Sáng 17/5: Cả Nước Chỉ Còn Hơn 290 Ca COVID-19 Nặng; Những Ai ...

Truy cập nội dung luôn Cổng thông tin Bộ Y tế

Sáng 17/5: Cả nước chỉ còn hơn 290 ca COVID-19 nặng; Những ai sẽ được tiêm vaccine mũi 4 ở TPHCM?

17/05/2022 | 08:31 AM

| news-relate

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước chỉ còn hơn 1,29 triệu người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát; trong số đó có hơn 290 ca nặng. Đây là số ca nặng đang điều trị thấp nhất trong nhiều tháng qua. Những ai sẽ được tiêm vaccine mũi 4 ở TPHCM?

Cả nước chỉ còn hơn 290 ca COVID-19 nặng

Theo thông tin của Bộ Y tế, ngày 16/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.550 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 1.548 ca ghi nhận trong nước (giảm 46 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.355 ca trong cộng đồng).

Đây cũng là ngày có số ca mắc COVID-19 thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2021 đến nay. Đồng thời tổng số ca mắc trong ngày chỉ bằng 1/100 so với những ngày cao điểm của đầu tháng 3/2022.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.698.180 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.093 ca nhiễm).

Sáng 17/5: Cả nước chỉ còn hơn 290 ca COVID-19 nặng; Những ai sẽ được tiêm vaccine mũi 4 ở TPHCM? - Ảnh 1.

Những đối tượng nào sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 ở TPHCM?

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.690.425 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.595.538), TP. Hồ Chí Minh (608.973), Nghệ An (483.573), Bắc Giang (386.445), Bình Dương (383.693).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.359.763 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.296.352 trường hợp, trong đó có 299 trường hợp nặng đang điều trị, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 252; Thở ô xy dòng cao HFNC: 19; Thở máy không xâm lấn: 4; Thở máy xâm lấn: 22; Thở ECMO: 2.

Ai sẽ được tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19 ở TP HCM?

Hôm qua, 16/5, UBND TP HCM có kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân.

Theo đó, đối tượng tiêm chủng lần này là người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ vừa đến nặng; người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 gồm cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Thời gian tiêm chủng bắt đầu ngay khi Bộ Y tế cung ứng vaccine, theo nguyên tắc đơn vị nào chuẩn bị sẵn sàng và bảo đảm an toàn tiêm chủng thì triển khai.

Vaccine được sử dụng để tiêm là mRNA (vaaccine Pfizer hoặc Moderna, vaccine AstraZeneca, vaccine cùng loại với mũi 3). Tiêm sau ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi 3. Đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3 thì hoãn tiêm 3 tháng.

Cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm lập danh sách người bệnh đang quản lý, điều trị tại đơn vị; tổ chức tiêm theo hướng dẫn chuyên môn nếu đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng theo quy định hoặc hướng dẫn người bệnh về địa phương đăng ký tiêm.

Cơ sở y tế lập danh sách người làm việc tại đơn vị đủ điều kiện tiêm vaccine mũi 4 để tổ chức tiêm (nếu cơ sở đủ điều kiện); trong trường hợp chưa đủ điều kiện tiêm chủng thì chủ động phối hợp với cơ sở tiêm chủng khác hoặc địa phương nơi trú đóng để tổ chức tiêm vaccine cho người lao động đang làm việc tại đơn vị theo quy định.

Cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy có quản lý điều trị người nhiễm HIV lập danh sách người bệnh đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm vaccine cho người bệnh.

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà soát, lập danh sách người lao động đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp chính quyền địa phương nơi đơn vị trú đóng tổ chức tiêm.

UBND phường, xã, thị trấn lập danh sách người dân thuộc các nhóm đối tượng nêu trên đã đến thời hạn tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) để tổ chức điểm tiêm tại địa phương.

UBND TP yêu cầu tổ chức tiêm chủng thuận lợi cho người dân và đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng, an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, giám sát, xử trí và báo cáo kịp thời, đầy đủ các sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

Tùy vào số lượng người đến hạn tiêm chủng để tổ chức các điểm tiêm; thông báo lịch tiêm cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận điểm tiêm dễ dàng.

Tất cả điểm tiêm chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, thuốc, trang thiết bị cấp cứu. Bố trí mạng lưới cấp cứu ngoại viện và xe cấp cứu của các bệnh viện trực tại vị trí thuận tiện để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm khi có tình huống phát sinh.

Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng và y tế ngành về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 - mũi 4.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bản, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 4 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.

Sở Y tế các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 4 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 25/5/2022.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 521.424.963 ca, trong đó có tổng cộng 6.288.874 người tử vong.

Các nước cũng ghi nhận trên 475 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 39 triệu ca và trên 39.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 16/5, thế giới có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 41 nước có người tử vong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần. So với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang có xu thế giảm dần.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới hết ngày 15/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 48 ca tử vong. Trong ngày 16/5, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 5.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (40 ca)./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

  • Tweet
Tin liên quan
  • Số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Kenya tăng lên 31
  • Pakistan có 68 ca mắc bệnh bại liệt năm 2024
  • Cục An toàn thực phẩm: Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc, nhãn mác
  • Số ca mắc sởi tăng 130 lần, cần tuân thủ 5 khuyến cáo phòng chống bệnh này
  • Bộ Y tế đề xuất không xử lý kỷ luật đối với đảng viên sinh con thứ 3
  • 3 quy định mới về BHYT tạo thuận lợi cho người dân từ 1/1/2025
  • Bệnh tim mạch đang ngày càng trẻ hoá, mỗi năm 200.000 người Việt tử vong vì bệnh này
Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế

Liên kết

---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngành

Thăm dò ý kiến

  • %
Bình chọn Kết quả Ghi lại

Từ khóa » Theo Dõi Ca Nhiễm Covid Tp Hcm