Sáng Kiến Kinh Nghiệm Phương Pháp Tuyển Chọn Và Huấn Luyện ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Giáo dục học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.87 KB, 27 trang )
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận ĐỀ TÀI:PHƯƠNG PHÁP TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN CHẠY TIẾPSỨC 4x100m CHO ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPTVĨNH THUẬNA. PHẦN MỞ ĐẦU.I. Lí do chọn đề tài: TDTT là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó là tổng hợp nhữngphương tiện nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, hài hòa. Đặc biệt nó làhình thức cơ bản để chuẩn bị thể lực phục vụ lao động, học tập và các hoạt động xãhội khác.Chính vì thế TDTT đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học dướicác hình thức chính khóa và ngọai khóa cùng với nhiều môn thể thao khác như:Điền kinh; Bóng đá; Bóng chuyền; Cầu lông; Đá cầu… Trong đó, lịch sử phát triển môn điền kinh gắn liền với lịch sử phát triển của xãhội loài người. Vì chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của conngười. Từ khi hình thành xã hội, con người đã phải sống một thời kỳ dài bằng sănbắt và hái lượm. Không những thế, để tồn tại và phát triển, con người còn phải đấutranh với sự tấn công của muông thú và các hiện tượng thiên nhiên khác. Chính vìvậy con người đã sử dụng chạy là một trong những hình thức của cuộc sống, đuổibắt hay chạy trốn sự tấn công. Từ thực tiễn của cuộc sống, con người đã nhận biếtđược tầm quan trọng của chạy, đã biết tự tập luyện và dạy cho nhau để phát triểnkhả năng đó. Cùng với thời gian con người cũng dần dần nhận thấy được sự tậpluyện đó không chỉ cần thiết cho chính người lao động mà còn rất cần đối với concháu họ để chuẩn bị cho thế hệ trẻ tiếp bước cha ông kiếm sống một cách có hiệuquả. Do vậy điền kinh có lịch sử lâu đời và trở thành môn thể thao thi đấu sớm hơnnhiều môn thể thao khác.1Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận Chạy tiếp sức là một dạng thi đấu đồng đội trong điền kinh, bốn vận độngviên thay nhau chuyền tín gậy bắt đầu từ vạch xuất phát, cuối cùng mang tín gậychạy về đích. Tuy nhiên trong các kì Đại Hội TDTT và HKPĐ cấp tỉnh chất lượngchuyên môn trong các cuộc thi tiếp sức chưa cao, có thể do nhiều nguyên nhânkhác nhau. Nhưng theo tôi nguyên nhân chính là do giáo viên phụ trách tuyển chọnvà huấn luyện chưa có một phương pháp phù hợp, trong điều kiện thời gian bị hạnchế do lịch học văn hóa dày đặc của học sinh. Chúng ta thấy qua nhiều năm và cáckỳ đại hội OLympic để đạt được thành tích cao các HLV; VĐV đã kế thừa phát huyvà luôn tìm tòi ra những phương pháp huấn luyện có nhiều ưu điểm và thành tíchcao hơn. Kỷ lục thế giới và kỷ lục châu Á, và kỷ lục trong nước đều do các VĐVthiết lập, bởi thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹthuật và sự phối hợp.Tuy nhiên một trong những yếu tố cũng rất quan trọng trongviệc đào tạo VĐV đạt thành tích cao đó là khâu tuyển chọn và huấn luyện VĐV cótriển vọng, ngoài việc huấn luyện thật khoa học ra, thì việc tuyển lựa tài năng thểthao bẩm sinh để tiến hành việc huấn luyện thật khoa học từ sớm là điều mọi ngườirất quan tâm chọn lọc chính xác sẽ giảm bớt việc đào thải VĐV và là khâu trọngyếu để mong đạt những thành tích cao. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạytiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận”.II. Mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với đều kiện thực tế của trường, bản thân tôimạnh dạn nghiên cứu đề tài “phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếpsức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận” giúp cho quátrình giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật chạy tiếp sức 4 x 100m được hoàn thiện hơnvà thành tích cao nhất. 2Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận. - Chỉ đi sâu nghiên cứu phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận.IV.Nhiệm vụ nghiên cứu. - Xác định và lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh, mạnh và khéo néonhằm nâng cao thành tích trong môn chạy tiếp sức 4 x 100m cho đội tuyển điềnkinh trường THPT Vĩnh Thuận. - Đánh giá hiệu quả của phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích trongmôn chạy tiếp sức 4 x 100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận.V. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp nghiêncứu sau: a.Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu. b.Phương pháp quan sát sư phạm. c.Phương pháp sử dụng Test. d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.VI. Thời gian nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012.B.NỘI DUNG.I. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyển chọn và huấn luyện.1. Thuận lợi:- Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của BGH, nhà trường và cácđoàn thể.phần lớn học sinh chịu khó học tập, năng động và có sức khoẻ tốt.Môn thể dục ngày càng nhận được sự quan tâm của mọi người. Từ năm học2001 đến nay tôi được BGH nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách tuyển chọn3Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận và bồi dưỡng vận động viên tham gia thi đấu các giải thi đấu phong trào vàtham gia thi đấu HKPĐ cấp tỉnh. Tôi luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức,nâng cao trình độ và từng bước khắc phục những khó khăn trên.