Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giải Bài Toán Bằng 2 Phép Tính Toán Lớp 3

Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm giải bài toán bằng 2 phép tính toán lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.27 KB, 24 trang )

BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNHA. ĐẶT VẤN ĐỀ1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mở đầu cho một thiên niên kỷ mới, đất nướcchúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là một quá trình giankhổ, kéo dài nhiều năm, dẫn đến những sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế,trình độ phát triển sản xuất khoa học kĩ thụât, cơ cấu xã hội, thu nhập quốc dân... Gầnđây trên thế giới nói chung cũng như ở nước ta nói riêng bắt đầu đặt ra nhiều vấn đềmới như : nền kinh tế tri thức, sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hướng quốc tếhoá, toàn cầu hoá trong nền kinh tế, vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc vănhoá dân tộc.Trong dạy học, môn Toán là môn học có tầm quan trọng đặc biệt, vì môn Toáncó tính chất phát triển tư duy lôgíc cho học sinh. Thông qua môn Toán giúp cho chúngta lập luận có căn cứ, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn chính xác, nó còngiúp cho chúng ta trong rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận,phương pháp học tập và phương pháp giải quyết vấn đề. Môn Toán còn giúp các emphát triển toàn diện nhân cách.Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói : “ Trong các môn khoa học kỹ thuật, toán họcgiữ vai trò nổi bật, nó có tác dụng to lớn đối với nhiều ngành khoa học kĩ thuật, đốivới sản xuất và chiến đấu. Nó còn là thể thao trí tuệ giúp chúng ta nhiều về phươngpháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập và phương pháp giảiquyết vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo và nhiều đức tính quýbáu khác như : cần cù, nhẫn nại, tự lực cánh sinh ý thức vượt khó, tính chính xác và ưachuộng chân lý. Dù các bạn phục vụ ở ngành nào thì kiến thức Toán học và phươngpháp toán học cũng rất cần thiết cho các bạn ”.Trong nội dung môn Toán ở Tiểu học bao gồm 5 mảng kiến thức: các kiếnthức về số học, các kiến thức về yếu tố hình học, đại lượng và phép đo đại lượng, mộtsố yếu tố thống kê, giải toán có lời văn. Giải toán có lời văn không phải là mảng kiếnthức trọng tâm, được lấy làm hạt nhân như kiến thức số học, song phải khẳng địnhrằng nó là một bộ phận không thể thiếu được trong nội dung môn Toán ở Tiểu học.1Trong các bài tập có nội dung giải toán có lời văn thì các bài toán giải bằng hai phéptính ở lớp 3 có một vị trí quan trọng vì nó góp phần rèn luyện trí thông minh, pháttriển tư duy, đặc biệt là tư duy giải toán cho học sinh Tiểu học, đồng thời nó còn giúpcác em học tốt các mạch kiến thức khác.Đối với học sinh lớp 3 kiến thức và kĩ năng của môn toán được hình thành chủyếu bằng hoạt động thực hành luyện tập giải toán. Vì thế cần giành thời gian cho giảitoán nói chung và giải bài toán bằng hai phép tính nói riêng. Nhưng trong thực tếgiảng dạy giáo viện lại chưa làm tốt điều đó. Xuất phát từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễntrên, cũng như mong muốn giúp cho học sinh học tập một cách có hiệu quả tốt nhấtđáp ứng được xu thế phát triển của toàn xã hội tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu :Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài “ Bài toán giải bằng hai phéptính” ở lớp 3.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:- Nhằm xác định mức độ, nội dung, phương pháp khi giải các bài toán bằnghai phép tính ở lớp 3.- Giúp bản thân nắm vững hơn về nội dung, phương pháp, mức độ cần đạt khidạy về phần giải toán có lời văn nói chung và giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3nói riêng.- Tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh Tiểu học để từ đó lựa chọnphương pháp dạy học cho phù hợp.- Tìm hiểu những khó khăn, sai lầm của học sinh khi học về phần giải toán,đặc biệt khi giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3.- Đề xuất một số biện pháp dạy học vào dạy Bài toán bằng hai phép tính ở lớp3.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học giải toán có lờivăn nói chung và giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3 nói riêng.Nghiên cứu nội dung chương trình và sách giáo khoa môn Toán ở Tiểu họcnói chung, phần dạy giải toán có lời văn nói riêng và tìm hiểu hệ thống bài tập về giảibài toán bằng hai phép tính ở lớp 3.Đề xuất một số phương pháp, biện pháp dạy học về giải toán bằng hai phéptính và thiết kế một số bài dạy cụ thể.2Tiến hành thực nghiệm sư phạm.B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CƠ SỞ LÍ LUẬN:1. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học:Muốn việc dạy giải toán có lời văn nói chung và giải bài toán bằng hai phéptính ở lớp 3 nói riêng có tác dụng giáo viên phải lựa chọn được phương pháp dạy họcthích hợp, sao cho có thể giúp học sinh phát triển trí thông minh và tiếp cận dần vớitoán trung học cơ sở. Để làm tốt việc lựa chọn này, giáo viên cần căn cứ vào nhiều yếutố, trong đó một việc quan trọng là nắm vững tâm lí học sinh Tiểu học, đặc biệt là họcsinh lớp 3. Cụ thể ta phải nắm vững được các vấn đề sau : về tri giác, chý ý, trí nhớ, tưduy, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực toán học của học sinh.* Về tri giác :Đây là khâu đầu tiên trong quá trình nhận thức của học sinh tiểu học. Ơ lứatuổi học sinh tiểu học, các em tri giác tổng thể, chưa biết phân tích và tổng hợp cácyếu tố riêng lẻ của đối tượng theo yêu cầu quy định, khó phân biệt các đối tượng na nágiống nhau một cách chính xác.Nên đôi khi có em còn nhầm lẫn, lẫn lộn giữa các đềtoán giống nhau hay tương tự nhau, chép sót đề toán. Kinh nghiệm sống của các emcòn quá ít ỏi, tri giác không gian và thời gian chưa chính xác, các em còn khó phânbiệt được vị trí tương đối của các vật trong không gian. Đặc điểm này gây khó khăncho học sinh trong quá trình giải các bài toán nói chung và giải bài toán bằng hai phéptính ở lớp 3 nói riêng.* Về trí nhớ:Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh Tiểu học ở giai đoạn 1 nói riêngthường ghi nhớ máy móc, do vốn ngôn ngữ còn hạn chế nên các em có xu hướng họcthuộc lòng từng câu, từng chữ.Trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớlôgíc. Các em thường nhớ nhanh, nhớ kĩ các hình ảnh, hiện tượng cụ thể hơn là câuchữ khô khan.Nhiều khi các em làm tính thông thường dựa trên mẫu nhớ cụ thể hơn làcác công thức khái quát.*Về chú ý :Ở Tiểu học sự chú ý của các em là không bền vững, nhanh mệt mỏi dù banđầu các em rất hăng hái, nhiệt tình, nhất là với đối tượng dễ thay đổi. Khối lượng chúý chưa nhiều, khả năng phân phối chú ý chưa cao, các em chưa biết kết hợp chú ý một3cách đồng loạt, dễ bị phân phối, lôi cuốn vào các trực quan gợi cảm do chưa biết tổchức chú ý . Vì vậy mà khi giải toán các em còn nhiều sai sót, lời lẽ thiếu lôgíc chặtchẽ, chưa gọn, chưa thật phù hợp với nội dung bài.* Về tư duy trí tưởng tượng:Về trí tưởng tượng, học sinh lớp 3 ( lớp cuối của giai đoạn 1 ở Tiểu học ) đãcó phát triển hơn những lớp đầu cấp song vẫn còn tản mạn ít có tổ chức và còn chịunhiều tác động của hứng thú, kinh nghiệm sống, do vậy còn nhiều hạn chế trong quátrình giải toán.* Về năng lực toán học :Những phẩm chất của năng lực toán học là :- Ý thức làm việc có mục đích, có động cơ rõ ràng.- Tập trung chăm chỉ.- Yêu thích làm việc.- Kiên trì vượt khó.- Hứng thú tập trung vào việc làm bài tập.Có nhiều em ngay từ nhỏ đã thể hiện phẩm chất này, có ý thức làm việc hếtmình. Tuy nhiên, số học sinh có năng lực toán học không nhiều, bởi vậy việc bồidưỡng năng lực cho học sinh là rất cần thiết. Do đó ,người giáo viên cần phát huy tíchcực vai trò của mình trong việc này.2. Phương pháp dạy học:Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường của tổ hợp hoạt động dạycủa giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện nội dung dạy học đề ra.Đó là hệ thống tri thức khái niệm, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo cần cung cấp chongười học để từ đó hình thành nhân cách cho học sinh.Nhưng đối với học sinh Tiểu học phương pháp dạy học còn phụ thuộc vào đặcđiểm tâm, sinh lý của học sinh Tiểu học.Nội dung dạy học mang tính toàn diện và cân đối nên thể hiện qua nhiều phânmôn. Vì vậy, cần có những lựa chọn phương pháp dạy học khác nhau để phù hợp vớitừng nội dung và đặc trưng riêng của từng môn học và từng bài học cụ thể.2.1. Phương pháp dạy học nêu vấn đề:Dạy học nêu vấn đề là một phương hướng dạy học có nhiều khả năng pháthuy tính sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh. Dạy học nêu vấn đề đòi hỏi học4sinh tham gia giải quyết các vấn đề do một hoặc một số tình huống đặt ra. Nhờ đó, họcsinh vừa nắm được tri thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo, dạy học nêu vấn đề có khảnăng lớn trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mới.Đây là một phương pháp mà người giáo viên nêu những tình huống hay cáccâu hỏi có vấn đề và người giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra là học sinh. Hình thànhkỹ năng cho học sinh về phương diện tư duy vấn đề này các câu hỏi thường ở dạngTại sao?Ví dụ : Có 3 thùng kẹo như nhau đựng được 30 gói kẹo. Hỏi 7 thùng như thếđựng được bao nhiêu gói kẹo?Như vậy muốn biết 7 thùng kẹo như thế đựng được bao nhiêu gói kẹo ta phảitìm một thùng kẹo đựng được bao nhiêu gói kẹo? Hay Tại sao lại phải đi tìm mộtthùng kẹo đựng được bao nhiêu gói kẹo ?2.2. Phương pháp dạy học trực quan.Đây là phương pháp dạy học chủ yếu cung cấp tri thức mới cho học sinh dựatrên cơ sở hình ảnh cụ thể như: Hình vẽ đồ vật, thực tế xung quanh để hình thành kiếnthức cho học sinh.Ví dụ: Lan có 5 quả cam, Minh có nhiều cam gấp 3 lần Lan. Hỏi cả 2 bạn cóbao nhiêu quả cam ?Như vậy, để giải quyết bài toán này thì cần dựa vào sơ đồ hình vẽ:5Lan? quả camMinh2.3. Phương pháp thảo luận nhóm.