SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ TIẾNG ANH (Vận Dụng Linh Hoạt ...
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- THÔNG BÁO
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- TUYỂN SINH 6
Cổng thông tin điện tử Trường THCS Thành Phố Bến Tre |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ………………………………………………………
1. Tên sáng kiến: Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích hợp vào việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trước đây khi soạn giáo án, đa số giáo viên chỉ tập trung vào nội dung trọng tâm mà hầu như chưa lưu ý đến việc tích hợp với các bộ môn khác. Một trong những nguyên nhân là do giáo viên e ngại về sự hiểu biết của mình đối với những môn học khác nên không đề cập đến nội dung tích hợp hoặc nếu có thì chỉ nói rất ít. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến những tiết học có nội dung kiến thức tích hợp đến nhiều bộ môn. 3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3. 2. 1. Mục đích của giải pháp: - Giúp giáo viên hiểu được lợi ích tích cực của dạy học tích hợp liên môn. - Giúp giáo viên bộ môn tiếng Anh vận dụng linh hoạt việc dạy học tích hợp liên môn vào việc giảng dạy bộ môn. - Tăng cường sự phối hợp giữa các giáo viên giảng dạy các bộ môn với nhau. - Hoàn thiện hơn về kiến thức và kỹ năng giảng dạy bộ môn của giáo viên. - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3. 2. 2. Nội dung giải pháp: Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng: - Trong những năm gần đây, việc dạy tích hợp liên môn đã được nói đến nhiều trong các trường phổ thông, đặc biệt là trung học cơ sở. Việc giảng dạy tích hợp liên môn góp phần rất lớn vào việc cung cấp một lượng kiến thức cần thiết có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung hổ trợ giúp phát huy tính tích cực học tập ở học sinh. Việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn có rất nhiều ưu điểm như: + Đối với học sinh: các chủ đề liên môn tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập. Ví dụ khi giảng dạy bài 2, lớp 9: Clothing (Trang phục): giáo viên Tiếng Anh tích hợp kiến thức của môn Mỹ Thuật (giúp học sinh kết hợp ăn mặc hài hòa, thanh lịch) và bộ môn Công Nghệ (kỹ thuật cắt may, giúp học sinh khám phá ra lợi ích của việc học bộ môn này, tự mình cắt may bộ trang phục mà mình nghĩ ra, kích thích sự sáng tạo ở học sinh). + Đối với giáo viên: do phải giảng dạy kiến thức các bộ môn có liên quan, người giáo viên có thêm sự am hiểu về kiến thức liên môn.Vì vậy giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hổ trợ nhau trong dạy học. - Dù có nhiều ưu điểm lớn như vậy, nhưng phần lớn giáo viên vẫn còn nhiều e ngại, chưa mạnh dạn áp dụng vì nghĩ rằng dạy tích hợp liên môn là phải giảng dạy kiến thức của nhiều môn trong một tiết dạy. Điều này vượt quá khả năng của một giáo viên, đặc biệt đối với bộ môn ngoại ngữ, việc dạy tích hợp liên môn vô cùng khó khăn, gây nhiều lúng túng cho giáo viên giảng dạy. Từ thực tế này, chúng tôi đã tìm hiểu và áp dụng từng bước việc dạy học tích hợp liên môn vào bài giảng và bước đầu thu được một số kết quả rất đáng khích lệ. - Khi nói đến dạy học tích hợp liên môn, nhiều giáo viên rất lúng túng vì cho rằng phải dạy nhiều kiến thức không thuộc bộ môn mình phụ trách và phải đưa vào bài học như thế nào, giai đoạn nào để tránh sự gượng ép và điều quan trọng là dạy tích hợp những bộ môn nào? Có phải bài học nào cũng có thể dạy tích hợp? Điểm mới của sáng kiến đó là giúp giáo viên vượt qua được sự lung túng này và áp dụng một cách hiệu quả việc dạy học tích hợp liên môn. - Bằng việc nghiên cứu, phân tích và xác định kỹ nội dung bài dạy, người giáo viên bộ môn sẽ tiến hành các giai đoạn soạn giảng cho một tiết dạy tích hợp liên môn nhẹ nhàng, hiệu quả cao. - Hưởng ứng chương trình hành động của nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, từ việc tìm hiểu, khắc phục một số khó khăn để áp dụng dạy học tích hợp liên môn một cách hiệu quả, chúng tôi xin chia sẻ những trãi nghiệm nhỏ này đến các anh chị em đồng nghiệp với mong muốn những giải pháp được đề xuất của chúng tôi sau đây được áp dụng vào thực tế giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng. Cách