Sản Xuất Giấy Từ Phân Voi ở Thảo Cầm Viên - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
Chủ nhật, 26/6/2022, 06:00 (GMT+7) Sản xuất giấy từ phân voi ở Thảo Cầm Viên

Thảo Cầm Viên Sài Gòn, quận 1, tái chế phân voi làm thành giấy từ phương pháp thủ công, trung bình một kg chất thải sản xuất được 20 tờ.

Mỗi ngày nhân viên gom khoảng 800 kg phân từ 5 con voi trong chuồng. Trước kia hầu hết chất thải này bỏ đi hoặc ủ phân bón thì nay một phần được tận dụng làm giấy tái chế.

Ông Mai Khắc Trung Trực, Giám đốc xí nghiệp động vật Thảo Cầm Viên Sài Gòn, nói: "Voi ăn chủ yếu cỏ, mía và không tiêu hoá hoàn toàn nên phân nhiều chất xơ, không nặng mùi, có thể tận dụng làm giấy được. Một số nước đã làm ra giấy thành phẩm có chất lượng tốt".

Theo ông Trực, mục đích làm giấy từ phân voi nhằm giúp mọi người nhận thức đúng hơn về bảo vệ động vật hoang dã cũng như giúp trẻ em biết cách tiết kiệm giấy, bảo vệ môi trường. Sau hơn một năm nghiên cứu nhiều phương pháp, Thảo Cầm Viên bắt đầu làm giấy từ hồi tháng 2 năm nay.

Mỗi ngày nhân viên gom khoảng 800 kg phân từ 5 con voi trong chuồng. Trước kia hầu hết chất thải này bỏ đi hoặc ủ phân bón thì nay một phần được tận dụng làm giấy tái chế.

Ông Mai Khắc Trung Trực, Giám đốc xí nghiệp động vật Thảo Cầm Viên Sài Gòn, nói: "Voi ăn chủ yếu cỏ, mía và không tiêu hoá hoàn toàn nên phân nhiều chất xơ, không nặng mùi, có thể tận dụng làm giấy được. Một số nước đã làm ra giấy thành phẩm có chất lượng tốt".

Theo ông Trực, mục đích làm giấy từ phân voi nhằm giúp mọi người nhận thức đúng hơn về bảo vệ động vật hoang dã cũng như giúp trẻ em biết cách tiết kiệm giấy, bảo vệ môi trường. Sau hơn một năm nghiên cứu nhiều phương pháp, Thảo Cầm Viên bắt đầu làm giấy từ hồi tháng 2 năm nay.

Sáng 24/6, phân voi sau được ông Trực rửa qua ít nhất 7 lần nước để loại bỏ hết tạp chất, chỉ còn lại xơ thực vật. Thảo Cầm Viên làm giấy vào hai ngày cuối tuần, mỗi lần sử dụng từ 3 đến 5 kg phân. Sau khi lọc sạch, phần xơ đem luộc ở 200 độ C trong hai tiếng để loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi.

"Vì đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa có máy móc, các quy trình đều thủ công và không sản xuất thương mại nên mỗi lần chúng tôi chỉ làm vài chục tờ giấy thôi", ông Trực nói.

Sáng 24/6, phân voi sau được ông Trực rửa qua ít nhất 7 lần nước để loại bỏ hết tạp chất, chỉ còn lại xơ thực vật. Thảo Cầm Viên làm giấy vào hai ngày cuối tuần, mỗi lần sử dụng từ 3 đến 5 kg phân. Sau khi lọc sạch, phần xơ đem luộc ở 200 độ C trong hai tiếng để loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi.

"Vì đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa có máy móc, các quy trình đều thủ công và không sản xuất thương mại nên mỗi lần chúng tôi chỉ làm vài chục tờ giấy thôi", ông Trực nói.

Tại khoảng sân trước phòng thú y - nơi làm giấy phân voi, các sợi xơ sau khi luộc xong được đem phơi trong một ngày trời nắng to.

Tại khoảng sân trước phòng thú y - nơi làm giấy phân voi, các sợi xơ sau khi luộc xong được đem phơi trong một ngày trời nắng to.

Phân khi sơ chế và phơi khô sẽ chỉ còn lại sơi xơ có màu vàng nhạt thay vì màu đậm như trong rổ. Trung bình một cân phân voi qua quá trình tái chế thu được nửa kg nguyên liệu.

Phân khi sơ chế và phơi khô sẽ chỉ còn lại sơi xơ có màu vàng nhạt thay vì màu đậm như trong rổ. Trung bình một cân phân voi qua quá trình tái chế thu được nửa kg nguyên liệu.

Chị Nguyễn Kiều Tuyết Ngân đem nguyên liệu cho vào máy xay sinh tố cùng nước để nghiền nhuyễn. "Quy trình tương tự như sản xuất giấy thông thường nhưng Thảo Cầm Viên chỉ làm thủ công, không sử dụng hoá chất công nghiệp", cô gái 22 tuổi nói.

Gần một năm nay, Ngân là một trong 4 cộng tác viên tham gia dự án làm giấy từ phân voi.