Đây là phương pháp rất có ích cho việc hình thành khả năng hợp tác, khả nănggiao tiếp, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ. Việc tổ chức học sinh họctheo nhóm nhỏ không những giúp cho giáo viên quản lí, kiểm soát lớp tốt hơn nữa màcòn tạo điều kiện kích thích hứng thú học tập cho học sinh.2.4. Phương pháp luyện tập thực hành.5Là phương pháp chủ yếu, thời gian dành cho học sinh làm bài tập để phát huysự hiểu biết nắm chắc kiến thức mới ở dạng lí thuyết, học sinh vận dụng vào các bàitập để thực hành luyện tập.Ở Tiểu học kĩ năng làm toán chủ yếu được hình thành trên cơ sở luyện tậpthực hành vì vậy nó chiếm 50% quỹ thời gian học Toán. Đồng thời, phương pháp nàycũng giúp học sinh hình thành tính suy nghĩ độc lập, phát huy được kĩ năng đầu óclàm toán tư duy trí tuệ của học sinh.Ví dụ: Năm nay: Anh 12 tuổi, em kém anh 4 tuổi, tuổi bố gấp 5 lần tuổi em.Hỏi bố bao nhiêu tuổi ?2.5. Phương pháp giảng giải minh hoạ.Đây là phương pháp dùng lời nói để minh hoạ, để giảng giải, giải thích các tàiliệu toán kết hợp với phương pháp trực quan (đồ dùng, hình vẽ, sơ đồ) những hình ảnhcụ thể giúp cho việc giảng giải có hiệu quả giữa phương pháp này có ưu điểm là nhằmcung cấp kiến thức ban đầu cho học sinh, nhưng nó có nhược điểm là đặt học sinh vàothế thụ động, áp đặt kiến thức, ít phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo củahọc sinh. Vì thế, giáo viên nên hạn chế sử dụng phương pháp này. Chỉ dùng kết hợpvới các phương pháp khác và dùng ngắn gọn, rõ ràng và không rườm rà dài dòng.2.6. Phương pháp củng cố hệ thống hoá kiến thức (Phương pháp ônluyện).Đây là khâu quan trọng trong việc dạy toán nói chung và Toán Tiểu học nóiriêng. Vì môn toán ở Tiểu học có hệ thống được sắp xếp từ dễ đến khó từ đơn giản đếnphức tạp và mạch kiến thức từ chương này, lớp này có liên quan đến chương khác, lớpkhác. Vì vậy, việc củng cố hệ thống kiến thức là một việc làm hết sức có hiệu quả,nâng việc dạy học toán cho học sinh. Nhắc lại, ghi sâu những kiến thức cho học sinhđể học sinh học bài sau tốt hơn, giúp học sinh có hệ thống kiến thức đủ và cần sử dụnglúc nào cũng có sẵn.Ví dụ: ở giai đoạn 1, khi học vẽ hình chữ nhật, học sinh chỉ biết vẽ hình chữnhật có 2 chiều dài bằng nhau, 2 chiều rộng bằng nhau. Khi học lên tính chu vi hìnhchữ nhật thì học sinh giải thích được rằng vì sao lại lấy (chiều dài + chiều rộng ) x 2mà không lấy dài + rộng + dài + rộng và kiến thức này nó còn phát triển lên tính diệntích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.3. Các hình thức tổ chức dạy học.6Dạy học theo lớp: Là hình thức tổ chức cho toàn thể học sinh trong lớp cùngthực hiện một nhiệm vụ. Tổ chức dạy học theo lớp là cả lớp hoạt động để chiếm lĩnhtri thức (kiểu bài dạy bài mới).Dạy học theo nhóm: Là hình thức chia lớp thành nhiều nhóm. Học sinh trongmột nhóm cùng trao đổi, bàn bạc về một vấn đề, một nhiệm vụ nào đó tổ chức họctheo nhóm thích hợp với các nội dung học tập cần có sự thảo luận, tranh luận, bànbạc... giữa các học sinh với nhau. Có nhiều cách để chia nhóm: Có thể chia nhóm cốđịnh hay chia nhóm tạm thời. Ngày nay người ta thường áp dụng chia nhóm ngẫunhiên. Ngoài ra, có thể chia nhóm theo địa bàn cư trú, theo hỗn hợp... để tạo hứng thúcho học sinh tiểu học, có thể đặt tên cho mỗi nhóm (do học sinh tự chọn hoặc giáoviên chỉ định). Để dạy học theo nhóm có hiệu quả, giáo viên cần phải có khả năng baoquát lớp, nội dung và mức độ của nhiệm vụ học tập của mỗi nhóm tránh quá đơn giảnhoặc quá phức tạp.Dạy học cá nhân: Là hình thức dạy học mà học sinh cá nhân độc lập làm việc,đây là một yêu cầu tất yếu của quá trình học tập, ở lớp có thể dùng hình thức học cánhân để học sinh làm bài tập, làm bài kiểm tra đánh giá.II. CƠ SỞ TOÁN HỌC:1. Vị trí, vai trò của việc dạy giải toán có lời văn ở tiểu học.Ở Tiểu học được coi là có hai giai đoạn học tập:Giai đoạn 1: Lớp 1,2,3 và giai đoạn 2: Lớp 4,5.Trong 5 mạch kiến thức lớn:- Yếu tố hình học.- Số học.- Giải toán.- Đại lượng và đo đại lượng.- Yếu tố thống kê.Trong đó, giải toán được coi là một thành phần rất quan trọng trong chươngtrình toán tiểu học hiện nay. Nội dung của việc dạy giải toán gắn bó chặt chẽ, hữu cơvới nội dung của số học, các đại lượng cơ bản, các yếu tố đại số và các yếu tố hình họctrong chương trình.Việc giải toán có lời văn nói chung và giải toán bằng 2 phép tính ở lớp 3 nóiriêng hết sức quan trọng vì:7Giúp học sinh có thêm vốn ngôn ngữ, bởi vì các bài toán đưa ra thường khôngtrùng về ngôn ngữ, mỗi dạng có những ngôn từ rất hay và chính xác do các nhà toánhọc đưa ra. Ví dụ: không thể có người đi bộ một giờ đi được 12 – 14 km mà ở đó chỉcó đi xe đạp ( trừ những trường hợp đặc biệt ).Giúp bồi dưỡng các em qua giải toán ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, cầncù, chịu khó, trong học tập và làm việc khoa học. Có kế hoạch, thói quen tự kiểm tracông việc của mình, có óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo và phát triển tư duy. Tin tưởngvào sự hiểu biết của bản thân.Giải toán giúp học sinh hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức đã học, kĩ năngvề tính toán. Đồng thời giải toán giúp giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặcnhững kiến thức thiếu sót của học sinh, từ đó dễ dàng tìm giải pháp cho học sinh pháthuy ưu điểm, khắc phục những kiến thức bị hổng, những khó khăn khi sử dụng ngôntừ trong lời giải bài toán.Phần lớn nội dung trong sách giáo khoa là dành cho các bài toán giải. Kết quảhọc tập môn toán của học sinh thường được đánh giá qua kĩ năng giải toán...