thức thực hiện giải pháp: a. Xác định rõ trọng tâm, mục tiêu của bài dạy để quyết định có tích hợp liên môn được hay không và liên môn với bộ môn nào? - Xác định trọng tâm của bài dạy là điều vô cùng quan trọng và đòi hỏi phải làm khi thực hiện giảng dạy tích hợp liên môn vì như chúng tôi đã đề cập ở trên là không phải bài dạy nào cũng thích hợp cho việc dạy tích hợp. Do đó việc xác định mục tiêu bài dạy giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc xác định kiến thức, nội dung mà mình cần tích hợp. - Ví dụ: Unit 8 “OUT AND ABOUT”, phần C3 + C4 Tiếng Anh lớp 6 Mục tiêu bài học: Sau bài học này, học sinh biết sử dụng động từ đặc biệt must/must not khi nói về việc thực hiện những qui định của luật giao thông. Đối với bài học này, giáo viên nên tích hợp kiến thức với môn Giáo dục công dân để học sinh có cơ hội hiểu biết thêm về luật giao thông. b. Xác định kỹ năng bài giảng: - Việc xác định kỹ năng bài giảng góp phần quan trọng vào việc thiết kế bài giảng tích hợp liên môn. Đối với bộ môn tiếng Anh, mục tiêu giảng dạy đó là phát triển và rèn luyện bốn kỹ năng cho học sinh: Listening (nghe) Speaking (nói) Reading (đọc) Writing (viết) - Một phần tư tiết dạy trong phân phối chương trình là dạy phát triển kỹ năng nói và nghe, vì thế mà giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc lồng ghép dạy học tích hợp vì không khéo các em học sinh sẽ lúng túng không nói được, hoặc không có ý để nói. Để khắc phục việc này giáo viên cần xác định rõ kỹ năng cần đạt cùng với nội dung nói để lồng ghép dạy tích hợp sao cho thật tự nhiên. Ví dụ: Unit 3 “A trip to the countryside” – Speaking – Tiếng Anh 9 Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh biết vận dụng kiến thức để nói về làng quê/ quê hương mình. Đối với bài học này giáo viên nên tích hợp kiến thức của môn Địa lý, Lịch sử địa phương Bến Tre để tạo điều kiện cho học sinh sử dụng nhiều thông tin sát với thực tế khi nói. c. Tìm hiểu kỹ chủ đề bài dạy: - Do đặc thù của việc dạy bộ môn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc dạy và phát triển kỹ năng cho học sinh thì việc dạy học ngoại ngữ còn dạy học theo chủ đề. Vì vậy việc xác định, tìm hiểu kỹ chủ đề bài dạy sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc tích hợp liên môn. Có những chủ đề về “Lễ hội” hay “Môi trường” nếu không tìm hiểu kỹ thì giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc xác định môn học cần tích hợp. - Tìm hiểu kỹ chủ đề còn giúp giáo viên xây dựng được tình huống cho học sinh tham gia vào hoạt động học tập tích cực, sinh động, phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh. Ví dụ: Yêu cầu học sinh xây dựng một tiểu phẩm nói về phong tục, tập quán về ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam “Lunar New Year” Học sinh sẽ tự tìm hiểu về những phong tục, tập quán đón tết của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam (tích hợp môn Lịch sử, Địa lý), những điệu múa, bài hát dân gian (tích hợp môn âm nhạc), trang phục truyền thống (tích hợp môn Mỹ thuật). d. Linh động trong soạn giảng dạy tích hợp liên môn: - Nhiều giáo viên còn e ngại với việc dạy tích hợp vì cho rằng khi tích hợp là mình phải dạy kiến thức của những bộ môn khác. Thực sự điều đó chỉ đúng một phần.Việc dạy tích hợp liên môn đòi hỏi giáo viên có sự nhạy bén, linh hoạt trong việc lựa chọn những kiến thức sao cho bài học sinh động, logic, mạch lạc và đảm bảo lượng kiến thức truyền đạt đến học sinh và đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Ví dụ: khi dạy về chủ đề “Môi trường” một chủ đề thường được đề cập ở các cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) và từng khối lớp - khối 6, 8, 9, giáo viên cần tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh (lớp 6, 7, 8 hay 9), nội dung bài học, sau đó quyết định tích hợp với bộ môn nào và giai đoạn nào trong quá trình giảng dạy. Đối với học sinh lớp 6, với chủ đề này, giáo viên có thể tích hợp với môn Giáo dục công dân để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm đơn giản như bỏ rác đúng nơi qui định, nhưng đối với học sinh lớp 9 giáo viên cần nêu tình huống thực tiễn và học sinh giải quyết qua việc thảo luận, hoặc làm dự án (project).