Chị Nguyễn Kiều Tuyết Ngân đem nguyên liệu cho vào máy xay sinh tố cùng nước để nghiền nhuyễn. "Quy trình tương tự như sản xuất giấy thông thường nhưng Thảo Cầm Viên chỉ làm thủ công, không sử dụng hoá chất công nghiệp", cô gái 22 tuổi nói.

Gần một năm nay, Ngân là một trong 4 cộng tác viên tham gia dự án làm giấy từ phân voi.

Không sử dụng hoá chất công nghiệp nên khi xay sẽ cho thêm bột năng, ít giấy vụn để tăng độ kết dính, mịn cho sản phẩm.

Không sử dụng hoá chất công nghiệp nên khi xay sẽ cho thêm bột năng, ít giấy vụn để tăng độ kết dính, mịn cho sản phẩm.

Nguyên liệu xay nát được pha thêm nước trước khi dùng khuôn để lọc ra giấy thành phẩm.

Nguyên liệu xay nát được pha thêm nước trước khi dùng khuôn để lọc ra giấy thành phẩm.

Tấm khuôn có kích thước tương đương khổ giấy A4. Khuôn có màng lọc chế từ lưới bắt thú được nhúng vài lần trong nước để chắt lọc lấy bột giấy.

Tấm khuôn có kích thước tương đương khổ giấy A4. Khuôn có màng lọc chế từ lưới bắt thú được nhúng vài lần trong nước để chắt lọc lấy bột giấy.

Chị Huỳnh Lê Như Ngọc mang khuôn ra nắng phơi trên tấm vải khoảng một phút cho ráo nước trước khi nhấc lên. Phần giấy thành phẩm tiếp tục phơi 8 tiếng thì khô, cứng lại là sử dụng được.

"Lúc mới làm làm giấy dễ bị ẩm, mốc khi gặp thời tiết không thuận lợi nên bị hư khá nhiều. Hơn nữa vì voi ăn nhiều thực phẩm khác nhau nên không phải lúc nào phân cũng đạt chất lượng tốt", Ngọc nói.

Chị Huỳnh Lê Như Ngọc mang khuôn ra nắng phơi trên tấm vải khoảng một phút cho ráo nước trước khi nhấc lên. Phần giấy thành phẩm tiếp tục phơi 8 tiếng thì khô, cứng lại là sử dụng được.

"Lúc mới làm làm giấy dễ bị ẩm, mốc khi gặp thời tiết không thuận lợi nên bị hư khá nhiều. Hơn nữa vì voi ăn nhiều thực phẩm khác nhau nên không phải lúc nào phân cũng đạt chất lượng tốt", Ngọc nói.

Một cân phân voi làm ra được khoảng 20 tờ giấy khổ A3, A4. Giấy có màu đục, bề mặt hơi nhám nhưng khá dai, không bị gẫy vụn. Số giấy làm ra chủ yếu được Thảo Cầm Viên dành cho thiếu nhi vẽ tranh, làm thiệp, hình nổi 3D...

Một cân phân voi làm ra được khoảng 20 tờ giấy khổ A3, A4. Giấy có màu đục, bề mặt hơi nhám nhưng khá dai, không bị gẫy vụn. Số giấy làm ra chủ yếu được Thảo Cầm Viên dành cho thiếu nhi vẽ tranh, làm thiệp, hình nổi 3D...

Trẻ em nước ngoài học vẽ trên giấy từ phân voi tại phòng tranh Le Petit Musee (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức), tháng 4/2022. Ảnh: Thảo Cầm Viên cung cấp.

"Một số trường đã đặt hàng làm giấy này để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Sắp tới chúng tôi sẽ thử nghiệm làm giấy từ phân tê giác, hươu cao cổ...", Giám đốc xí nghiệp động vật Thảo Cầm Viên cho biết.

Thảo Cầm Viên được xây dựng năm 1864 với tên gọi ban đầu là Vườn Bách Thảo, là một trong 10 vườn thú lâu đời nhất của thế giới. Nơi đây được xem như viện bảo tàng sinh vật học với hàng nghìn loại động thực vật Việt Nam và thế giới đang được nuôi trồng, chăm sóc.

Trẻ em nước ngoài học vẽ trên giấy từ phân voi tại phòng tranh Le Petit Musee (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức), tháng 4/2022. Ảnh: Thảo Cầm Viên cung cấp.

"Một số trường đã đặt hàng làm giấy này để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Sắp tới chúng tôi sẽ thử nghiệm làm giấy từ phân tê giác, hươu cao cổ...", Giám đốc xí nghiệp động vật Thảo Cầm Viên cho biết.

Thảo Cầm Viên được xây dựng năm 1864 với tên gọi ban đầu là Vườn Bách Thảo, là một trong 10 vườn thú lâu đời nhất của thế giới. Nơi đây được xem như viện bảo tàng sinh vật học với hàng nghìn loại động thực vật Việt Nam và thế giới đang được nuôi trồng, chăm sóc.

Quỳnh Trần

Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » Giấy Voi