Điều quan trọng của việc dạy giải toán có lời văn giúp học sinh tự biết cáchgiải quyết vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Các vấn đề này được nêu dưới dạng cácbài toán có lời văn. Đây là sự vận dụng có tính chất tổng hợp các kiến thức kĩ năng,phương pháp suy nghĩ và giải quyết vấn đề học được ở môn toán tiểu học.2. Nội dung những kiến thức, kĩ năng cơ bản về môn toán ở lớp 3.* Số học:a. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp theo).b. Giới thiệu các số trong phạm vi 10000. Giới thiệu về hàng đơn vị, hàngchục, hàng trăm, hàng nghìn; về đọc, viết, so sánh các số có đến 4 chữ số.c. Giới thiệu các số trong phạm vi 100000. Giới thiệu hàng nghìn, hàng chụcnghìn (vạn), hàng trăm nghìn; về đọc, viết, so sánh các số có đến 5 chữ số.* Đại lượng và đo đại lượng.Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ mm đến km. Nêu mối quan hệgiữa 2 đơn vị tiếp liền nhau, giữa m và km, giữa m và cm, mm. Thực hành đo và ướclượng độ dài.Giới thiệu diện tích của một hình và đơn vị diện tích: cm2 .8Giới thiệu gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam. Giới thiệu1 kg = 1000g.Ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch.Phút, giờ. Thực hành xem đồng hồ, chính xác đến phút. Tập ước lượngkhoảng thời gian trong phạm vi một số phút.Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam. Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản.* Yếu tố hình học:Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. Giới thiệu ê ke. Vẽ góc bằng thướcthẳng và ê ke.Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của hình đã học; giới thiệu một số đặc điểm củahình chữ nhật, hình vuông.Tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuông.Giới thiệu compa. Giới thiệu tâm, bán kính và đường kính của hình tròn. Vẽhình tròn bằng compa.Thực hành vẽ trang trí hình tròn.Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.* Yếu tố thống kê:Giới thiệu bảng số liệu đơn giản.Tập sắp xếp lại số liệu của bảng theo mục đích yêu cầu cho trước.* Giải bài toán.Giải các bài toán có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơngiản.Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học.3. Các dạng bài tập về giải toán có lời văn ở lớp 3:Gồm có hai loại : - Các bài toán đơn- Các bài toán hợp.A. Các bài toán đơn : - Các bài toán đơn giải bằng phép cộng.- Các bài toán đơn giải bằng phép trừ.- Các bài toán đơn giải bằng phép nhân.- Các bài toán đơn giải bằng phép chia.B. Các bài toán hợp :9* Bài toán hợp giải bằng hai phép chia, nhân liên quan đến việc rút vềđơn vị:Ví dụ: Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc như thế có baonhiêu viên thuốc ?Hướng dẫn:- Tóm tắt :4 vỉ : 24 viên3 vỉ : ...viên ?- Trước hết ta tính xem 1 vỉ thuốc chứa mấy viên thuốc rồi tính xem 3 vỉ chứamấy viên thuốc.- Cách giải:Số viên thuốc trong một vỉ là :24 : 4 = 6 ( viên )Số viên thuốc trong 3 vỉ là :6 x 3 = 18 ( viên )Đáp số : 18 viên thuốc* Bài toán hợp giải bằng hai phép tính chia liên quan đến việc rút về đơnvị :Ví dụ:Có 40 kg đường đựng đều trong 8 túi. Hỏi 15 kg đường đựng trongmấy túi như thế ?Hướng dẫn :- Tóm tắt :40 kg : 8 túi15 kg : ...túi ?- Trước hết ta tính xem 1 túi đựng mấy kilôgam đường, sau đó tính số túi.- Cách giải :1 túi đựng được số kilôgam đường là:40 : 8 = 5 ( kg )15 kg đường phải đựng trong số túi là :15 : 5 = 3 ( túi )Đáp số :* Các bài toán hợp khác :103 túiVí dụ : Một thùng đựng 24 lít mật ong, lấy ra 1/3 số lít mật ong đó. Hỏi trongthùng còn lại bao nhiêu lít mật ong ?Hướng dẫn:- Tóm tắt :1 thùng: 24 lítLấy ra:1/3Thùng còn : lít ?- Muốn tìm số mật ong còn lại, ta lấy số mật ong lúc đầu trừ đi số mật ong đã lấy ra.Số mật ong lúc đầu biết rồi. Số mật ong lấy ra chưa biết. Muốn tìm số mật onglấy ra ta lấy số mật lúc đầu chia cho 3 .