- Tham mưu với bộ môn thể dục đề nghị với nhà trường mua sắm dụng cụ tậpluyện nhằm phát triển tố chất vận động, các dụng cụ bổ trợ phát triển chuyênmôn ( tạ gánh, vượt rào, đệm nhảy cao).- Được sự quan tâm của BGH, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tạo điềukiện thuân lợi trong quá trình tuyển chọn và huấn luyện. 2. Khó khăn: Kĩ thuật và thành tích thi đấu tại HKPĐ của trường THPT Vĩnh Thuận từnăm học 2007-2008 trở về trước còn khá khiêm tốn, sở dĩ như vậy là do một sốnguyên nhân sau đây.- Sân tập chưa đảm bảo cho tập luyện, nhiều giờ học rất nắng. Nhiều học sinhnhà xa mà học thể dục chéo buổi nên không về nhà hoặc về nhà không kịpnghỉ chưa nên chất lượng môn học chưa cao.- Cơ sở vật chất, dụng cụ thi đấu,tập luyện của nhà trường còn thiếu thốn chưađáp ứng được nhu cầu cho học sinh và đội tuyển.- Khi ở cấp dưới các em chưa được học chạy tiếp sức 4x 100m. Đây là mônhọc cần sự phối hơp và tinh thần đồng đội cao.- Nhiều học sinh khi được tuyển chọn vào đội tuyển chưa được tham dự thiđấu bao giờ cho nên rất khó khăn trong công tác huấn luyện- phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa chưa được quan tâm và chưa pháttriển mạnh mẽ.- Công tác tổ chức các giải thi đấu điền kinh trong các ngày lễ lớn còn hạn chếrất nhiều4Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận - Đa số học sinh là con nông thôn, không có điều kiện tập luyện TDTT thườngxuyên và chế độ bồi dưỡng hợp lý. II. Giải pháp và kết quả: * Giải pháp. 1. Đặc điểm của chạy tiếp sức 4x 100m. Cùng là các môn chạy nên về nguyên lý kỹ thuật chạy tiếp sức giống nhau nhưchạy ngắn, cự ly trung bình và cự ly chạy dài.Đó là một hoạt động có chu kỳ, mộtchu kỳ gồm hai bước đơn, trong đó có hai lần cơ thể bay trên không và hai lần cómột chân chống đất. Tốc độ chạy phụ thuộc vào độ dài và tần số bước. Độ dài bướctùy thuộc cấu trúc giải phẫu sức mạnh và góc độ đạp sau, còn tần số bước phụthuộc vào sức mạnh, tốc độ đạp sau ,tốc độ đưa chân và cả sự phối hợp động tác tayvà chân. Trong một chu kỳ bước chạy, để rút ngắn thời gian chạy không chỉ cầnđạp sau nhanh mạnh, đúng hướng mà còn phải rút ngắn thời gian bay trên không,bởi vì khi bay cơ thể chuyển động dần đều do là chuyển động theo quán tính. Bêncạnh đó yêu cầu của chạy tiếp sức là các vận động viên phải trao và nhận tín gậytrong khu vực 20m qui định. Đồng thời trao và nhận tín gậy phải thực hiện trongđiều kiện tốc độ cao tương ứng với tốc độ của cự ly chạy ngắn. Nên trước hết độichạy phải có sự phối hợp đồng đội tốt, trao nhận tín gậy tốt. Việc trao nhận tín gậyphải được thực hiện khi người trao không giảm tốc độ chạy, khi người nhận đã đạttới tốc độ tối đa của mình và khi hai người chạy tới đoạn giữa của khu vực trao tíngậy. Nếu đạt được điều đó thì thành tích của đội sẽ nhanh hơn thành tích chạy100m của bốn người trong đội cộng lại, bởi vì trong chạy 4x100m lúc này có tới3x100m vận động viên được chạy với tốc độ cao. Trong thi đấu (kể cả thi đấu quốctế) rất nhiều đội có thành tích của từng cá nhân trong đội rất tốt lại thua các độikém hơn do sự phối hợp trao nhân tín gậy không tốt hoặc bị rơi gậy.5Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận Cùng với các yếu tố trên việc phân công thứ tự người chạy trong đội cần phảiđược khai thác được thế mạnh của từng cá nhân: Người số 1 chạy đầu tiên phải làngười có kỹ thuật xuất phát thấp tốt nhất trong đội ( xuất phát nhanh không bịphạm quy và đạt tốc độ cao sớm) . Người số 2, số 3 cần phải có sức bền tốc độ ( vìphải chạy 120m) và có kỹ thuật trao nhận tín gậy tốt. người số 4 chạy đoạn cuốiphải là người chạy nước rút tốt và là vận động viên có tâm lý thi đấu tốt và lòngquyết tâm cao thì sẽ đạt được thắng lợi. 2.Một số phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy 4x100m.2.1 . Phương pháp tuyển chọn.a. Hình thái cơ thể. * Chiều cao Theo thống kê trong môn chạy ngắn, 8 VĐV nam đã có 12 lần phá kỷlục thế giới đều cao trên 1m70 về nữ có 5 VĐV 10 lần phá kỷ lục thế giớicó chiều cao 1m65 trở lên, người cao nhất là 1m72. Đa số các huấn luyệnviên và chuyên gia chạy ngắn thế giới cho rằng chiều cao lí tưởng của vậnđộng viên thế giới : VĐV nam là 1m75 trở lên, VĐV nữ 1m68 trở lên. Khi tuyển chọn tài năng, phải đặc biệt căn cứ vào đặc điểm sinh trưởngphát dục theo giai đoạn tuổi khác nhau. Phương pháp dự đoán chiều cao+ Phương pháp dự đoán của Hapulchikhơ. Chiều cao nam : Chiều cao bố + Mẹ 2 Chiều cao nữ : Chiều cao bố x 0,932 + Mẹ /2 2 + Phương pháp dư đoán theo độ dài bàn chânChiều cao khi trưởng thành = Chiều cao bàn chân lúc 13 tuổi cm x 7 + 3cm * Chỉ số Quetelet ( Trọng lượng/chiều cao x 1000 ). Chỉ số quetelet biểu thị trọng lượng của mỗi xăngtimét chiều cao cơ thể,phản ánh sự phát dục đồng đều của cơ thể. b.Tố chất thể lực. kỹ thuật nhảy cao được xây dựng trên cơ sở tố chất thể lực. Tố chất thể lựctốt là tiền đề thuận lợi cho việc nắm vững kỹ thuật và chịu đựng lượng vận độnglớn trong tập luyện và thi đấu, không ngừng nâng cao được thành tích và phòngngừa được chấn thương, đó là những điều rất có ý nghĩa trong việc kéo dài “ tuổithọ” thi đấu của VĐV, đặc biệt tốc độ, sức mạnh, độ mềm rẻo, sức bền và sự phối6Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận hợp trong vận động là những tố chất quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn tài năng thểthao.c.