • Giải vô địch bóng đá trẻ châu Á 1964
  • Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 1998
  • Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (môn bóng đá nam)
  • Cúp bóng đá nữ châu Á 2008
  • Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2009
  • Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2010
  • Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Á 2011
  • Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2012
  • Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2012
  • Cúp bóng đá nữ châu Á 2014
  • Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2015
  • Giải vô địch điền kinh trẻ châu Á 2016
  • Giải vô địch bóng đá U-18 Đông Nam Á 2019
  • AFC Champions League 2022 (vòng bảng)
  • Cúp AFC 2022 (vòng bảng, bán kết khu vực Đông Nam Á)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Đức Nguyễn. “Sân Thống Nhất được lắp đèn mới, cải tạo mặt cỏ”. Bóng đá Plus. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ “India plays out 1-1 draw with Singapore in Hung Thinh tournament opener”. sportstar.thehindu.com. Sportstar. ngày 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ “Từ sân Renault đến sân Thống Nhất”. Sài Gòn Giải Phóng. ngày 18 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  4. ^ South Korean International Matches Lưu trữ 2014-01-02 tại Wayback Machine
  5. ^ “Ngã rẽ của ông Weigang và số phận chiếc Cúp Vô địch”. Tuổi Trẻ. ngày 10 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ "Saigon Attacked Data Base"
  7. ^ “A Study of the Use of Terror by the Vietcong” (PDF). tr. 14. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2011.
  8. ^ “Người khai hỏa giữa nội đô Sài Gòn”. Tuổi Trẻ. ngày 17 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  9. ^ Sống cuộc đời đáng sống
  10. ^ Chuyện về nữ Việt Cộng làm rung chuyển Sài Gòn, nước Mỹ[liên kết hỏng]
  11. ^ Cuộc hội ngộ của hai nền bóng đá Nam-Bắc trong trận đấu lịch sử năm 1976
  12. ^ “Hơn 23 tỉ đồng nâng cấp SVĐ Thống Nhất”. Người Lao Động. ngày 18 tháng 12 năm 2001. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  13. ^ “Giới thiệu tổng quát TT TDTT Thống Nhất”. Trung tâm Thể thao Thống Nhất. ngày 8 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.[liên kết hỏng]
  14. ^ “Thực hư chuyện đội bóng của Công Vinh tu sửa, nâng cấp sân Thống Nhất”. VNBongDa. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.[liên kết hỏng]
  15. ^ Nỗi buồn sân Thống Nhất

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sân vận động Thống Nhất.
  • Hình ảnh của StadiumDB
Tiền nhiệm:Sân vận động HindmarshÚc Adelaide Cúp bóng đá nữ châu ÁĐịa điểm trận chung kết2008 Kế nhiệm:Trung tâm Thể thao Thành ĐôTrung Quốc Thành Đô
Tiền nhiệm:Trung tâm Thể thao Thành ĐôTrung Quốc Thành Đô Cúp bóng đá nữ châu ÁĐịa điểm trận chung kết2014 Kế nhiệm:Sân vận động Quốc tế AmmanJordan Amman
  • x
  • t
  • s
Các công trình thể thao ở Việt Nam
Sân vận động
Đang hoạt động
  • 19 tháng 8
  • Bà Rịa
  • Bình Phước
  • Buôn Ma Thuột
  • Cao Lãnh
  • Cẩm Phả
  • Cần Thơ
  • Chi Lăng
  • Củ Chi
  • Cửa Ông
  • Đà Lạt
  • Đồng Nai
  • Gò Đậu
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hàng Đẫy
  • Hòa Bình
  • Hoa Lư
  • Hòa Xuân
  • Hoài Đức
  • Kon Tum
  • Lạch Tray
  • Long An
  • Mỹ Đình
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phan Thiết
  • Pleiku
  • Quân khu 7
  • Quy Nhơn
  • Rạch Giá
  • Tam Kỳ
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thanh Trì
  • Thiên Trường
  • Thống Nhất
  • Tiền Giang
  • Tự Do
  • Việt Trì
  • Vinh
  • Vĩnh Long
Ngừng hoạt động
  • An Giang
  • Cột Cờ
  • Tây Ninh
Nhà thi đấu
  • Nhà thi đấu Hà Nam
  • Cung điền kinh Mỹ Đình
  • Nhà thi đấu Phú Thọ
  • Cung thể thao Quần Ngựa
  • Nhà thi đấu Ninh Bình
  • Nhà thi đấu Tân Bình
  • Cung thể thao Tiên Sơn
Trường đua
  • Trường đua đường phố Hà Nội
Trang Commons Hình ảnh Thể loại Thể loại
  • x
  • t
  • s
Sân vận động Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam
