Sản Xuất Giống Cây Trồng Là Gì? Mục đích Và Quy Trình Sản Xuất?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Sản xuất giống cây trồng là gì?
  • 2 2. Điều kiện ngoại cảnh để hạt nảy mầm tốt:
  • 3 3. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:
  • 4 4. Quy trình sản xuất giống cây trồng:

1. Sản xuất giống cây trồng là gì?

Sản xuất giống cây trồng đó là việc sả xuất ra một giống cây trồng hay giống trồng trọt là một nhóm thực vật được chọn lọc theo những đặc điểm mong muốn mà có thể duy trì bằng việc nhân giống. Đa số các giống cây trồng phát sinh từ canh tác nhưng cũng có một số ít phát sinh từ sự chọn lọc đặc biệt trong tự nhiên. Các cây cảnh trong vườn như hoa hồng, trà, thủy tiên, hay đỗ quyên thuộc các giống trồng trọt được tạo ra bằng cách gây giống và chọn lọc cẩn thận theo hình dạng và màu sắc hoa. Tương tự như thế, các cây lương thực trong nông nghiệp trên thế giới hầu như chỉ thuộc các giống trồng trọt đã được lựa chọn vì các đặc tính như năng suất cải tiến, mùi vị và khả năng kháng bệnh; ngày nay có rất ít cây dại được dùng làm nguồn thực phẩm. Cây sử dụng trong lâm nghiệp cũng thuộc các giống trồng trọt được chọn lọc đặc biệt để cho năng suất và chất lượng gỗ nâng cao.

Để hạt nảy mầm đều, tỷ lệ nảy mầm cao cần phải nắm được đặc tính sinh lý của hạt.

+ Một số giống cây ăn quả hạt chín sinh lý sớm, hạt có thể nảy mầm ngay khi quả chín, ví dụ: mít, cam, quýt, đu đủ…

+ Một số giống sau thu hoạch nên gieo ngay, càng để lâu sức nảy mầm càng giảm, như: vải, nhãn, đu đủ, na…

+ Một số giống muốn hạt nảy mầm tốt cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 3 – 6°C từ 1 – 2 tuần, như: đào, mận, hồng…

+ Một số hạt có vỏ cứng cần được xử lý trước khi gieo như ngâm nước nóng, gọt bớt lớp vỏ ngoài, tác động cơ giới bằng cách đập nhẹ để tách được lớp vỏ cứng, xử lý hoá học đối với hạt đào, mơ, mận, táo ta… Riêng với dừa thì dùng dao phạt một lớp vỏ ngoài phía gần cuống cho đến gần sọ dừa …

2. Điều kiện ngoại cảnh để hạt nảy mầm tốt:

– Nhiệt độ thích hợp đối với hạt giống cây ăn quả nhiệt đới: 23 – 35°c, cây ăn quả á nhiệt đới: 15,5 – 26,5°C, cây ăn quả ôn đới: 10 – 21°C.

– Độ ẩm đất: 70 – 80% độ ẩm bão hoà.

– Đủ ô xy: Đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí, không nên lấp hạt quá sâu nhất là với các loại hạt bé.

– Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt (hạt mít, hạt bưởi); một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo (hạt xoài, hạt mận) và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảy mầm (hạt nhãn, hạt vải).

Hiện nay theo Bộ NN&PTNT thì tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến sản xuất, thu hoạch và nông sản bị ách tắc, ùn ứ, tiêu thụ khó khăn; giá bán giảm đối với một số mặt hàng nông sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, các tỉnh, thành phía Nam đang vào mùa mưa, bão, lũ là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trồng trọt.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và tác động của mưa, bão, lũ đến sản xuất trồng trọt, Bộ đề nghị trong kế hoạch sản xuất của các địa phương, cần phải thường xuyên cập nhật tình hình khí tượng, thủy văn và nguồn nước, chất lượng nước phục vụ cho sản xuất; diễn biến phát sinh, gây hại của dịch hại đối với cây trồng; tình trạng dịch Covid-19 và tác động của dịch bệnh đến thu hoạch, lưu thông hàng hóa nông sản của địa phương.