- Cách giải :Số lít mật ong lấy ra là :24 : 3 = 8 ( lít )Số lít mật ong còn lại là :24 - 8 = 12 ( lít )Đáp số : 12 lít mật ongIII. THỰC TRẠNG:1. Nguyên nhân từ phía giáo viên :Trong đội ngũ giáo viên có một số giáo viên chưa thực sự giúp học sinh có kĩnăng giải toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng (đặc biệt đối với học sinhlớp 3 về kĩ năng giải bài toán bằng 2 phép tính). Vì thế, chỉ hướng dẫn học sinh giảitheo mẫu tạo ra thói quen máy móc cho học sinh.Do trình độ giữa đội ngũ giáo viên không đồng đều, có không ít người kiếnthức còn hạn chế dẫn đến chưa hiểu sâu về kiến thức.Chịu ảnh hưởng của phương pháp dạy học cũ vì vậy kiến thức giáo viênthường áp đặt cho học sinh do đó kĩ năng linh hoạt, đầu óc sáng tạo bị hạn chế.Khi giảng bài chỉ có thông tin một chiều nên khó nắm bắt sự hiểu bài của họcsinh.Khi ra đề toán giáo viên chưa lật đi lật lại vấn đề, dự kiến bài toán nên họcsinh không tư duy sáng tạo mà chỉ cần nhớ máy móc là làm đúng.2. Nguyên nhân từ phía học sinh :Học sinh chưa nắm rõ các quy tắc giải toán điển hình.11Do học sinh hổng kiến thức ở những bài toán đơn nên dẫn đến giải bài toánhợp là rất khó khăn.Cũng có không ít học sinh lười suy nghĩ, lười học, không động não, rập khuônmáy móc dẫn đến kĩ năng giải toán còn hạn chế.3. Một số nguyên nhân khác :Hình thức dạy học chưa thực sự đa dạng, phong phú nên học sinh không cóhứng thú tiếp nhận kiến thức mới, dẫn đến kĩ năng giải toán còn chưa tốt, chưa đầy đủ.Do phụ huynh học sinh đôi khi chưa thực sự chú ý đến việc học tập của conem mình, chưa mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập , sách tham khảo cho học sinh.Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sống của từng gia đình cũng dẫn đến sự chi phối việc họctập, kết quả học tập của học sinh.IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TOÁN BẰNGHAI PHÉP TÍNH Ở LỚP 3.Hiện nay, thực hiện dạy học theo quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” làquá trình dạy học nhằm giúp học sinh huy động mọi kĩ năng để tự tìm tòi, tự khám phára các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Tự mình hoặc cùng cácbạn trong nhóm, trong lớp lập ra kế hoạch và biết lựa chọn kế hoạch hợp lí nhất để giảiquyết vấn đề, tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trường của mỗi học sinhtạo cho học sinh có niềm vui và có niềm tin trong học tập.Qua đó cho chúng ta thấy kết quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn, không chỉhình thành cho học sinh kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết, mà còn xây dựng chohọc sinh lòng nhiệt tình và phương pháp học tập.1. Dạy học thông qua các hoạt động bằng tay của bản thân từng trẻ.Giáo viên cho bài toán: Một vườn cây có 18 cây cam và số cây chanh gấp đôisố cây cam. Tìm số cây cả vườn ?Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những điều đã cho và những điều cần phải tìmbằng cách gạch chân những từ ngữ thể hiện các yêu cầu đó.Giáo viên ra lệnh cho học sinh: Cả lớp dùng bút chì gạch chân những từ ngữthể hiện yêu cầu bài toán.Từ lệnh của giáo viên thì bắt buộc tất cả học sinh phải đọc bài toán và tìm ranhững dữ liệu của bài toán (cái đã biết, cái cần tìm).12* Về ưu điểm của biện pháp này là tất cả học sinh trong lớp (nhóm) đều phảilàm việc nếu không làm việc giáo viên sẽ phát hiện ra ngay. Ngoài ra, học sinh phảilàm việc độc lập, phải thực sự suy nghĩ và tìm ra điều mà bài toán yêu cầu. Giáo viênbao quát được lớp học và dễ dàng phát hiện những em nào còn yếu về điểm nào và dễdàng nhận ra học sinh khá giỏi.* Về nhược điểm: Là học sinh có thể nhìn nhau, học sinh có thể gạch cả mộtcụm từ, một dòng chứ không tìm ra đúng từ trọng tâm. Vì vậy, giáo viên khi ra lệnhphải rõ ràng, rành mạch. Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên phải xuống tậntừng bàn, từng nhóm và từng học sinh để nhắc nhở, kiểm soát theo dõi các em.2. Hướng dẫn học sinh các cách giải toán :Giải toán là hoạt động trí não rất khó khăn và phức tạp. Hình thành kỹ nănggiải toán khó khăn, nan giải hơn nhiều so với kĩ xảo tính, thực tế cho thấy rằng bàitoán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học, và nhiều thứ kháctạo thành lôgíc. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi phải nắm chắccác kiến thức, các phép tính, đòi hỏi suy nghĩ độc lập suy luận và kĩ năng tính toánphải nhuần nhuyễn , chính xác. Để học sinh có kĩ năng đó cần cung cấp cho các emcác bước sau :Bước 1 : Nghiên cứu kĩ đề toán ( Tri giác vấn đề )Đọc ít nhất hai lần, phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm. Tránh thói quenxấu là vừa mới đọc xong đề đã vội vàng giải ngay.Đây là bước quan trọng, không thể thiếu trong dạy học giải toán. Ở bước nàygiáo viên cần phải giúp học sinh khắc phục những khó khăn về ngôn ngữ. Biết diễnđạt bằng ngôn ngữ ( dùng lời nói để trình bày vấn đề ), kí hiệu toán học ( ngôn ngữtoán học ) sau đó xác định 3 yếu tố cơ bản của bài toán :1. Dữ kiện:Là những cái đã cho, đã biết trong bài toán .2. Điều kiện : Là mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm, các điều kiệnkhông tường minh ( điều kiện ẩn ).3. Ẩn số: Là những cái chưa biết trong đề bài ( cái cần phải tìm ), cần nắmvững các mối quan hệ đại lượng trong thực tiễn, phải biết trìu tượng hoá các nội dungcụ thể từ đó rút ra bản chất của toán học. Rồi tóm tắt bài toán.Bước 2 : Tóm tắt đề toán13Việc này sẽ giúp