Hiện tại (2023)
  • 19 tháng 8
  • Gò Đậu
  • Hà Tĩnh
  • Hàng Đẫy
  • Hòa Xuân
  • Lạch Tray
  • Pleiku
  • Thanh Hóa
  • Thiên Trường
  • Thống Nhất
  • Quy Nhơn
  • Vinh
Trước đây
  • Cao Lãnh
  • Cẩm Phả
  • Cần Thơ
  • Cửa Ông
  • Đồng Nai
  • Long An
  • Mỹ Đình
  • Ninh Bình
  • Quân khu 7
  • Rạch Giá
  • Tam Kỳ
  • Tiền Giang
  • Tự Do
Đã phá bỏ
  • An Giang
  • Chi Lăng
  • Cột Cờ
  • x
  • t
  • s
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Công trình hành chính
  • Bưu điện Sài Gòn
  • Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Công trìnhlịch sử – văn hóa
  • Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
  • Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
  • Bảo tàng Thành phố
  • Bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • Bến Nhà Rồng
  • Dinh Độc Lập
Công viên,khu sinh thái, phố đi bộ
  • Bến Bạch Đằng
  • Công viên 23 tháng 9
  • Công viên 30 tháng 4
  • Công viên Bách Tùng Diệp
  • Công viên Chi Lăng
  • Công viên Gia Định
  • Công viên Hoàng Văn Thụ
  • Công viên Lê Thị Riêng
  • Công viên Lê Văn Tám
  • Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc
  • Công viên Phú Lâm
  • Công viên Tao Đàn
  • Đầm Sen
  • Địa đạo Củ Chi
  • Địa đạo Phú Thọ Hòa
  • Rừng ngập mặn Cần Giờ
  • Suối Tiên
  • Bình Quới – Thanh Đa
  • Thảo Cầm Viên
  • Khu Tây ba lô – Phố đi bộ Bùi Viện
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ
    • Đường hoa Nguyễn Huệ
Công trình tôn giáo
  • Chùa Ấn Quang
  • Chùa Giác Hải
  • Chùa Giác Lâm
  • Chùa Giác Viên
  • Chùa Hoằng Pháp
  • Chùa Giác Ngộ
  • Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
  • Chùa Nghệ Sĩ
  • Chùa Phật Cô Đơn
  • Chùa Phụng Sơn
  • Chùa Tập Phước
  • Chùa Từ Ân
  • Chùa Vĩnh Nghiêm
  • Chùa Xá Lợi
  • Đại chủng viện Thánh Giuse
  • Đan viện Cát Minh
  • Đền Công Chính
  • Đền Hùng (Thảo Cầm Viên)
  • Đền thờ Đức Thánh Trần
  • Đình Minh Hương Gia Thạnh
  • Đình Thông Tây Hội
  • Hội quán Hà Chương
  • Hội quán Nghĩa An
  • Hội quán Nhị Phủ
  • Hội quán Ôn Lăng
  • Hội quán Tuệ Thành
  • Lăng Ông
  • Miếu Nổi
  • Nhà thờ Ba Chuông
  • Nhà thờ Cầu Kho
  • Nhà thờ Cha Tam
  • Nhà thờ Chí Hòa
  • Nhà thờ Chợ Quán
  • Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
  • Nhà thờ Đức Bà
  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây
  • Nhà thờ Huyện Sỹ
  • Nhà thờ Tân Định
  • Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc
  • Thánh thất Sài Gòn
  • Thiền viện Vạn Hạnh
  • Tu viện dòng Thánh Phaolô
  • Việt Nam Quốc Tự
Nhà hát, sân khấu
  • Nhà hát Bến Thành
  • Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
  • Nhà hát Hòa Bình
  • Nhà hát Thành phố
  • Sân khấu kịch Idecaf
  • Rạp Công Nhân
Công trình thể thao
  • Nhà thi đấu Phú Thọ
  • Nhà thi đấu Tân Bình
  • Sân vận động Hoa Lư
  • Sân vận động Quân khu 7
  • Sân vận động Thống Nhất
Công trìnhthương mại – dịch vụ
  • Bitexco Financial Tower
  • Chợ An Đông
  • Chợ Bà Chiểu
  • Chợ Bến Thành
  • Chợ Bình Tây
  • Chợ Tân Định
  • Diamond Plaza
  • Landmark 81
  • mPlaza Saigon
  • Saigon Centre
  • Saigon Trade Center
  • Thuận Kiều Plaza
  • Union Square
  • Vincom Center Đồng Khởi
Công trìnhgiao thông – đô thị
  • Buýt đường sông
  • Cầu Ba Son
  • Cầu Mống
  • Đại lộ Đông Tây
  • Đường Đồng Khởi
  • Đường Lê Lợi
  • Đường Nguyễn Hữu Cảnh
  • Đường Tôn Đức Thắng
  • Ga Sài Gòn
  • Hầm Thủ Thiêm
  • Hồ Con Rùa
  • Kênh Bến Nghé
  • Kênh Hàng Bàng
  • Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
  • Khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • Khu phố cổ Chợ Lớn
  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Vinhomes Central Park
Khách sạn
  • Khách sạn Caravelle Sài Gòn
  • Khách sạn Continental
  • Khách sạn Grand Sài Gòn
  • Khách sạn Majestic Saigon
  • Khách sạn Rex
Khu công nghệ
  • Công viên phần mềm Quang Trung
  • Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » Khán đài C Sân Thống Nhất