Đặc trưng cá tính và phẩm chất tâm lý. Thực tế thể thao cho thấy, nếu chỉ dựa vào thân hình lý tưởng và tố chất vậnđộng thì chưa đủ mà VĐV cần phải có cả : Lòng tự tin, tự cường, cần mẫn, cươngnghị, ý trí hăng hái, tinh thần vững vàng…nói chung thể chất tâm lý ưu tú thì mớivươn nên đạt thành tích cao trong thi đấu điền kinh. Vì vậy những VĐV điền kinhphải là những người có tâm lý và cá tính tốt đẹp. Sau khi đã tìm hiểu kỹ về đặc điểm của chạy tiếp sức 4x100m và qua quá trìnhgiảng dạy, huấn luyện. Tôi thấy rằng đây là môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp củanhiều yếu tố khác nhau như : tốc độ, thể lực, kỹ, chiến thuật, khéo léo, ý chí và tâmlý trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu. Vì vậy phải có một phương pháp giảngdạy và huấn luyện sao cho phù hợp vói điều kiện thời gian ngắn mà vẫn mang hiệuquả cao. Để đạt được điều đó cần giải quyết tốt các nhiệm vụ sau: - Dạy kỹ thuật cơ bản và luật thi đấu. - Cách xuất phát. - Cách trao – nhận tín gậy. - Kỹ thuật chạy trên đường vòng. - Lựa chọn vị trí củaVĐV và kết hợp với huấn luyện thể lực. - Nắm rõ tâm lý và ý trí thi đấu của VĐV. - Tổ chức thi đấu để hoàn thiện kỹ, chiến thuật và ổn định tâm lý. 2.2. Phương pháp huấn luyện:a.Dạy kỹ thuật cơ bản và luật thi đấu. - Các động tác bổ trợ là nội dung đầu tiên cần giảng dạy và huấn luyện trongchạy tiếp sức 4x100m. + Đối với kỹ thuật chạy bước nhỏ yêu cầu cổ chân phải linh hoạt, thân trênphải thả lỏng, khi chân tiếp súc với đất phải có độ miết của cổ chân.7Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận + Đối với kỹ thuật chạy nâng cao đùi : Đùi nâng cao vuông góc với thânngười, cẳng chân thả lỏng, cao trọng tâm, tần số nhanh, tiếp súc đất bằng nửa bànchân trên. + Đối với kỹ thuật chạy đạp sau : Các khớp hông, gối, cổ chân phải duỗi hết vànâng cao đùi chân năng. + Đối với kỹ thuật đánh tay : Hai tay đánh từ chậm tới nhanh, vai thả lỏng, gócđộ giữa cẳng và cánh tay khoảng 90o .- Trong quá trình học chạy tiếp sức, chạy cự ly ngắn là một nội dung cơbản thong tập luyện. Do vậy mỗi khi có điều kiện , giáo viên nên nhắc nhởkịp thời, sửa chửa đôi khi kết hợp tập luyện phát triển sức nhanh ( tập phảnxạ; phát triển tần số động tác tay, chân; tập phát triển sức mạnh đạp sau –tăng độ dài bước ), củng cố kỹ thuật chạy cự li ngắn ( xuất phát thấp, chạylao sau xuất phát, chạy giữa quãng, chạy về đích và đánh đích ).Ở đây chỉ đisâu phân tích các kỹ thuật thuộc về chạy tiếp sức theo trình tự xuất phát chotới về đích.Giáo viên cần làm cho học sinh thấy nội dung chạy tiếp sức cũnglà bài tập phát triển tốc độ có hiệu quả. Khi chạy tiếp sức, người chạy khôngchỉ cố gắng để chiến thắng đối phương mà còn thường xuyên phải gắng đểviệc trao – nhận tín gậy sao cho có lợi nhất (nhanh chóng, chính xác, đúngthời cơ mà không làm giảm tốc độ…). Giáo viên phải làm cho học sinh thấythành tích của chạy tiếp sức là thành tích của cả đội ( 4 người ). Dù chỉ mộtngười không hoàn thành nhiệm vụ sẽ làm ảnh hưởng xấu tới thành tích củacả đội. Ngoài kỹ thuật cơ bản và những điểm cần lưu ý trên chúng ta còn phải trangbị cho các em nắm rõ một số điều luật thi đấu, cách tổ chức của một giải đấu vànhiệm vụ của các trọng tài. Để tránh tình trạng VĐV bị bắt phạm quy, tước huy8Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận chương hoặc mất thứ hạng… bởi những lỗi hết sức đơn giản như xuất pháttrước, chạy không đúng đường của đội mình, cản trở việc trao gậy của đội khác.b. Cách xuất phát.- kỹ thuật xuất phát của người số 1.Vận động viên chạy đoạn đầu trong chạy tiếp sức 4x100m, xuất phát thấp vớibàn đạp và cấm tín gậy ở tay phải. Khi tay chống đất để xuất phát, ngón trỏ vàngón cái tách ra như đo gang, chống trên đường chạy và sau vạch xuất phát, cácngón còn lại cấm nửa phần sau của tín gậy. Dùng đốt thứ hai của 3 ngón cùngvới ngón cái và ngón trỏ tì xuống đất. Tuy nhiên do người chạy phải cầm tín gậyvà phải xuất phát trên đường vòng nên khi đóng bàn đạp, các bàn đạp cần đặtlệch sang phải ô chạy. Vị trí đóng bàn đạp cần đảm bảo được chạy lao sau xuấtphát (có lợi cho việc tăng tốc độ ) trên đường thẳng là đường tiếp tuyến từ vịtrí xuất phát tới vạch giới hạn bên trái ô chạy. Khi đóng bàn đạp cần chú ý saocho trục dọc của hai bàn đạp đều song song với đường tiếp tuyến ( từ vị trí đặtbàn đạp đến đường vòng ) để người chạy có thể chạy thẳng đến vạch trong củađường chạy một cách tiết kiệm đường đi nhất. Người chạy số một phải bám sátvạch trong của đường chạy để khi trao gậy vào tay trái của người thứ hai đượcthuận lợi. - Kỹ thuật xuất phát của người thứ hai, thứ ba, thứ tư.Ba người chạy các đoạn tiếptheo đều là những người sẽ nhận tín gậy. Tuy chạy ở các vị trí khác nhau nhưng vềcơ bản nhiệm vụ và kĩ thuật đều