học sinh bớt được một số câu, chữ, làm cho bài toán gọn lại,nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và các số phải tìm hiện ra rõ hơn. Mỗi em cầncố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đềtoán. Có nhiều cách tóm tắt một đề toán, càng biết nhiều cách sẽ càng giải toángiỏi.Dưới đây là một số cách:a) Cách tóm tắt bằng chữ:Bài toán : Lan có 5 cái kẹo. Minh có nhiều kẹo gấp 3 lần Lan. Hỏi cả hai bạncó bao nhiêu cái kẹo ?Kiểu 1Lan :5 kẹoTất cả ?Minh : gấp 3Kiểu 2 :Lan:5 kẹoMinh: gấp 3 lần LanCả 2 bạn : ... kẹo ?b) Cách tóm tắt bằng chữ và dấu:Những dấu thường là :Lan( mũi tên ) ;( dấu móc ) ; ...: 5 kẹoMinh : gấp 3? kẹoc) Cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng :Hiện nay cách tóm tắt này đang được dùng nhiều nhất trong tóm tắt Toán ởTiểu học vì nó vừa ngắn gọn lại dễ dàng nhìn ra dạng toán, từ đó tiến tới cách giải tốtvà đúng, phù hợp với trình độ, tâm lí của học sinh Tiểu học.5Lan? cái kẹoMinhd) Cách tóm tắt bằng hình tượng trương:Các hình tượng trương có thể là hình vuông, hình tròn , hình tam giác, hìnhchữ nhật, dấu gạch chéo...14Lan:? kẹoMinh :Ngoài ra, còn có các cách tóm tắt bằng lưu đồ, bằng sơ đồ Ven, bằng bảng kẻô.Bước 3 : Phân tích bài toán :Đây là bước suy nghĩ để tìm cách giải bài toán. Thông thường, người ta haydung cách lập “ sơ đồ khối ”.Bài toán : Lan có 5 cái kẹo. Minh có nhiều kẹo gấp 3 lần Lan. Hỏi cả hai bạncó bao nhiêu cái kẹo ?HS cần biết tự suy luận như sau :- Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi số kẹo của cả hai bạn )Tay viết vào nháp : Hai bạn .- Muốn tìm số kẹo của hai bạn ta làm thế nào ? ( Lấy số kẹo của Lan cộng sốkẹo của Minh ).Viết tiếp :Hai bạnLan + Minh- Số kẹo của Lan biết chưa?( Biết rồi )- Số kẹo của Minh biết chưa ? ( Chưa biết )- Muốn tính số kẹo của Minh ta làm thế nào ? ( Lấy số kẹo của Lan nhân 3 )Viết tiếp :Hai bạnLan + MinhLan x 3Bước 4 : Viết bài giải :Ta dựa vào sơ đồ phân tích trên để viết bài giải. Cần đi ngược từ dưới lên.15- Nhìn vào “ Lan x 3 ” , ta tính : 8 x 3 = 24 ( cái kẹo )- Nhìn vào bên trên dấu “ bằng ”, thấy chữ “Minh” ; ta viết câu lời giải :Số kẹo của Minh là :- Nhìn vào “ Lan + Minh ”, ta tính : 8 + 24 = 32 ( cái kẹo ).- Nhìn vào bên trái dấu “ bằng ” , thấy chữ “ Hai bạn ”, ta viết câu lờigiải : Số kẹo của hai bạn là :Vậy ta có bài giải :Số kẹo của Minh là : 8 x 3 = 24 ( cái kẹo )Số kẹo của hai bạn là : 8 + 24 = 32 ( cái kẹo )Đáp số : 32 cái kẹoChú ý : HS chỉ phải làm vào vở bài tập ( hoặc bài kiểm tra ) bước 4 . Còncác bước 1, 2, 3 thì nghĩ trong đầu hoặc làm vào vở nháp.V. KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM1. ĐỐI TƯỢNG :Để thu thập được những số liệu này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sưphạm trên các đối tượng như sau :Chọn 2 lớp của trường Tiểu học Đức Lạng huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh là:( Lớp 3A và Lớp 3B )+Lớp 3A : Sĩ số : 17 học sinh+Lớp 3B : Sĩ số : 18 học sinh.Trình độ ban đầu của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm nói chung là tươngđương nhau ( qua khảo sát ).2. KHẢO SÁT HỌC SINH:Để tìm hiểu về việc học và giải các bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3 chúngtôi đã tiến hành khảo sát các học sinh bằng cách xem vở bài tập, cho học sinh làm bàikiểm tra, dạy thực nghiệm một số tiết.Nội dung tiến hành :+ Bước 1 : Cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá kiến thức của học sinhtrước khi tiến hành thực nghiệm . Bài kiểm tra phô tô sẵn cho từng học sinh làm bài,cần đánh giá nghiêm túc để các em tự làm, không trao đổi.+ Bước 2 : Chấm bài theo đáp án cho trước.16+ Bước 3 : Đánh giá phân loại bài làm cho học sinh theo các mức độ : Giỏi( điểm 9 – 10 ); Khá ( điểm 7 - 8 ); Trung bình ( điểm 5 – 6 ); Yếu ( điểm dưới 5 ).3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM :Sau các tiết dạy học thực nghiệm, đối chứng và bài kiểm tra của học sinh,chúng tôi tổ chức kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp dạy giải bài toánbằng hai phép tính ở lớp 3. Chúng tôi đánh giá hiệu quả các bài kiểm tra ở hai hệthống thực nghiệm và đối chứng đảm bảo sự khách quan và công bằng.Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm:LớpTN vàĐC3A3BCộngSố bàikiểm traĐiểmGiỏiKháTrung bìnhSố lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ%TNĐC1717955429432318492353TNĐCĐCTN18183535971218503934515369281717264817822444923Qua kết quả điều tra ta thấy: Hứng thú học tập , nhận thức của học sinh giữahai lớp thực nghiệm và đối chứng không giống nhau. Ở lớp thực nghiệm học sinh rấtthích giờ học .Qua quá trình phân tích kết quả thực nghiệm cho ta thấy:- Kết quả học tập của học sinh nói chung ở lớp thực nghiệm cao hơn so vớilớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao hơn so với lớp đối chứng.