Các địa phương cần xây dựng phương án đảm bảo kế hoạch, tiến độ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, lưu thông, phân phối trong trường hợp địa phương bị giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Tăng cường công tác dự tính, dự báo các đối tượng dịch hại trên cây trồng, thông tin dự tính, dự báo cần được cập nhật thường xuyên và có hướng dẫn kịp thời tới người sản xuất.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp. Kiên quyết xử lý theo các quy định pháp luật đối với các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Đối với cây lúa:

Bộ NN&PTNT hướng dẫn các địa phương một số giải pháp quan tâm chỉ đạo đối với cây lúa. Cụ thể như bố trí thời vụ, cơ cấu giống linh hoạt phù hợp theo nguồn nước, thời tiết khí hậu, đất đai của địa phương và nhu cầu thị trường; đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng ở những diện tích trồng lúa không chủ động nước, kém hiệu quả sang cây trồng cạn ngắn ngày.

Khuyến cáo nông dân áp dụng các gói kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào như giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng phân bón hợp lý, tiết kiệm; chỉ tiến hành phòng trừ dịch hại khi đến ngưỡng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn những diện tích lúa đã chín theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Đối với rau và hoa màu:

Các địa phương đánh giá hiện trạng sản xuất rau màu các loại, lập kế hoạch tiêu thụ trong tỉnh, khả năng cung ứng ngoài tỉnh, tổng hợp các kênh tiêu thụ, chủ động lập kế hoạch sản xuất và xây dựng phương án điều tiết tránh tình trạng thừa, thiếu rau, quả thực phẩm.

Xây dựng kế hoạch sản xuất rau màu linh hoạt, xem xét điều chỉnh cơ cấu giống rau củ, quả có thời gian bảo quản kéo dài, phù hợp thị trường, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ rau tại địa phương, cung ứng ngoài tỉnh, chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý, quản lý dịch hại và bón phân cân đối. Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu cần chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, tuyệt đối không để úng cục bộ, liên vùng.

Đối với cây ăn quả:

Địa phương cần dự báo được tình hình, nhu cầu, sản lượng thu hoạch hàng tháng, hàng quý và cả năm, xây dựng kế hoạch tiêu thụ kịp thời. Tính toán và triển khai kế hoạch rải vụ cây ăn trái phù hợp với thị trường tiêu thụ.

Chủ động nguồn nhân lực để đảm bảo việc thu hái, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ trái cây đối với thị trường nội địa và xuất khẩu. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tỉa cành, tạo tán, sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, giống sạch bệnh, truy rõ nguồn gốc giống, có chứng nhận để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tiếp tục củng cố hệ thống đê bao, bờ bao, hạn chế ảnh hưởng của lũ đối với vùng sản xuất cây ăn trái trên nền đất thấp.

Đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Rà soát, đánh giá hệ thống thu mua, tồn trữ, bảo quản… kịp thời điều tiết khi có diễn biến bất lợi của thị trường.

Đối với cây công nghiệp:

Các địa phương tăng cường đầu tư, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất. Tích cực trữ nước, sử dụng tốt mọi nguồn nước có được (đào ao trữ nước, làm đập dâng, đập tạm giữ nước…) và chuẩn bị các giải pháp phòng chống hạn trong mùa khô.

Sản xuất giống cây trồng tiếng Anh là ” Production same tree”

3. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:

– Sản xuất được giống mới có khả năng vượt trội hơn các giống cũ.

– Duy trì và củng cố độ thuần chủng, sức sống, tính trạng đặc trưng, điển hình của giống cây.

– Tạo ra đủ lượng hạt giống cung cấp cho sản xuất đại trà.

– Phổ biến nhanh giống tốt vào sản xuất.

4. Quy trình sản xuất giống cây trồng:

Năm thứ nhất: gieo hạt tác giả, chọn cây ưu tú

Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hạt. Những hạt đó là hạt siêu nguyên chủng

Năm thứ ba: Nhân giống nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng.

Năm thứ tư: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng.

Lưu ý  đối với các biện pháp canh tác cây rau màu tùy thuộc vào điều kiện đất đai, mùa vụ, hệ thống tưới tiêu, đối tượng cây trồng để xác định biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý mới có hiệu quả cao.

+ Trên đất chuyên màu: cần chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý và bón phân cân đối.

+ Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu: chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, tuyệt đối không để úng cục bộ; lên liếp trồng thông thoáng, liên vùng không có hiện tượng lúa màu đan xen, tùy theo thành phần cơ giới và độ màu mỡ của đất để bón cân đối NPK, không để thừa đạm gia tăng sâu bệnh hại làm giảm năng suất cây trồng.

– Thời vụ: Tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái để khuyến cáo thời vụ xuống giống cho từng loại cây trồng:

Từ khóa » Trình Bày Hệ Thống Sản Xuất Giống Cây Trồng