Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tổ ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức phong trào cơ sở đoàn
  • doc
  • 11 trang
ĐẢNG ỦY DÂN CHÍNH ĐẢNG TỈNH CÀ MAU *** BÁO CÁO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC PHONG TRÀO CƠ SỞ ĐOÀN Họ Tên: Đào Chí Dũng Chức vụ: Phó Bí thư Đơn vị: Đoàn khối Dân chính đảng Cơ quan: Đảng ủy Dân chính đảng tỉnh Cà Mau Cà Mau, ngày 17 tháng 12 năm 2013 I. Đặt vấn đề 1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: Hoạt động của Chi đoàn, Đoàn cơ sở là toàn bộ những hoạt động, những mặt công tác mà Chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở tiến hành thực hiện nhằm giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành, của từng đơn vị, cũng như những yêu cầu của bản thân tổ chức đoàn và nhu cầu lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên. Đoàn cơ sở mạnh thì phải có nhiều chi đoàn mạnh, Đoàn khối muốn mạnh thì phải có nhiều tổ chức đoàn cơ sở mạnh. Thời gian qua, hoạt động của các Chi đoàn, Đoàn cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực, công tác tổ chức cơ sở đoàn được kiện toàn từ đoàn cơ sở đến các chi đoàn trực thuộc, chất lượng và số lượng đoàn viên, thanh niên được nâng cao, các phong trào được triển khai đều khắp trong các tổ chức cơ sở đoàn và ngày càng được quan tâm, chú trọng; đã xuất hiện nhiều gương đoàn viên tiêu biểu trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thể dục – thể thao…; công tác chăm lo bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng đảm bảo đúng quy trình và chất lượng, nhiều đoàn viên là đảng viên trẻ được Đảng phân công giữ các vị trí quan trọng trong công tác Đảng, chính quyền… Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, song thực tế hoạt động của các chi đoàn đã bộc lộ một số tồn tại nhất định: lực lượng đoàn viên mỏng, phân tán và luôn biến động; chất lượng hoạt động của các Chi đoàn còn thấp; nội dung, sinh hoạt chi đoàn chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức sinh hoạt và hoạt động còn thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Vai trò của người đoàn viên chưa được phát huy, khả năng vận động, tập hợp đoàn viên, thanh niên còn nhiều hạn chế; một bộ phận đoàn viên còn thụ động, ý thức xây dựng tổ chức chưa cao, tình trạng bỏ sinh hoạt đoàn, thờ ơ với hoạt động và sinh hoạt của tổ chức đoàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân sâu xa, chủ yếu là Chi đoàn, Đoàn cơ sở chưa chủ động trong công việc. Vì vậy bản thân rất trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đoàn. Sau thời gian đúc kết nhiều kinh ngiệm từ thực tiển khi còn làm công tác Đoàn. Bản thân mạnh dạng đề ra giải pháp “ Một số giải pháp nâng chất lượng tổ chức phong trào cơ sở triển khai trong khối Dân chính đảng. 2. Mục đích chọn đề tài - Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở Đoàn thu hút thanh niên vào đoàn, xung kích sáng tạo thực hiện các phong trào hành động cách mạng của đoàn. Trong giai đoạn hiện nay, xã hội ngày một phát triển, nhu cầu của đoàn viên thanh niên theo đó cũng ngày càng cao hơn. Chính vì vậy, việc đổi mới nội dung phương thức hoạt động của chi đoàn đáp ứng với tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên là điều cần thiết, góp phần xây dựng chi đoàn trở thành mái nhà chung đoàn kết tập hợp, giáo dục và rèn luyện đoàn viên thanh niên. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Giải pháp được triển khai 100% tổ chức cơ sở đoàn trong toàn Khối. Bước đầu triển khai thí điểm các Chi đoàn, sau đó triển khai rộng khắp trong toàn Khối. II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lý luận Chi đoàn là nền tảng cơ sở của Đoàn, nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương của Đoàn, nơi rèn luyện, phấn đấu của mỗi đoàn viên và là cầu nối giữa thanh niên với tổ chức Đoàn. Chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn là trọng tâm, quyết định vị trí, vai trò, uy tín của tổ chức Đoàn trong thanh niên và xã hội. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn là nâng cao chất lượng sinh hoạt, hoạt động, chất lượng đoàn viên, chất lượng cán bộ, sức chiến đấu và năng lực tổng hợp, giáo dục thanh niên. Ban chấp hành chi đoàn là cơ quan lãnh đạo điều hành của chi đoàn, là cầu nối giữa chi đoàn với đoàn cấp trên, với chi bộ, thủ trưởng đơn vị và các đơn vị khác. BCH là nơi tiếp thu các chủ trương nghị quyết của đảng, đoàn, chính sách pháp luật nhà nước được chi bộ đoàn cấp trên triển khai và là nơi tổ chức triển khai các hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên tại đơn vị, cơ sở. BCH là nơi tuyên truyền giáo dục chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐV-TN, là trung tâm đoàn kết các đối tương Thanh niên. Bí thư cơ sở Đoàn là người lãnh đạo chi đoàn tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên, xây dựng kế hoạch hoạt động của cơ sở Đoàn; giáo dục lý tưởng XHCN cho đoàn viên thanh niên, mở rộng qui mô phạm vi hoạt động của đoàn, làm tốt công tác phát triển đoàn, tích cực xây dựng Đoàn Hội – Đội, xây đựng đảng, chính quyền; tham mưu các cấp,các ngành tạo nguồn kinh phí cơ sở vật chất cho đoàn hoạt động. Lao động của bí thư chi đoàn là lao động trí óc, lập kế hoạch, tổng hợp xử lý tình huấn, tác động bằng tâm lý đến đối tượng thanh niên. 2. Thực trạng vấn đề Sau khi khảo sát thực tế các tổ chức cơ sở đoàn trong khối cho thấy các chi đoàn hầu như không chủ động trong công tác, từ đó dẫn đến chất lượng hoạt động các cơ sở Đoàn yếu kém, dẫn đến các đoàn cơ sở yếu kém giảm. Vì vậy muốn tổ chức cơ sở đoàn mạnh thì tất yếu phải xây dựng được hệ thống từ chi đoàn đến đoàn cơ sở phải chủ động mà chủ yếu là đội ngũ ban chấp hành, bí thư chi đoàn phải là người chủ động trong công tác. 3. Mô tả sáng kiến: Muốn cơ sở Đoàn thực hiện có hiệu quả thì cần phải trải qua bốn bước chủ động sau như sau: Một là: Chủ động nắm bắt tình hình thanh thiếu nhi trên địa bàn. Nội dung này yêu cầu Bí thư cơ sở Đoàn phải: - Nắm bắt tình hình dư luận xã hội trong thanh niên, diễn biến tư tưởng của đoàn viên. - Hiểu rõ tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, thu nhập, nghề nghiệp của đoàn viên, hội viên. Bí thư chi đoàn phải nắm bắt, quản lý được thanh niên trong chi đoàn, đồng thời nắm bắt dư luận, nguyện vọng của thanh niên từ đó có giải pháp, hình thức phù hợp cho công tác đoàn kết tập hợp thanh niên. Bước này rất quan trọng giúp cho bí thư đoàn quản lý, nắm chặt thanh niên trên địa bàn, phân loại được thanh niên.Từ đó có giải pháp phù hợp để xây dựng các chương trình kế hoạch hoạt động đoàn và tập hợp đoàn kết thanh niên, phát triển đoàn viên mới. Hai là: Chủ động xây dựng kế hoạch công tác. Ban chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở đứng đầu là đồng chí Bí thư phải xây dựng: - Kế hoạch hoạt động Chi đoàn, Đoàn cơ sở hàng tháng, năm và kế hoạch phối hợp hoạt động (nếu có). Kế hoạch này bám theo chủ điểm hàng tháng, theo các ngày kỷ niệm lịch sử, sự kiện chính trị của địa phương. - Kế hoạch quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Đoàn cấp trên, của Đảng và chính quyền địa phương cho đoàn viên, hội viên. - Kế hoạch xây dựng phát triển tổ chức đoàn và phong trào thanh niên , thực hiện “Chi đoàn bốn chủ động” và triển khai đến tận đoàn viên để thống nhất tổ chức thực hiện. Trong quá trình xây dựng kế hoạch có thể tham khảo ý kiến đoàn cấp trên, cấp ủy, chi bộ để hoàn chỉnh kế hoạch. Thực hiện bước này, giúp cho chi đoàn không thụ động trong công việc, không đợi việc, mà chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với chi đoàn mình. Ba là: Chủ động thực hiện nhiệm vụ. Ban chấp hành chi đoàn, đứng đầu là đồng chí Bí thư phải chủ động triển khai tổ chức thực hiện các tiêu chí cơ bản cụ thể như: - Chi đoàn phải tổ chức triển khai cho mỗi đoàn viên đăng ký thực hiện cẩm nang “ Tuổi trẻ Việt Nam học tập làm theo lời Bác”; “chương trình rèn luyện đoàn viên” và “cuộc vận động 5 xây, 5 chống”. - Chi đoàn phải có ít nhất 02 loại hình hoạt động của Hội như: đội hình thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, CLB sở thích… - Chi đoàn chủ động tổ chức từ 2 đến 3 hoạt động trong năm. - Đoàn viên, hội viên cam kết không vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội. - Gia