- Kết quả thực nghiệm cho thấy giáo viên bước đầu hiểu và biết vận dụngphương pháp dạy học vào các tiết dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạocủa học sinh.C. KẾT LUẬNQua việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi rút ra được những kết luận như sau :Trong giai đoạn đổi mới như hiện nay, nhiệm vụ của giáo viên đòi hỏi ngàycàng cao, nếu chỉ trông chờ vào những gì có sẵn để yêu cầu học sinh làm việc là chỉgiáo dục một cách đơn thuần. Dạy học bất cứ môn nào chúng ta cũng cần phải rèn kĩ17năng vận dụng thực hiện và coi trọng sự sáng tạo của học sinh. Đặc biệt trong dạy họcmôn Toán ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán lớp 3 nói riêng, người giáo viêncần phải chú ý đến những vấn đề sau :Nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học: Tư duy cụ thểchiếm ưu thế, các em thích tò mò ham hiểu biết, từ đó lựa chọn những nội dung,phương pháp phù hợp, khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết của học sinh cũng như tạohứng thú cho học sinh học tập .Nắm được nội dung, chương trình, bản chất của từng dạng toán, huy độngđược những hiểu biết, tri thức vốn có của học sinh để học sinh tự mình có thể chiếmlĩnh được kiến thức của bài dạy một cách độc lập, sáng tạo, lấy học sinh làm trungtâm, làm nhân vật chính của giờ dạy.Giáo viên cần lựa chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh của lớp , đốivới học sinh yếu cần có sự giúp đỡ riêng để đạt yêu cầu .Đối với học sinh khá, giỏi cầnphải rèn luyện kỹ năng giải toán nhanh hơn, có cách ngắn gọn hơn đồng thời để cácem bộc lộ hết năng lực của mình.Tổ chức tiết học sao cho mọi học sinh đều được hoạt động một cách chủ độngtrong mọi khâu để đạt kết quả cao nhất. Vận dụng kiến thức giải hết các bài tập trongsách giáo khoa và một số bài toán trong đời sống thực tiễn.Sử dụng nhiều hình thức linh hoạt để thu hút học sinh vào giải toán.Việc dạy học môn Toán nhằm bảo đảm tính khoa học, tính chính xác, tính sưphạm, giáo viên cần phát huy tính chủ động sáng tạo, tư duy lôgíc của học sinh vàkhông ngừng nâng cao trình độ về toán học và phương pháp dạy học qua nghiên cứudạy học, học tập các tài liệu có liên quan đến chương trình, nội dung giảng dạy.Do năng lực và trình độ, thời gian có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm nàykhông tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý của các thầy cô, bạn bè đồngnghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn !GIÁO ÁN 1 – LỚP 3MÔN TOÁNBÀI: Bài toán giải bằng 2 phép tính (tiếp).18I.Yêu cầu cần đạt:Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng 2 phép tính.II. Đồ dùng dạy học.Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3.III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.1. Bài mới:1.1. Giới thiệu bài:1.2. Tìm hiểu bài toán.- GV tóm tắt bài toán lên bảng.- Gọi HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán.+ Bài toán cho biết gì?- HS trình bày bài giải.+ Bài toán hỏi gì?- Học sinh nhắc lại các bước giải bài- Các bứơc giải:toán trên.+ Bước 1: Tìm số xe đạp bántrong ngày chủ nhật.6 x 2 = 12 (xe).+ Bước 1: Tìm số xe đạp bántrong cả 2 ngày.6 + 12= 18 (xe).- Học sinh chữa bài 1.- GV giới thiệu: Đây là bài toán giảiBài giải:bằng 2 phép tính.Quãng đường từ chợ huyện đến bưu2. Thực hành:điện tỉnh dài là:- HS đọc BT 1, 3. GV vẽ sơ đồ lên5 x 3 = 15 (km)bảng, hướng dẫn rõ hơn cho HS.Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh- HS làm BT vào vở.dài là:GV theo dõi động viên những em làm5 + 15 = 20 (km)xong sớm làm thêm bài tập 2.Đáp số: 20 km.- HS chữa BT 3.- GV hướng dẫn hs giải BT2 qua haibước:Bước 1: Tìm số lít mật ong lấy ra từ19thùng mật ong ( 24 : 3 = 8).Bước 2: Tìm số lít mật ong còn lại trong - HS giải:thùng mật ong ( 24 – 8 = 16)Số lít mật ong lấy ra là:24 : 3 = 8 (lít).Số lít mật ong còn lại là:24 – 8 = 16 (lít)3. Củng cố, dặn dò:Đáp số: 16 lít mật ong.- Nhận xét tiết học.- Hôm nay chúng ta học bài gì ?Hs trả lời.GIÁO ÁN 2 – LỚP 3MÔN TOÁNBÀI: Bài toán giải bằng 2 phép tính (tiếp).I.Yêu cầu cần đạt:Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng 2 phép tính.II. Đồ dùng dạy học.Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3.20III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.1. Bài cũ:- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà- 2 hs làm bài trên bảng.của Tiết 50.- Nhận xét, chữa bài và cho điểm.2. Bài mới:2.1. Giới thiệu bài:- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bàilên bảng.2.2. Hướng dẫn giải bài toán bằng haiphép tính.- Nêu bài toán: (sgk)- Một hs đọc lại đề bài.- Hướng dẫn hs vẽ sơ đồ bài toán vàphân tích.- Ngày thứ 7 cửa hàng đó bán được bao- Ngày thứ bảy cửa hàng bán được 6nhiêu chiếc xe đạp ?chiếc xe đạp.- Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật - Ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấpnhư thế nào so với ngày thứ bảy ?đôi số xe đạp của ngày thứ bảy.- Bài toán yêu cầu ta tính gì ?- Bài toán yêu cầu tính số xe đạp của 2ngày.- Muốn tìm số xe đạp bán được trong cả - Phải biết số xe đạp bán được mỗihai ngày ta phải biết những gì ?ngày.