Sản Xuất Chất Bán Dẫn Rất Quan Trọng đối Với Ngành Công Nghiệp ...
Có thể bạn quan tâm
Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Giới thiệu Giới thiệu Cổng thông tin CNHT Giới thiệu Cục Công nghiệp
- Công nghiệp hỗ trợ Ô tô Điện tử Cơ khí chế tạo Dệt may Da giày Công nghiệp Công nghệ cao Các ngành khác Thống kê
- Thị trường Thị trường trong nước Thị trường nước ngoài
- Tin tức Tin hoạt động Tin chính sách Hợp tác quốc tế Chuyển giao công nghệ Phát triển nguồn nhân lực
- Dịch vụ CNHT Chương trình phát triển CNHT Chính sách ưu đãi đối với Dự án sản xuất sản phẩm CNHT Dự án trong lĩnh vực CNHT
- Tài liệu tham khảo
- Cơ sở dữ liệu Cơ khí chế tạo Ô tô Điện tử Dệt may Da giày Cụm công nghiệp, Cụm liên kết ngành Nhân lực tư vấn
- Đa phương tiện Hình ảnh Video
- Trang chủ
- Công nghiệp hỗ trợ
Sản xuất chất bán dẫn rất quan trọng đối với ngành công nghiệp điện tử
Thứ Năm_25/11/2021 Chuyên mục: Điện tửTrong tất cả các ngành công nghiệp hiện đại, chất bán dẫn đóng vai trò quan trọng và sản xuất chất bán dẫn là một ngành đem lại ra doanh thu lớn và tạo ra rất nhiều việc làm có mức lương cao. Vì chip máy tính là yếu tố đầu vào quan trọng cho nhiều ngành công nghệ cao khác, nên việc một quốc gia có cơ sở sản xuất chất bán dẫn sẽ hỗ trợ cho toàn bộ hệ sinh thái của hoạt động kinh tế giá trị cao.
Ban đầu, vấn đề chỉ đơn thuần là gián đoạn tạm thời về nguồn cung do các nhà máy buộc phải đóng cửa khi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên bùng phát, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, mặc dù hoạt động sản xuất tại hầu hết các quốc gia trên thế giới gần như trở lại bình thường, nhưng sự gia tăng nhu cầu mới do thay đổi nhu cầu và hành vi tiêu dùng được thúc đẩy bởi đại dịch, đã khiến sự thiếu hụt chip điện tử đạt tới giới hạn khủng hoảng.Năm ngoái, ngay cả "gã khổng lồ" công nghệ Apple, tập đoàn có giá trị lên tới 2.000 tỷ USD và là doanh nghiệp mua chất bán dẫn lớn nhất thế giới với mức chi tiêu 58 tỷ USD mỗi năm, cũng buộc phải trì hoãn việc ra mắt chiếc iPhone 12 trong hai tháng, do thiếu hụt nguyên liệu sản xuất.Sản xuất chất bán dẫn rất quan trọng đối với ngành công nghiệp điện tửĐầu năm 2021, nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới Sony, cùng với các nhà sản xuất máy trò chơi điện tử khác, tiết lộ rằng họ đã phải vật lộn với tình trạng thiếu hàng trong suốt 12 tháng. Đại diện của Sony chia sẻ họ có thể không đạt được mục tiêu doanh số bán máy chơi game PS5 mới trong năm nay do thiếu chất bán dẫn.Các nước chạy đua cho đầu tư: Không quá ngạc nhiên khi chính sách công nghiệp mới của Chính phủ Mỹ sẽ tập trung đầu tiên và quan trọng nhất vào lĩnh vực chất bán dẫn. Trong số 250 tỷ USD ngân sách phân bổ cho dự luật năng lực cạnh tranh vừa được Thượng viện Mỹ thông qua, 52 tỷ USD sẽ được dùng để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước. Trong khi đó, đánh giá mới nhất của Chính phủ Mỹ về chuỗi cung ứng chỉ ra rằng chip máy tính là lĩnh vực sản xuất cần đưa trở lại trong nước.Trong khi đó, Trung Quốc đã triển khai một chương trình khổng lồ nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa để đạt vị trí hàng đầu trên thế giới. Nhật Bản và châu Âu đang cố gắng giành lại thị phần mà họ đã mất.Còn Hàn Quốc, quốc gia có những công ty đã chiếm một số thị phần từ Mỹ trong những năm gần đây, cũng đang tạo cú hích lớn trong việc phát triển ngành bán dẫn. Trong khi đó, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) là nơi đặt trụ sở chính của TSMC - công ty gia công bán dẫn số một thế giới và dẫn đầu về công nghệ sản xuất chip sau khi giành lấy "ngôi