như nhau. Ba người này không chạy theo tín hiệu9Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận xuất phát, mà phải nhìn người chạy trước mình( đồng đội) chạy đến cách mình mộtđoạn sao cho khi mình xuất phát và đạt đến tốc độ cao thì người kia cũng chạy vừatới và trao tín gậy được cho nhau một cách thuận lợi nhất trong khu vực quyđịnh(20m). Trong chạy tiếp sức 4x100m những người sẽ nhận tín gậy được đứngđợi và xuất phát trước khu vực trao- nhận tín gậy tối đa là 10m( thuộc cự ly củangười trao). Mỗi người cần có một điểm báo hiệu để khi thấy người cầm tín gậychạy tới điểm báo đó thì lập tức xuất phát. Để tiện cho việc quan sát những ngườinày phải dùng kĩ thuật xuất phát cao có ba điểm chống tựa và quay đầu nhìn về sau.Sau xuất phát phải khẩn trương để sớm bắt được tốc độ cao. Khi chạy nếu thấytiếng báo hiệu của người đưa tín gậy thì lập tức đưa thẳng tay ra sau để nhận tíngậy( tùy cách trao đã thỏa thuận), tiếp tục chạy hết phần cự ly của mình để trao tíngậy cho người chạy đoạn tiếp theo. Người số 4 chạy đoạn cuối cùng chỉ có tráchnhiệm nhận tín gậy mà không phải trao cho ai.c. Cách trao- nhận tín gậy.Có hai cách trao- nhận tín gậy: Từ trên xuống và từ dưới lên. Qua quá trìnhgiảng dạy, huấn luyện và tìm hiểu về chạy tiếp sức tôi thấy kĩ thuật trao- nhậntín gậy từ trên xuống có nhiều điểm ưu việt hơn nên tôi đữ hướng dẫn học sinhcủa mình tập luyện theo cách trao này. Đối vối cách trao từ trên xuống ngườinhận đưa tay ra sau, lòng bàn tay ngửa lên trời, ngón cái chĩa sang bên bốn ngónkia chụm lại với nhau. Người trao tín gậy đặt một đầu gậy từ trên xuống vào10Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận lòng bàn tay đồng đội mình.Trong kĩ thuật chạy tiếp sức, khó nhất là việc trao và nhận được tín gậy trongkhu vực quy định, khi cả người trao và người nhận tín gậy đều chạy với tốc độcao( gần bằng tốc độ tối đa của mỗi người). Để đạt được điều này vận động viêncần làm tốt hai việc sau:- Xác định vạch báo hiệu chính xác: Đó là khi việc trao và nhận tín gậyđược diễn ra trước khi người nhận ra khỏi khu vực quy định và người nhậnđược hoặc gần đạt được tốc độ tối đa của mình. B CDQua quan sát hình vẽ ta thấy: CD là khu vực trao- nhận tín gậy( 20m). BC làkhu vực xuất phát của người nhận tín gậy( có thể dứng bất kì đâu trong khu vực10m này). Các VĐV luôn luôn tạn dụng đứng sát B dễ nhận tín gậy ở gần D thìđã được chạy tốc độ tối đa gần 30m, khi đã đạt tốc độ gần tối đa. Giáo viên phảihướng dẫn cho học sinh của mình tận dụng điều kiện này để có thể tăng tốc độnhịp nhàng, không tốn nhiều sức do phải dốc sức mau chóng đạt tốc độ cao. A*A11Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận là vạch báo hiệu cho biết thời điểm người nhận tín gậy phải xuất phát( khi thấyngười trao tín gậy chạy đến vạch này).- Trao và nhận tín gậy chính xác: Trao và nhận tín gậy đúng thời cơ màkhông làm giảm tốc độ chạy. Để có được điều này, từng học sinh không chỉbiết thực hiện thuần thục kĩ thuật cá nhân mà còn phải phối hợp với đồng độimột cách nhuần nhuyễn. Để đạt được điều đó cần phải thực hiện một số bàitập sau:+Xác định vạch báo hiệu A : Để xác định được vạch báo hiệu A, ban đầu đặtvạch A cách vạch B khoảng 8 – 10m để học sinh chạy thử,sau đó điều chỉnh( tiến lên hay lùi xuống) cho phù hợp. Chỉ điều chỉnh vị chí của A tuyệt đốikhông thay đổi tốc độ chạy.Nếu với A ban đầu, người trao gậy đuổi không kịpngười nhận thì phải đưa A về gần B và ngược lại nếu đuổi kịp sớm, phải đưa Ara xa B hơn.+ Phối hợp trao –nhận tín gậy : Trước hết phải xác định đó là kỹ thuật trao từtrên xuống. Từng học sinh trong đội tự tập theo nhiệm vụ được phân công. Nếulà người trao, tập đưa tín gậy về trước và phát tín hiệu bằng âm thanh ( thườnglà : “hấp” ). Khi tay cầm gậy đánh về trước thì hô, sau khi hô vẫn đánh tay cầmgậy về sau, tiếp đó khi đánh tay về trước mới làm động tác trao. Nếu là ngườinhận , trong khi đánh tay như đang chạy, làm động tác đưa tay về sau để nhậntín gậy với kỹ thuật tương ứng với kỹ thuật của người trao. Động tác phải nhanhvà ổn định, để người trao luôn biết trước sẽ phải đưa gậy vào vị trí nào, để có sựổn định đó khi đưa tay về sau cần phải đưa sát người. Việc tập của học sinh phảitheo trình tự từ chậm đến nhanh, khi ổn định rồi thì cho tập theo từng nhóm haingười.+Tập phối hợp hai người: Ban đầu đứng tại chỗ, người nhận đứng trước ngườitrao đứng sau ( hơi lệch sang bên cạnh để tay trao và tay nhận cùng trên một mặt12Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận phẳng thẳng đứng, song song với hướng chạy ). Khoảng cách giữa hai ngườikhoảng 1-1,3m để khi trao và nhận tín gậy tay của hai người đều được duỗithẳng. Khi tập tại chỗ nhịp nhàng rồi thì bắt đầu di chuyển từ chậm tới nhanh vàcuối cùng tập phối hợp có xác định vạch báo hiệu để trao – nhận tín gậy trongkhu vực 20m quy định.