- Đã biết số xe của ngày nào ? Chưa biếtsố xe của ngày nào ?- Vậy ta phải đi tìm số xe của ngày chủnhật.Bài giải:Ngày chủ nhật cửa hàng bán được số xeđạp là:6 x 2 = 12 (xe đạp)Cả 2 ngày cửa hàng bán được số xe đạplà:6 + 12 = 18 (xe đạp)Đáp số: 18 chiếc xe đạp.213. Thực hành:- HS đọc đề bài BT 1.GV vẽ sơ đồ lên bảng, hướng dẫn rõhơn cho HS.- Bài toán yêu cầu ta tìm gì?- Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điệntỉnh.- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh - Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnhcó quan hệ như thế nào với quãngbằng tổng quãng đường từ nhà đến chợđường từ nhà đến chợ huyện và từ chợhuyện và từ chợ huyện đến bưu điệnhuyện đến bưu điện tỉnh?tỉnh- Vậy muốn tính quãng đường từ nhà- Ta phải lấy quãng đường từ nhà đếnđến bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào ?chợ huyện cộng với quãng đường từchợ huyện đến bưu điện tỉnh- Quãng đường từ chợ huyện đến bưu- Chưa biết và phải tính ?điện tỉnh đã biết chưa?- HS làm BT vào vở.GV theo dõi động viên những em làm- Học sinh chữa bài 1.xong sớm làm thêm bài tập 2.Bài giải:Quãng đường từ chợ huyện đến bưuđiện tỉnh dài là: 5 x 3 = 15 (km)Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnhdài là:5 + 15 = 20 (km)Đáp số: 20 km.- GV hướng dẫn hs giải BT2 qua haibước:Bước 1: Tìm số lít mật ong lấy ra từthùng mật ong ( 24 : 3 = 8).- HS giải:Bước 2: Tìm số lít mật ong còn lại trong Số lít mật ong lấy ra là:thùng mật ong ( 24 – 8 = 16)24 : 3 = 8 (lít).Số lít mật ong còn lại là:2224 – 8 = 16 (lít)Đáp số: 16 lít mật ong.-BT3: Yêu cầu hs làm bài.-Chữa bài và cho điểm HS.- HS làm BT3.4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Hôm nay chúng ta học bài gì ?- HS trả lời.BÀI KIỂM TRABài 1:Trong vườn có ... cây chanh và một số cây cam ít hơn cây chanh là .... cây.Hãy điền vào chỗ chấm số thích hợp và đặt câu hỏi để được bài toán giải bằng haiphép tính, rồi giải.Bài 2:Người ta chở dưa đến chợ bán, cả 3 chuyến được tất cả là 834 quả dưa.Chuyến thứ nhất chở đựoc 268 quả. Chuyến thứ hai chở được 284 quả. Hỏi chuyếnthứ 3 chở được bao nhiêu quả dưa ?Bài 3:Giải bài toán theo cách tóm tắt sau:23Ba gói chè nặng: 150 gamBảy gói chè như thế nặng ... gam ?Bài 4:Một thùng đựng 20 lít dầu. Ba chiếc can như nhau đựng tất cả 15 lít dầu. Hỏisố dầu đựng trong thùng gấp mấy lần số dầu đựng trong một chiếc can ?24

Tài liệu liên quan

  • SANG KIEN KINH NGHIEM 2008PP GIAI BAI TOAN CHAT RAN SANG KIEN KINH NGHIEM 2008PP GIAI BAI TOAN CHAT RAN
    • 8
    • 541
    • 0
  • SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TOÁN (giải bài toán bằng cách lập phương trình) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TOÁN (giải bài toán bằng cách lập phương trình)
    • 38
    • 3
    • 30
  • Sáng kiến kinh nghiệm: Giải các bài toán bằng MTCT bậc THCS Sáng kiến kinh nghiệm: Giải các bài toán bằng MTCT bậc THCS
    • 26
    • 1
    • 10
  • sang kien kinh nghiem  giai bai toan bang cach lap phuong trinh sang kien kinh nghiem giai bai toan bang cach lap phuong trinh
    • 2
    • 726
    • 4
  • SANG KIEN KINH NGHIEM GIAI BAI TOAN BANG CACH LAP PHUONG TRINH SANG KIEN KINH NGHIEM GIAI BAI TOAN BANG CACH LAP PHUONG TRINH
    • 14
    • 851
    • 3
  • sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN kĩ NĂNG GIẢI  NHANH bài TOÁN về AXIT NITRIC BẰNG ĐỊNH LUẬT bảo TOÀN ELECTRON và PHƯƠNG PHÁP QUI đổi sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN kĩ NĂNG GIẢI NHANH bài TOÁN về AXIT NITRIC BẰNG ĐỊNH LUẬT bảo TOÀN ELECTRON và PHƯƠNG PHÁP QUI đổi
    • 16
    • 909
    • 2
  • BÁO CÁO THỰC TẬP-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM-MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TOÁN GIẢI BẰNG MÁY TÍNH CẦM TAY BÁO CÁO THỰC TẬP-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM-MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TOÁN GIẢI BẰNG MÁY TÍNH CẦM TAY
    • 44
    • 732
    • 0
  • Sáng kiến kinh nghiệm “Đề xuất và giải quyết các bài toán về giải tam giác bằng phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sáng kiến kinh nghiệm “Đề xuất và giải quyết các bài toán về giải tam giác bằng phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
    • 27
    • 634
    • 0
  • Sáng kiến kinh nghiệm phân loại và giải bài toán bằng phương pháp tính ngược từ cuối Sáng kiến kinh nghiệm phân loại và giải bài toán bằng phương pháp tính ngược từ cuối
    • 27
    • 872
    • 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm - Giải bài toán điện một chiều bằng phương pháp chập mạch điện Sáng kiến kinh nghiệm - Giải bài toán điện một chiều bằng phương pháp chập mạch điện
    • 11
    • 426
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(125 KB - 24 trang) - Sáng kiến kinh nghiệm giải bài toán bằng 2 phép tính toán lớp 3 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Giải Toán Bằng 2 Phép Tính Lớp 3 Nâng Cao