đình đoàn viên được công nhận gia đình văn hóa. - Trong năm, Chi đoàn có ít nhất một công trình hoặc một phần việc thanh niên (do Chi đoàn đảm nhân thực hiện có đăng ký và được cấp ủy, Đoàn cấp trên công nhận). - Các chủ trương, Nghị quyết của Đoàn cấp trên, cấp ủy Đảng phải được quán triệt sâu rộng đến từng đoàn viên, hội viên. Đây là các chỉ tiêu cơ bản, ngoài ra các chi đoàn phải Chủ động thực hiện nhiệm vụ của đoàn cấp trên và một số mặt công tác khác do cấp uỷ, chính quyền giao. Bốn là: Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức liên quan trong triển khai thực hiện công tác thanh niên: Bí thư cơ sở Đoàn phải chủ động trong công tác tham mưu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền và phối hợp với các tổ chức liên quan trong triển khai thực hiện các mặt công tác thanh niên cụ thể như: - Chủ động bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp (đạt chỉ tiêu Nghị quyết năm). - Công tác đoàn vụ. - Mô hình sản xuất của đoàn viên, thanh niên. - Một số mặt công tác khác của đoàn và địa phương… * Cách thức tổ chức triển khai thực hiện giải pháp: Xây dựng dự thảo kế hoạch xin ý kiến ban thường vụ, BCH Đoàn khối, sau đó hoàn thiện kế hoạch. Tổ chức hội nghị triển khai cho các tổ chức cơ sở đoàn trong Khối, chọn đơn vị chỉ đạo điểm, sau đó rút kinh ngiệm đánh giá hiệu quả và nhân rộng trong toàn Khối. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Cuối năm 2012, Ban thường vụ Đoàn khối Căn tiến hành khảo sát rút kinh nghiệm, cho thấy các chi đoàn được chỉ đạo thực hiện đều chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, được chi bộ, thủ trưởng cơ quan đơn vị đánh giá tốt và được đoàn cơ sở công nhận là chi đoàn mạnh. Đầu năm 2012, Ban Thường vụ Đoàn khối tiến hành nhân rộng triển khai ở 100% tổ chức cơ sở đoàn, kết quả cuối năm 2012, 2013 qua khảo sát đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đoàn của Tỉnh đoàn và BTV Đoàn khối cho thấy chất lượng tổ chức cơ sở đoàn được nâng lên rõ rệt: tỷ lệ Đoàn cơ sở khá, mạnh đạt 100%, tăng 15%; chi đoàn khá, mạnh đạt 87% , tăng 12% so với năm 2011 và Đoàn khối 2 năm liền được xếp loại mạnh trong toàn tỉnh. Giải pháp trên đã được Ban thường vụ Đoàn khối xem xét đánh giá là thực sự có hiệu quả và sẽ tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới, góp phần thực hiện có hiệu quả nghị quyết 02 của BCHTW Đoàn khóa IX về nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn cơ sở. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Sáng kiến nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn với giải pháp xây dựng cơ sở Đoàn đây là sáng kiến thiết thực, hiệu quả nhất, đối với các tổ chức cơ sở Đoàn mà trọng tâm là chi đoàn. Bởi vì, những nội dung chủ động là hết sức thiết thực mạng lại hiệu quả trong điều hành hoạt động chi đoàn và đó là nội dung tất yếu phải làm nếu chi đoàn muốn mạnh. Sáng kiến không chỉ áp dụng cho chi đoàn mà có thể áp dụng cho chi hội, không chỉ ở phạm vi một xã, một huyện, mà có thể triển khai nhân rộng trong toàn tỉnh. Nội dung sáng kiến không khó triển khai, không mất nhiều thời gian, nhưng phải đảm bảo khâu kiểm tra, hướng dẫn chặt chẽ của đoàn cấp trên, sau trở thành phong trào thi đua giữa các đơn vị . Xây dựng được chi đoàn chủ động làm cho tổ chức đoàn được vững mạnh từ “tế bào” của tổ chức đoàn, đào tạo đội ngũ cán bộ đoàn thực sự năng động, nhạy bén sẳng sàn bổ sung nguồn nhân lực cho đảng, nhà nước và các ngành đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện nội dung sáng kiến còn có mặt khó khăn nhất định đó là: tình hình cán bộ đoàn thường xuyên biến động do chuyển ngành, đi học tập, lao động…từ đó khó đào tạo đội ngũ bí thư chi đoàn ổn định để hoạt động, phải đào tạo lại… III. Kiến nghị, đề xuất: Tỉnh đoàn cần có đề xuất với HĐND tỉnh, Trung ương Đoàn điều chỉnh mức hỗ trợ cho Bí thư Đoàn trường, đồng thời có chế độ cho Bí thư đoàn các sở. Ý kiến xác nhận Người viết sáng kiến Phó Bí thư Đoàn Khối Đào Chí Dũng T/M. BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY BÍ THƯ Tải về bản full

Từ khóa » Giải Pháp Sáng Kiến Trong Công Tác đoàn