+ Tập phối hợp cả đội : Ban đầu cả bốn vận động viên cùng chạy theo một hàngdọc, em nọ cách em kia khoảng 1- 1,3m. Em chạy cuối cùng là em chạy đoạnđầu, có cầm tín gậy, sau khi cùng chạy vài bước tín gậy sẽ được chuyển từ emchạy sau cùng lên em chạy thứ 3. Từ em thứ 3 trao cho em chạy thứ 2 và em thứ2 trao cho em chạy cuối cùng. Như vậy VĐV chạy đoạn đầu chỉ tập trao gậycho VĐV chạy đoạn 2, còn VĐV chạy đoạn 2 vừa tập nhận gậy của VĐV chạyđoạn 1vừa tập trao gậy cho VĐV chạy đoạn 3. VĐV chạy đoạn 3 cũng tương tựnhư VĐV chạy đoạn 2 vừa phải nhận tín gậy của VĐV đoạn 2 vừa phải trao gậycho VĐV chạy đoạn 4. VĐV chạy đoạn 4 chỉ tập nhận gậy của VĐV đoạn 3.sau khi đã phối hợp ăn ý thì giáo viên cho cả đội tập từ chậm đến nhanh và chạyhết cả quãng đường 4 x 100m. Cũng phải cần lưu ý rằng trong quá trình chạy VĐV không được cầm gậyquá chặt nếu không sẽ ảnh hưởng đến tần số động tác đánh tay. Còn nếu cầmlỏng lẻo quá sẽ làm rơi gậy trong khi chạy. Trong chạy tiếp sức 4 x 100m ,số 1cầm tín gậy ở tay phải , chạy lệch sang bên trái của ô chạy. số 2 phài chạy sátphía ngoài ô chạy và nhận tín gậy bằng tay trái và sau đó trao vào tay phải củasố 3. Cũng như số 1 vì phải chạy ở đường vòng nên số 3 cũng chạy sát méptrong của ô chạy để không bị chạy cự li dài hơn quy định. Số 4 ( chạy trênđường thẳng ) chạy sát bên phải ô chạy và nhận tín gậy bàng tay trái.d.Kỹ thuật chạy trên đường vòng13Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận Trong trạy tiếp sức 4 x 100m người số 1 và số 3 phải xuất phát và chạy trênđường vòng nên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện giáo viên cần chú ý vìkỹ thuật chạy có những điểm khác biệt so với chạy trên đường thẳng. Riêng vềkỹ thuật xuất phát thì như đã trình bày ở phần trên(phần b ), ở đây chỉ đi sâuvào phân tích và làm rõ kỹ thuật chạy trên đường vòng. Khi chạy trên đường vòng, lực li tâm xuất hiện, tốc độ chạy càng cao- lực litâm càng lớn, lực này có xu hướng đẩy người chạy ra tâm của đường vòng, làmcho cự li chạy dài hơn cự li quy định. Do không chạy sát đường giới hạn bên tráiô chạy( cự li chạy được tính theo chu vi của đường vòng, chu vi tỉ lệ thuận vớibán kính đường vòng. Khi chạy sát bên phải ô chạy bán kính đường vòng lớnhơn, cự li phải chạy lớn hơn ). Để khác phục ảnh hưởng của lực li tâm, kỹ thuậtchạy cần có sự đều chỉnh: Toàn bộ cơ thể phải chủ động ngả về phía trong( sangtrái, hướng về tâm đường vòng), vai phải cao hơn vai trái một chút. Độ ngả nêutrên phụ thuộc vào tốc độ chạy, đủ thắng lực li tâm để vẫn chạy được sát bênphải ô chạy. tay phải chủ động đánh nhanh hơn và với biên độ lớn hơn so vớiđộng tác của tay trái ( việc đánh khửu tay phải rộng ra ngoài còn có tác dụng giữthăng bằng khi chạy ). Chân trái khi đưa về trước, đầu gối hơi hướng ra ngoài,bàn chân tiếp đất bằng cạnh ngoài, mũi bàn chân cũng hướng ra ngoài (sangtrái). Chân phải khi ở thời điểm thẳng đứng, đầu gối gập ít hơn so với chân trái.14Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận Khi đạp sau cần dùng sức tích cực hơn, khi đưa về trước cần chủ động đưa đầugối ép sang trái vào trong, khi tiếp đất mũi chân hướng vào trong và bằng cạnhtrong của bàn chân, cố đặt chân sát bên trái ô chạy. Khi chạy từ đường thẳngvào đường vòng, độ ngả toàn thân tăng dần, kỹ thuật chạy trên đường thẳng dầnchuyển thành kỹ thuật chạy trên đường vòng, thì khi chạy từ đường vòng rađường thẳng, độ ngả đó lại giảm dần và kỹ thuật chạy chuyển dần từ kỹ thuậtchạy trên đường vòng sang kỹ thuật chạy trên đường thẳng. e. lựa chọn vị trí của VĐV và kết hợp vời huấn luyện thể lực. Chạy tiếp sức 4 x 100m là một trong những môn thi tốc độ cao và sự phốihợp đồng đội hết sức nhanh, chính xác trong thời gian ngắn Chính vì vậy việcphối hợp đồng đội phải hết sức ăn ý, khớp với nhau từng chi tiết nhỏ một vàphải tính đến khả năng, sở trường của mỗi cá nhân trong nhóm để tổng hợp lạithành tích cao. Vì vậy việc sắp xếp vị trí của từng VĐV đối với giáo viên –HLVlà cực kỳ quan trọng. Nên bố trí người có phản ứng nhanh, xuất phát tốt nhất,khả năng chạy lao vàchạy đường vòng tốt nhất trong đội làm người chạy số 1. Người số 2 chạy trênđường thẳng nhưng đoạn đường phải chạy với tốc độ cao khoảng 116-120m,nên người chạy phải có sức bền tốc độ tốt, khả năng phối hợp ăn ý chính xác vớiđồng đội trước và tiếp sau mình khi thao tác nhận và trao tín gậy. Người số 3chạy trên đường vòng nên chọn VĐV có khả năng chạy tốc độ cao ở đườngvòng và có kỹ thuật nhận và trao tín gậy tốt. Người cuối cùng được chạy trênđường thẳng về đích nên người chạy phải có tốc độ cao, sức bền tốc độ cao, cósự cố gắng kiên định cao, nước rút và kỹ thuật đánh đích tốt. Sự phối hợp đồngđội phải hết sức hợp lý, nếu không trong thực tế đã có những đội toàn nhữngngười có thành tích cao lại thua đội có thành tích thấp hơn bởi sự phối hợpkhông nhịp nhàng khi trao – nhận tín gậy và sự sắp xếp không hợp lý.15Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận Sau khi đã dạy kỹ thuật cơ bản, luật thi đấu, cách xuất phát, cách trao nhận tíngậy, kỹ thuật chạy trên đường vòng và lựa chọn vị trí thích hợp cho từng VĐVtôi tiến hành huấn luyện nâng cao thể lực cho các em. Thể lực bao gồm các tốchất như sức mạnh, sức nhanh , sức bền, sự mềm dẻo và khả năng phối hợp.Tuy các tố chất thể lực được xem là nền tảng để đạt được thành tích, song cũngchỉ là điều kiện ở một phạm vi nhất định còn sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý khitrao - nhận tín gậy và việc sắp xếp hợp lýcác vị trí cũng không kém phần quantrọng. Chính vì thế huấn luyện thể lực phải được gắn liền với huấn luyện kỹthuật và chiến thuật. Huấn luyện thể lực thông qua một số bài tập và trò chơi rèn luyện thể lực, rènluyện sự linh hoạt khéo léo như:Tập các động tác bổ trợ về chạy : chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy nângcao gót, chạy đạp sau.- Xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau ( xuất phát cao ,xuất phát thấp,xuất phátở tư thế ngồi xổm, xuất phát từ tư thế quay lưng về hướng chạy….).- Chạy tốc độ cao 20 -30m.- Chạy có người kéo phía sau.- Trò chơi nhanh khéo.- Lò có, bật xa tiếp sức.- Chạy con thoi, chạy đổi chỗ.- Tập nhiều môn thể thao tại trường và tại gia đình.g.Nắm rõ tâm lý và ý trí thi đấu của học sinh. Huấn luyện và giảng dạy chạy tiếp sức khó hơn rất nhiều nội dung khác, đặcbiệt là về mặt tâm lý. Vì chỉ cần một thành viên trong đội có tâm lý thi đấu yếu,dễ bị phân tán, sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích chung của cả đội. Cho nênngười giáo viên –HLV phải có năng lực qua sát tốt và có năng lực tư duy lôgic,16Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận giỏi về xây dựng mối liên hệ giữa thầy và trò trên cơ sở tín nhiệm và tôn trọnglẫn nhau, đồng thời phải có khả năng thuyết phục và giáo dục. Trong quá trìnhgiảng dạy và huấn luyện có những lúc học sinh từ chối tập một số bài tập nào đómà không nói rõ nguyên nhân vì sao không tập. Đối với học sinh nữ ở đây cóthể là vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, còn học sinh nam thì có thể làmột số yếu tố tâm lý phát sinh đột xuất. Giáo viên khi gặp trường hợp này không nên vội vàng trách móc hay tùy tiệnphê bình ngay các em ngay trên lớp hoặc trong buồi tập mà phải tìm hiểu rõnguyên nhân đích thực. Khi biết rõ nguyên nhân giáo viên cần phải khuyên nhủ,thậm chí có thể phê bình nhưng không nên quá chỉ trích về vấn đề đó vì ở lứatuổi này các em rất rễ bị tự ái. Giáo viên cần biết giải quyết một cách khéo léonhững khúc mắc một cách bình tĩnh, có lý lẽ, biết khuyến khích các em tậpluyện tốt. Lấy động viên, thuyết phục là chính chứ không gò ép đe dọa. Qua đó dần dần giáo dục cho các em thành người có tính kiên cường, biết tựkiềm chế và có ý chí. Chúng ta giáo dục ý chí cho các em thông qua việc khắcphục những khó khăn trở ngại về tâm lý. Phải làm cho các em hiểu rằng muốncó một sức khỏe tốt và đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao thì phảiluyện tập thường xuyên và phải có sự mệt nhọc cần thiết. Các chuyên gia tâm lývà các HLV thể thao chuyên nghiệp cho rằng 70% sự thắng bại trong thi đấu thểthao là nhờ các tố chất và quá trình tập luyện còn 30% là yếu tố tâm lý. Tất cảnhững yêu cầu trên có thể giúp cho giáo viên-HLV nâng cao được uy tín đối vớihọc sinh, mặt khác giáo viên cần phải nắm vững nghệ thuật của một nhà giáodục mới có thể phát huy tính chủ đạo được. Bên cạnh đó người HLV- giáo viên phải hiểu được rằng một VĐV ưu tú ngoàitrình độ trí lực cao, trạng thái tâm lý thích hợp và năng lực cao về ý thức vậnđộng động, còn cần phải có các cá tính khác thích ứng với trình độ thể thao hiện17Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận đại như: tính cách, tình cảm, ý trí quyết đấu, nghị lực quyết tâm, năng lực tưduy…Chúng có thể dùng phương pháp trò chuyện, quan sát và đo một số chỉ sốtâm lý đơn giản khác để điều tra các vấn đề sau:- Tâm tư, suy nghĩ đối với quá trình luyện tập gian khổ.- Khả năng tập trung sức phấn đấu thông qua tập luyện hàng ngày.- Thái độ hợp tác HLV và các nhân viên chăm sóc y tế.- Tinh thần, thái độ tham gia thi đấu, có ý chí quyết đấu kể cả với đối thủmạnh hơn mình, có ý thức cạnh tranh vươn lên đúng đắn, sự hồ hởi, phấnkhởi trong tập luyện và thi đấu.- Sự gắng sức, bình tĩnh và sáng suốt, lựa chọn phương pháp tối ưu để dànhchiến thắng. - Trong quá trình huấn luyện luôn xây dựng cho mình một niềm tin, tinh thầnthái độ tập luyện tự giác, nghiêm túc. Vì vậy giảng dạy và huấn luyện chạy tiếp xúc là một công việc phức tạp đòihỏi người thầy phải có phương pháp giáo dục phong phú và hiểu biết sâu sắc vềsự biến đổi tâm lý học sinh theo nhóm tuổi.h. Tổ chức thi đấu để hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật và ổn định tâm lý. Sau khi trang bị cho học sinh-VĐV các kỹ, chiến thuật và các yếu tố cầnthiết cùng với tâm lí vững vàng và qua quá trình tập luyện chúng ta nên tiếnhành tổ chức các cuộc thi đấu tiếp sức cho học sinh để hoàn thiện kĩ, chiến thuậtvà ổn định tâm lý. Vận dụng đúng luật thi đấu và đủ dường chạy để các em cóthể phát huy sở trường của mình, từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệmthực tế để chuẩn bị tốt cho các cuộc thi đấu thể thao.3. Ứng dụng các phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức4x100m cho học sinh trường THPT.18Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận Bằng các test chuyên môn, tôi tiến hành kiểm tra hơn 300 học sinh của 3 khối10, 11và 12 năm học 2011-2012 đã chọn ra được 8 học sinh vào đội tuyển củatrường tham dự hội khỏe phù đổng cấp tỉnh lần thứ XV năm học 2011-2012.BẢNG DANH SÁCH ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH CỦA TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN NĂM HỌC 2011-2012STT HỌ VÀ TÊN LỚP NĂM SINH1 Lê Bích Châu 10A3 19962 Hồ Văn Nguyên 11A1 19953 Nguyễn Thị Linh 10C2 19964 Nguyễn Thị Nhạn 10C8 19955 Trần Văn Bền 11A2 19956 Nguyễn Thị Đầm 10C1 19967 Khưu Kim Y 12A2 19958 Trịnh Thị Bé Tư 11A2 1996 Đây là những học sinh có kết quả kiểm tra tốt nhất. Tuy nhiên các em chưa hềbiết kỹ thuật, chiến thuật, cách xuất phát, cách trao gậy, cách chạy trên đườngvòng, luật thi đấu… trong chạy tiếp sức 4x100m. Vì vậy tôi phân chia quá trìnhhuấn luyện thành các thời kỳ cụ thể và tổ chức cho học sinh tập luyện theo trìnhtự sau:a. Thời kỳ chuẩn bị(từ giữa tháng 9 đến tháng 12 năm 2011) Đây là sự khởi đầu cần thiết và rất quan trọng cho các bước tiếp theo của cảquá trình giảng dạy và huấn luyện, chính vì thế ở giai đoạn này chúng ta cần tậpchung vào giảng dạy các kỹ thuật cơ bản, chiến thuật luật thi đấu và thể lực chohọc sinh. Ngoài các buổi tập chính khóa theo sự phân công của chuyên môn là 1buổi / tuần. Tôi đã tận dụng thời gian vào các buổi chiều từ 17giờ - 18 giờ hàngngày để tăng số lượng buổi tập bằng việc áp dụng các hệ thống bài tập và các19Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận nhiệm vụ cũng như phương pháp huấn luyện cụ thể đã nêu ở phần trên cho từnggiáo án cụ thể. Qua thời kỳ chuẩn bị các VĐV cơ bản đã nắm được các kỹ,chiếm thuật, luật thi đấu và thể lực tượng đối tốt để chuẩn bị bước vào thời kỳthi đấu.b. Thời kỳ thi đấu( từ tháng 1-cuối tháng 3 năm 2012) Đây là thời kỳ hết sức quan trọng bởi nó sẽ đánh giá kết quả của từng quátrình huấn luyện và giảng dạy. Để đạt được thành tích cao trong thi đấu ngườihuán luyện viên không được quên việc lồng ghép các buổi thi đấu tập giữa cácđội sau khi đã hoàn thiện kỹ, chiến thuật, luật thi đấu. Vì vậy ở thời kỳ nàychúng ta phải giúp cho học sinh đạt tới đỉnh cao về thể lực chuyên môn, tâm lýthi đấu vững vàng, sự hưng phấn và phối hợp ăn ý khi trao- nhận tín gậy giữa 4người trong đội. Đồng thời có khả năng tư duy chiến thuật, biết phân phối sứchợp lý và sử dụng kỹ, chiến thuật tốt để có những bước đột phá phù hợp với mọitình huống, diễn biến thi đấu trên đường chạy và phát huy được sở trường củamình.* KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Được sự quan tâm của BGH và các bộ phận có liên quan, qua thời gian ápdụng các phương pháp giảng dạy và huấn luyện nêu trên. Là một giáo viêngiảng dạy môn thể dục và là tổ trưởng chuyên môn của trường tôi thấy phongtrào TDTT của trường ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ học sinh đạt điểmkhá, giỏi của bộ môn đạt trên 75%. Bằng phương pháp tuyển chọn thông qua HKPĐ cấp trường, năm học 2011-2012 Trường THPT Vĩnh Thuận đã chọn được 4 em nữ tập luyện chuẩn bị thamgia HKPĐ cấp tỉnh và cấp toàn quốc 8/2012 tại Cần Thơ: 1. Lê Bích Châu Lớp l0A12. Nguyễn Thị Linh Lớp 10C2 20Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận 3. Nguyễn Thị Nhạn Lớp 10A34. Nguyễn Kim Đầm Lớp 10C1 Năm học 2011-2012 trải qua quá trình huấn luyện bài bản và khoa họccủa thầy và trò, thành tích của 4 VĐV chạy ngắn trường THPT VĩnhThuận đã có tiến bộ, cụ thể như sau : • Từ thành tích ban đầu khi được tuyển chọn là :1. Lê Bích Châu : 14”262. Nguyễn Thị Linh : 14”12 3. Nguyễn Thị Nhạn : 14”674. Nguyễn Kim Đầm : 14”21• Qua 03 tháng huấn luyện giai đoạn 1 ( từ cuối tháng 09/2011 đến tháng12/2011) thành tích các VĐV tăng lên :1. Lê Bích Châu : 14”212. Nguyễn Thị Linh : 14”07 3. Nguyễn Thị Nhạn : 14”454. Nguyễn Kim Đầm : 14”14• Sau 02 tháng huấn luyện ở giai đoạn 2 ( từ tháng 01/2012 đến cuối tháng2/2012) thành tích các VĐV tăng lên :1. Lê Bích Châu : 14”162. Nguyễn Thị Linh : 14”01 3. Nguyễn Thị Nhạn : 14”184. Nguyễn Kim Đầm : 14”06Trong giai đoạn này tôi đã cho các em thi đấu cọ sát một số giải điền kinh dohuyện tổ chức và đạt được thành tích như sau :1. Lê Bích Châu HCĐ Chạy 100m 2. Nguyễn Thị Linh HCV Chạy 100m, HCB Chạy 200m 21Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận 3. Nguyễn Thị Nhạn HCĐ Chạy 200m4. Nguyễn Kim Đầm HCVChạy 200m, HCB Chạy 100m Đây là những VĐV có thành tích tốt nhất và kỹ, chiến thuật thi đấu ổn định đãđược nhà trường cử tham dự HKPĐ cấp tỉnh lấn thứ XV năm học 2011-2012 vàcác em đã đạt thành tích như sau : 1. Lê Bích Châu HCV Chạy tiếp sức 4 x 100m 2. Nguyễn Thị Linh HCV Chạy tiếp sức 4 x 100m , HCĐ Chạy 100m3. Nguyễn Thị Nhạn HCV Chạy tiếp sức 4 x 100m 4. Nguyễn Kim Đầm HCV Chạy tiếp sức 4 x 100m , HCĐ Chạy 200mĐặc biệt cả 4 em đều được tuyển chọn vào đội tuyển điền kinh của tỉnh chuẩn bịtham dự khu vực và toàn quốc tại Cần Thơ.C. KẾT LUẬN Từ năm học 2011-2012 trở về trước công tác tuyển chọn VĐV chạy tiếp sức4x100m còn gặp nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thiđấu còn thiếu thốn, nguồn VĐV có năng khiếu, triển vọng ít, học sinh chưa nắmbắt và truyền đạt những kỹ thuật chạy tiếp sức hiện đại…song tôi với cương vịlà một giáo viên dạy thể dục và là tổ trưởng chuyên môn được BGH nhà trườngra nhiệm vụ tuyển chọn và huấn luyện VĐV tham gia thi đấu các giải TDTT địaphương và HKPĐ cấp tỉnh. Tôi đã phối hợp với