vương" này từ tay Intel Corp.Hiện Các quốc gia đang chi tiền cho các công ty chip và giúp tài trợ cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất, tăng cường nghiên cứu và phát triển, và hơn thế nữa. Nếu Mỹ có thể giữ nguyên thị phần toàn cầu (hiện khoảng 47%) thì đây có thể coi là một chiến thắng. Và nếu Washington có thể thuyết phục TSMC đặt thêm nhà máy ở nước này, thì đó có thể xem như một chiến lược thành công lớn cho dù TSMC là doanh nghiệp Đài Loan.Tuy nhiên, điều có thể làm nên một chiến thắng dứt khoát trong cuộc chiến bán dẫn toàn cầu là tầm quan trọng của đổi mới. Ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ đã lao đao trong thập niên 1980 khi gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Nhật Bản, rồi phải nhường vị trí dẫn đầu ngành bán dẫn cho các doanh nghiệp "xứ sở hoa anh đào," và sau đó bị bỏ xa bởi Hàn Quốc, quốc gia đầu tư lớn để thống trị mảng chip bán dẫn.Tuy nhiên, Mỹ sau đó đã giành lại vị trí hàng đầu của mình trên thị trường bán dẫn toàn cầu nói chung. Bởi trong khi thế giới cạnh tranh nhau về chip nhớ, các công ty Mỹ như Intel đã chuyển sang sản xuất một thứ có giá trị hơn nhiều, đó là bộ vi xử lý (CPU). Mảng CPU của Mỹ đã kiếm được "bộn tiền" trong khi các nước châu Á tranh giành nhau trong mảng công nghiệp bộ nhớ.Tương tự, những thay đổi sau này trong ngành bán dẫn hầu hết đều không phải do cạnh tranh trên các thị trường hiện có mà chủ yếu là do những sản phẩm mới, gồm có CPU, chip năng lượng thấp, chip di động và mô hình xưởng đúc chip của TSMC.Còn tại Việt Nam ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 19%, tương đương khoảng 6,16 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2024. Lĩnh vực bán dẫn được coi là động lực cho nhiều ngành công nghiệp và là một trong chín sản phẩm công nghệ giá trị cao tại Việt Nam. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử. Các khu công nghiệp của Việt Nam vẫn thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong ngành điện tử, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Khoảng 65% công ty điện tử nước ngoài chọn đặt trụ sở tại miền Bắc, trong khi 30% chọn các khu công nghiệp ở miền Nam. Số còn lại chọn “lập nghiệp” ở miền Trung.Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã hết sức quan tâm và ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ cao nói chung và vi mạch bán dẫn nói riêng. Tiêu biểu là một số chính sách như Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020”, Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020”. Đặc biệt, Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/04/2012 về phê duyệt “Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020”, trong đó xác định và chỉ rõ “vi mạch điện tử” được xem là một trong 9 sản phẩm chủ lực phát triển của đất nước. Tuy nhiên đến nay công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu. Vậy nên để phát triển được công nghiệp bán dẫn, Việt Nam còn phải đi cả một chặng đường dài.Từ nhu cầu liên tục gia tăng của chuỗi cung ứng toàn cầu, lĩnh vực bán dẫn ngày càng trở nên sôi động và trở thành lĩnh vực nhận được nhiều sự ưu ái. Nhất là khi các ngành sản xuất đang có xu hướng phát triển chậm lại do khan hiếm nguồn cung vi mạch như hiện nay, việc Amkor “rót” 1,6 tỷ USD xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Bởi, Công ty Amkor là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn thuê ngoài lớn nhất thế giới. Đây cũng là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực gia công bao bì và thử nghiệm vi mạch, hiện là đối tác sản xuất chiến lược cho các công ty bán dẫn, xưởng đúc và OEM điện tử hàng đầu thế giới.Từ trước đến nay, Việt Nam luôn mong muốn phát triển công nghiệp bán dẫn. Đây là một trong 9 ngành trọng điểm đã được Chính phủ quan tâm và đầu tư từ rất sớm. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một nhà máy sản xuất vi mạch đúng nghĩa. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đa phần thực hiện các công đoạn gia công thiết kế (outsourcing) vi mạch hoặc láp ráp-kiểm định (back-end) là chính.Công ty Intel Products Việt Nam (IPV, thuộc Tập đoàn Intel, Mỹ) đã đầu tư thêm 475 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm và lắp ráp chip hiện đại nhất tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), nâng tổng số vốn đầu tư của Intel vào Việt Nam đến thời điểm hiện tại lên tới 1,5 tỷ USD.Trong khi đó, Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex (SEHC) đã được chấp nhận chuyển đổi từ doanh nghiệp công nghệ cao sang doanh nghiệp chế xuất đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phụ trợ trong chuỗi cung ứng của Samsung, đặc biệt là doanh nghiệp ngành bán dẫn, đem lại giá trị thặng dư tốt hơn. Tác giả: Ban Biên tập tổng hợp Các tin khác- Thị trường PVC châu Âu tiến tới một đỉnh mới trong tháng 11
- Vai trò quan trọng của ngành dệt may Việt Nam
- Việt Nam nhập siêu hơn 18 tỷ USD máy móc thiết bị từ Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021
- Nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô tăng 33,55%
- Doanh nghiệp cơ khí từng bước phục hồi sản xuất
- Thông báo về việc dừng thực hiện và điều chỉnh một số đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024
- Thông báo lịch tuyển dụng viên chức năm 2024
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 2 VIMEXPO 2024: CƠ HỘI GIAO THƯƠNG – MỞ RỘNG KẾT NỐI
- Hải Phòng tập trung thu hút nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Các dự án công nghiệp lớn với công nghệ hiện đại đi vào hoạt động đã phát huy vai trò dẫn dắt, tạo sự quan tâm cũng như sức hút đối với công nghiệp phụ trợ và hoạt động của các doanh nghiệp khác có liên quan trong chuỗi cung ứng toàn cầu... Trong đó, trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường. Theo Ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng chia sẻ:ba trụ cột phát triển kinh tế chính đã được Hải Phòng xác định, gồm: Công nghiệp công nghệ, cảng biển-logistics, du lịch-thương mại. Hải Phòng phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp-xây dựng sẽ chiếm 56-57% trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 41-43% vào năm 2025 và tăng lên chiếm 51-53% vào năm 2030... Với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử - tin học và công nghiệp hỗ trợ để phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử - tin học cơ khí, điện tử - tin học. Hai cụm công nghiệp mới được UBND Tp.Hải Phòng phê duyệt Quyết định 3271/QĐ-UBND là Cụm công nghiệp phụ trợ Tràng Duệ tại xã Hồng Phong và xã An Hòa, huyện An Dương, Tp.Hải Phòng có diện tích gần 59 ha và Cụm công nghiệp Lê Thiện - Đại Bản tại xã Lê Thiện và xã Đại Bản (cùng huyện An Dương) có diện tích gần 60 ha. Cả 2 cụm công nghiệp đều có tính chất là công nghiệp cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử - tin học; công nghiệp hỗ trợ (phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử - tin học cơ khí, điện tử - tin học). Việc UBND Tp.Hải Phòng phê duyệt bổ sung hai cụm công nghiệp tại huyện An Dương góp phần giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí về kinh tế, đô thị để lên quận trực thuộc Tp.Hải Phòng trong năm 2025. Đồng thời, giúp giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.
- UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp (CCN) Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cụm công nghiệp Đông Sơn có diện tích 25 ha nằm trên địa bàn xã Đông Sơn, huyện Yên Thế. Các ngành nghề dự kiến đầu tư vào cụm công nghiệp bao gồm: Chế biến nông, lâm sản, điện tử, may mặc, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Tổng mức đầu tư của dự án là 257 tỷ đồng, do Công ty TNHH sản xuất giấy và bao bì Duy Khánh làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Quý IV/2022 - Quý II/2023, lập quy hoạch chi tiết, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập thiết kế bản vẽ thi công, đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa. Quý II/2023 - Quý II/2024, bồi thường giải phóng mặt bằng, khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trạm xử lý nước thải tập trung, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh. Quý II/2024 - Quý IV/2024, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của dự án và lấp đầy ít nhất 60%. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Sơn có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai, tổ chức quản lý và đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp theo đúng tiến độ được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Với mục tiêu phát triển toàn diện cho ngành các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ, TP Đà Nẵng tiếp tục nâng cao hoạt động Công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt quan tâm, hỗ trợ, đẩy mạnh các hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2022-2025. Theo kế hoạch này, Chương trình đã đặt ra những mục tiêu cục thể: - Tỷ trọng công nghiệp hỗ trợ trong cơ cấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến năm 2025 chiếm khoảng 30% , trong đó, tỷ trọng công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin - viễn thông chiếm trên 20% ; - Phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn thành phố có trên 150 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ít nhất 10% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; - Hình thành và đưa vào hoạt động Khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng; hình thành các phân khu dành cho phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Bên canh đó, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng đã được thể hiện rất rõ ở các nội dung: - Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; - Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; - Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; - Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; - Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về hạ tầng và bảo vệ môi trường; - Xây dựng và vận hành trang thông tin, cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ; - Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển Kinh phí cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách theo quy định tại Thông tư số 64/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Chi tiết chương trình tại Phụ lục đính kèm).
- Ngày 30/10/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 2793/QĐ-BCT ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Nghị định 114/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác
- Nghị quyết số 124/NQ-CP của Chính phủ : Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Công văn 6162/BCT-CN của Bộ Công Thương về việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
- Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2020 về giải pháp thúc đẩy phát triển Công nghiệp hỗ trợ do Chính phủ ban hành
- Nghị quyết Số: 214/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19
- Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND Về Quy chế quản lý kinh phí phát triển Công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển Công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội
- Định hướng như thế nào để các doanh nghiệp điện tử Việt Nam có thể chớp được cơ hội cung cấp các linh phụ kiện cho các doanh nghiệp toàn cầu ở Việt Nam?
- Thủ tục về xúc tiến hoạt động KM
- Tình hình thị trường xuất khẩu ô tô Việt Nam trong tương lai?
- Tại sao trong TPP lại có một chương riêng cho ngành dệt may? Điều này nói lên điều gì?
- Nguyên nhân chính dẫn đến tình hình trên của thị trường ôtô VN và giải pháp thúc đẩy thị trường và gia tăng đầu tư của các DN, các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng?
ĐỐI TÁC
Từ khóa » Vi Mạch Và Chất Bán Dẫn Là Gì
-
Chất Bán Dẫn Là Gì Và Làm Thế Nào Chúng Trở Thành Tâm điểm Trong ...
-
Chất Bán Dẫn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chất Bán Dẫn Là Gì Và Tại Sao Lại Có Sự Thiếu Hụt? - Tremplin Numérique
-
Chất Bán Dẫn Là Gì? Ứng Dụng Của Chất Bán Dẫn
-
Chất Bán Dẫn Là Gì? Vai Trò Của Chất Bán Dẫn Với Ngành Công Nghiệp ...
-
Thiết Bị Bán Dẫn Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Chất Bán Dẫn Là Gì? Vì Sao Nói Lớp Chuyển Tiếp P
-
Sự Khác Biệt Giữa Chip Và Chất Bán Dẫn Và Mạch Tích Hợp
-
Thế Nào Là Chất Bán Dẫn ? Phát Minh Làm Thay đổi Nhân Loại
-
Chất Bán Dẫn Là Gì? Sự ảnh Hưởng Của Nhiệt độ Lên Các Chất Bán ...
-
Vật Liệu Bán Dẫn Là Gì? | Công Ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam
-
Vi Mạch: Không Có Gì Là Khó Hiểu
-
Chất Bán Dẫn Trong Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử
-
Chất Bán Dẫn Là Gì? Tầm Quan Trọng Trong Lĩnh Vực Công Nghệ