Sản Xuất điện Và Những Tác động đến Môi Trường
Có thể bạn quan tâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc cung cấp nguồn điện đáng tin cậy rất quan trọng. Để giảm phát thải khí nhà kính cần chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch hơn. Điều này đòi hỏi sự gia tăng nguồn năng lượng cacbon thấp. Vậy có những nguồn nào mang lại khả năng sản xuất nguồn điện lớn, nhiên liệu nào ít phát thải cacbon và nguồn nhiên liệu nào tạo ra nguồn điện lớn nhưng vẫn đảm bảo không tác động đáng kể đến môi trường.
Giải pháp xử lý môi trường nào được ứng dụng để xử lý các nguồn thải phát sinh từ ngành sản xuất điện? Nhiên liệu nào ít phát thải và thân thiện với môi trường xung quanh nhất?
1. Nhiệt điện (Than, khí đốt, dầu)
Nhiều nhà máy nhiệt điện chủ yếu dùng nhiên liệu hóa thạch đốt than hoặc dầu tạo ra nhiệt, hơi nước làm quay tuabin tạo ra điện năng. Nguồn năng lượng hóa thạch cũng vì thế trở nhành nguyên liệu không thể thiếu được nhiều quốc gia sử dụng. Nguồn điện tạo ra rất đáng tin cậy trong thời gian dài và chi phí rẻ hơn. Nhưng việc đốt nhiên liệu từ cacbon sẽ hình thành lượng lớn CO2 làm biến đổi khí hậu, mưa axit.
Việc đốt nhiên liệu hóa thạch sản xuất năng lượng nhưng lại khiến nhiều người chết do ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Chẳng hạn ở Trung Quốc có đến 670 nghìn người chết sớm vì mức độ sử dụng than đá lớn. Nhiều nhà máy nhiệt điện cần lượng lớn than, dầu và khí đốt. Giá nhiên liệu hóa thạch tăng mạnh hoặc giảm dẫn đến chi phí phát điện không ổn định và chi phí sử dụng.
2. Thủy điện
Những nhà máy thủy điện tạo ra điện bằng cách trữ nước trong hồ chứa lớn thành các con đập. Nước chảy qua tuabin hình thành điện cacbon thấp. Năng lượng thủy điện ngày càng phổ biến và phát triển dọc trên các con sông lớn. Tuy nhiên, các hồ chứa khi bị ngập lụt, bão làm chậm dòng chảy hạ nguồn ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái môi trường và con người.Đối với thủy điện yêu cầu xem xét, đánh giá và phân tích tính hiệu quả, chất lượng, an toàn mà những đập thủy điện sẽ tác động đối với người dân địa phương.
3. Điện hạt nhân
Đây là cách tạo ra điện dựa vào nhiệt lượng từ việc phân tách nguyên tử tạo ra hơi nước làm quay tuabin. Khác với nhiệt điện, điện hạt nhân hoàn toàn không phát sinh khí nhà kính. Vì thế đây là hình thức sản xuất điện thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường.
Các nhà máy điện hạt nhân hoạt động đáng tin cậy, không bị gián đoạn, cung cấp nguồn điện sạch. Nhiên liệu hạt nhân sử dụng trong bể phản ứng trong vài năm nhờ vào nguồn năng lượng khổng lồ trong uranium. Được biết 1 kg uranium tương đương với 1 tấn than. Đối với nhiên liệu sử dụng, chất thải trong nhà máy điện hạt nhân được xử lý trực tiếp hoặc tái chế trong lò phản ứng để tạo ra điện cacbon thấp.
4. Điện Gió và mặt trời
Hai nguồn này xếp vào năng lượng tái tạo với quy mô nhỏ, sản xuất điện với lượng phát thải khí nhà kính thấp. Quá trình tạo ra điện năng phụ thuộc vào tốc độ gió, ánh sáng mặt trời. Sản lượng của tấm pin mặt trời phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, thời gian và lượng mây che phủ.
Vì điện năng không được lưu trữ dễ dàng, năng lượng tái tạo thường được dự phòng bằng hình thức phát điện khác chẳng hạn như pin dự phòng. Vì thế mà các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo nguồn điện ổn định. Các nhà máy khí đốt tự nhiên thường thải ra lượng khí cacbonic lớn, một lượng khí metan phát thải trong quá trình khai thác, vận chuyển đều gây ra biến đổi khí hậu.
5. Điện Sinh khối
Những nhà máy sinh khối hoạt động giống như nhà máy nhiệt điện thường chạy bằng than và khí. Tuy nhiên thay vì dùng nhiên liệu hóa thạch, thì những nhà máy này chủ yếu sử dụng nhiều dạng sinh khối khác như cây trồng, gỗ vụn, chất thải sinh hoạt hoặc khí sinh học.
Việc sản xuất điện bằng sinh khối đòi hỏi nguồn năng lượng lớn. Điều này làm phát sinh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao hơn so với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Những tác động môi trường còn liên quan đến sử dụng đất và tính bền vững sinh thái cũng đáng kể, nhất là ô nhiễm không khí.
Điện là nguồn năng lượng giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm cần ứng dụng những biện pháp sản xuất điện an toàn và thân thiện với môi trường hơn.
Công ty môi trường Hợp Nhất cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mọi góp ý về nội dung hoặc có câu hỏi bạn có thể để lại bình luận bên dưới.
Tìm hiểu thêm: Các loại năng lượng tái tạo và không tái tạo
Từ khóa » Nguồn Năng Lượng ít Gây ô Nhiễm Môi Trường
-
Nguồn Năng Lượng Nào Sau đây Nếu được Sử Dụng Sẽ ít ... - Khóa Học
-
Nguồn Năng Lượng Nào Sau đây Nếu được Sử Dụng Sẽ ít Gây ô ...
-
ID9-1887: Nguồn Năng Lượng Nào Sau đây Nếu được Sử Dụng Sẽ ít ...
-
Question: Nguồn Năng Lượng Nào Sau đây Nếu được Sử Dụng Sẽ ít ...
-
Nguồn Năng Lượng Nào Sau đây Nếu được Sử Dụng Sẽ ít Gây ô ...
-
Nguồn Năng Lượng Nào Sau đây Nếu được Sử Dụng Sẽ ít Gây ô ... - 7scv
-
Nguồn Năng Lượng Nào Sau đây Nếu được Sử Dụng ...
-
Trong Các Nguồn Năng Lượng Sau đây Nguồn Năng Lượng Gây ô ...
-
Phát Triển Các Nguồn Năng Lượng Có Tác động Tới Môi Trường?
-
Nguồn Năng Lượng Nào Sau đây Nếu được Sử Dụng Sẽ ít Gây ô ...
-
Nguồn Năng Lượng Nào Sau đây Nếu được Sử Dụng ...
-
10 Công Nghệ Môi Trường Của Tương Lai
-
Điện Mặt Trời Có Gây ô Nhiễm Môi Trường? - EVN
-
Xu Hướng Bảo Hộ Sáng Chế Trong Lĩnh Vực Năng Lượng Thay Thế