các tổ chức trong nhà trừơng,đoàn trường từng bước nỗ lực khắc phục những khó khăn tìm ra những biệnpháp tuyển chọn VĐV hợp lý có hiệu quả cao, không ngừng nâng cao trình độchuyên môn, thường xuyên trao đổi học hỏi những kinh nghiệm từ những đồngnghiệp và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ: Phong trào TDTT địa phương phát triển mạnh mẽ, nguồn VĐV có triển vọngcũng được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời, đạt thành tích cao khi tham giaHKPĐ cấp tỉnh. Như vậy bằng những phương pháp tuyển chọn VĐV một cách22Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận phù hợp và huấn luyện khoa học cho thấy môn chạy tiếp sức 4x100m ở trườngTHPT Vĩnh Thuận hứa hẹ hàng năm sẽ cung cấp cho nhà trường những VĐV cóthành tích xuất sắc, đặc biệt là cơ sở và động lực thúc đẩy những môn thể thaokhác phát triển mạnh mẽ. Qua kết đạt được trong HKPĐ cấp tỉnh lần thứ XV năm học 2011-2012 đãchứng tỏ việc tuyển chọn và huấn luyện theo phương pháp nêu trên, trong điềukiện thời gian hạn hẹp đã đạt kết quả tốt. Do thực tuyển chọn và huấn luyệnmôn điền kinh nói chung và chạy tiếp sức nói riêng, không ngừng phong phú,kinh nghiệm không ngừng được tích lũy. Sự nhận thức đối với các quy luậtkhách quan trong quá trình giảng dạy và huấn luyện ngày càng sâu sắc,thànhtích thể thao ngày càng được nâng cao. Vì vậy muốn đạt được thành tích caotrong thi đấu thể thao cần phải tăng cường tính khoa học trong giảng dạy vàhuấn luyện. Song nó lại được thể hiện ở các mặt của quá trình giảng dạy trongđó bao gồm việc sắp xếp lịch huấn luyện, giảng dạy, phương pháp, thủ pháphuấn luyện, sân bãi dụng cụ, lực lượng VĐV, tâm lý của đối tượng được huấnluyện….và cả tâm lý của HLV. Trên đây là một số kinh nghiệm đượp rút ra từ thực tế trong quá trình huấnluyện và giảng dạy chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh THPT của tôi. Rất mongđược sự đánh giá, nhận xét ,đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học của trườngcũng như hội đồng khoa học SGD&ĐT. Để tôi trao dồi chuyên môn nghiệp vụvà áp dụng vào giảng dạy được tốt hơn. Vĩnh thuận, ngày 06 tháng 05 năm 2012 Người viết Phan Hữu Vẽ23Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận Ý kiến của Hội Đồng TĐ- KT Trường………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….24Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Vĩnh Thuận Ý kiến của Hội Đồng TĐ- KT Sở Giáo Dục đào tạo………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢOSTT Tên tài liệu Tác giả Năm sản suất1 Giáo trình diền kinh NXB Thể dục Thể thao 20002 Lý luận và phương pháp giáodục thể chấtNXB Giaó dục 20003 Giáo trình lí luận và phươngpháp huấn luyện thể dục thểthao NXB Giaó dục 19774 Huấn luyện thể thao trẻ V.Plovsky 19935 Lý luận và phương pháp thểdục thể thao Phạm Danh Tốn 19956 Đại cương tâm lý học NXB Giaó dục 20017 Phương pháp tuyển chọnVĐV chạy ngắnNXB Giaó dục 1998 25
Tài liệu liên quan
- Lựa chọn một số bài tập phát triển tốc độ nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT yên thành 2 nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
- 45
- 1
- 4
- một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh
- 10
- 4
- 7
- sáng kiến kinh nghiệm phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường thpt vĩnh thuận
- 27
- 2
- 6
- skkn lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh trường thpt quảng xương 3
- 23
- 1
- 2
- phương pháp giảng dạy và huấn luyện đội tuyển chạy việt dã
- 4
- 992
- 7
- skkn phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy bền trong trường thcs
- 22
- 2
- 3
- SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH THPT
- 13
- 1
- 0
- Phương pháp giảng dạy và huấn luyện đội tuyển chạy việt dã
- 18
- 1
- 1
- sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP TUYỂN CHỌN VÀ TẬP LUYỆN CHO HỌC SINH GIỎI MÔN CỜ VUA
- 10
- 775
- 1
- Phát huy được một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy cự ly ngắn 100m ở trường THCS trung hà
- 18
- 3
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(332.5 KB - 27 trang) - sáng kiến kinh nghiệm phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường thpt vĩnh thuận Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Nội Dung Chạy Tiếp Sức 4x100m
-
Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức Có Mấy Giai đoạn | Vinmec
-
Lý Thuyết Chạy Tiếp Sức Chi Tiết - TopLoigiai
-
Chạy Tiếp Sức Là Gì? Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức 4x100m Trong Thi ... - Oreni
-
Chạy Tiếp Sức Có Mấy Giai đoạn & Cách Trao Nhận Tín Gậy ! - WikiSport
-
Lý Thuyết Chạy Tiếp Sức 4x100m - Trường THPT Trịnh Hoài Đức
-
Luật Thi đấu Và Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức 4x100m Các VĐV Cần Biết
-
Chạy Tiếp Sức Là Gì? Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức 4x100m Trong Thi đấu
-
[SỰ THẬT] Tập Chạy Tiếp Sức 4x100m Có Tác Dụng Gì?
-
Chạy Tiếp Sức Là Gì? - Thành Cá đù
-
Hướng Dẫn Chạy Tiếp Sức Cho Học Sinh THPT | Guide To Relay For ...
-
[PDF] 1029qdbgddt.pdf
-
SKKN Nâng Cao Năng Lực Cho Học Sinh Lớp 11 Về Kỹ Thuật Trao Nhận ...
-
Trong Chạy Tiếp Sức 4x100m Người Chạy đầu Tiên Xuất Phát ở Tư Thế ...