Khối lớp Bài Chủ đề Môn tích hợp Nội dung tích hợp 6 16-Phần B Environment Giáo Dục Công Dân giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm đơn giản như bỏ rác đúng nơi qui định 8 10-phần Speaking Recycling Giáo Dục Công Dân Giáo dục học sinh ý thức không những không được xả rác bừa bãi mà còn biết phân loại rác để dung vào mục đích tái chế 8 10-phần Writing Recycling Công Nghệ Giúp học sinh thực hành tái chế giấy báo cũ thành giấy mới →giáo viên ghi điểm khi các em nộp các thành phẩm 8 11-phần Read Travelling Địa lý Giúp học sinh nắm bắt một số thông tin về vị trí địa lý của 4 nơi nổi tiếng ở Việt Nam: Sapa, Đà lạt, Nha Trang và Vịnh Hạ Long Lịch Sử, Văn Giúp học sinh tự hào về những vẽ đẹp thiên nhiên của Nha Trang, Đà lạt, vịnh Hạ Long, những dấu tích lịch sử của Bến Cảng Nhà Rồng (nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước), những sự kiện nổi tiếng của Vịnh Hạ Long được UNESSCO công nhận là một trong 7 kì quan thiên nhiên của thế giới năm 2011 Mỹ thuật Giúp học sinh cảm thụ được vẽ đẹp của các thành phố mà các em vừa được học qua từng nét vẽ (Học sinh vẽ tranh) 6 8-phần C3,C4 Traffic signs Giáo Dục Công Dân Giúp học sinh nhận biết được các biển báo giao thông trên đường và tuân theo các luật giao thông Mỹ Thuật Học sinh nghe bạn mình nêu nội dung, các em sẽ vẽ biển báo giao thông tương ứng tạo sự nhạy bén và nắm vững hơn về luật giao thông e. Kết hợp với giáo viên bộ môn khác trong việc dạy tích hợp liên môn: - Việc kết hợp với giáo viên bộ môn của các bộ môn có liên quan đến việc dạy tích hợp liên môn là không thể thiếu được, đặc biệt là kết hợp với giáo viên bộ môn dạy cùng lớp, cùng khối giảng dạy. Vì các giáo viên bộ môn có thể trao đổi, bổ sung lượng kiến thức phổ thông cho nhau để đạt được mục tiêu chung trong việc giáo dục học sinh toàn diện về mọi mặt. Điều này cũng tạo cho học sinh sự kính trọng và ngưỡng mộ thầy cô của mình nhiều hơn. Tuy nhiên kết hợp như thế nào và đưa vào tích hợp để giảng dạy học sinh cho hiệu quả đó chính là điểm mới trong việc ứng dụng dạy học tích hợp. Sau khi tìm hiểu kỹ nội dung bài và xác định bộ môn cần tích hợp, giáo viên phải tự mình tham khảo tài liệu, thông tin có liên quan đến bộ môn tích hợp trước, cần đánh dấu những điểm chưa được sáng tỏ để mang ra trao đổi với giáo viên bộ môn. Nhờ sự hổ trợ, khi đã hiểu vấn đề, giáo viên cũng không tự mình giảng dạy hết cho học sinh, mà bằng câu hỏi gợi ý cho học sinh kích thích sự tự học, tự tìm tòi của học sinh. Các học sinh thảo luận trong nhóm, đưa ra câu trả lời trước lớp. Bằng sự chuẩn bị qua tham khảo trước với giáo viên bộ môn khác có liên quan, giáo viên xác nhận câu trả lời của học sinh hoặc chốt lại, bổ sung thêm thông tin. Việc học theo phương pháp này làm cho học sinh cảm thấy thú vị hơn. Ví dụ: Unit 1 “A visit from a pen pal” – Reading – Tiếng Anh 9 Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh biết về đất nước Malaysia là một trong những nước thành viên của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á. Bài học này có liên quan đến kiến thức Lịch sử và Địa lý. Do vậy trước khi học bài này giáo viên đưa ra một số câu hỏi để học sinh về nhà tìm hiểu thảo luận với bạn trước khi vào bài học như sau: 1. Vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là gì? 2. Có bao nhiêu quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á? 3. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khi nào? Trước khi vào bài học, giáo viên cho các nhóm trình bày những nội dung đã chuẩn bị. Sau đó giáo viên chốt lại và giới thiệu về Malaysia - một quốc gia thuộc khối ASEAN. Đồng thời qua sự trao đổi này giáo viên bộ môn Lịch sử, Địa lý có cơ hội nắm được từ ASEAN - có tên gọi đầy đủ là “The Association of South East Asian Nations” (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) 3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Những giải pháp mà chúng tôi trình bày ở trên có thể áp dụng cho việc dạy tích hợp đối với bộ môn Ngoại ngữ. - Không phải tất cả các bài dạy đều phải tích hợp một cách máy móc và gượng ép mà cần phải có sự lựa chọn về bộ môn tích hợp cũng như lượng kiến thức để đạt hiệu quả khi vận dụng phương pháp dạy học tích hợp. 3. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: - Dạy học tích hợp là một trong những phương pháp đang được nghiên cứu thực hiện để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy học tích cực. - Dạy học tích hợp sẽ giúp giáo viên nói chung và giáo viên Tiếng Anh nói riêng có điều kiện nâng cao kiến thức không những ở bộ môn mình đang giảng dạy mà cả những bộ môn khác. - Dạy học tích hợp giúp học sinh chủ động, hứng thú trong học tập, kích thích sự say mê, tìm tòi kiến thức và thúc đẩy khả năng tự học cho các em. - Bằng việc tích hợp nhiều kiến thức bộ môn, giáo viên giúp học sinh hiểu được các môn học có mối liên quan mật thiết với nhau để từ đó giúp các em có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của tất cả các bộ môn và xác định thái độ học tập tích cực. - Qua dạy tích hợp liên môn linh động và sáng tạo, giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh nói riêng vẫn có thể rèn luyện đạo đức cho học sinh mình: đó là tình yêu đối với cha, mẹ, ông, bà, yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống dân tộc v.v. - Bằng sự dẫn dắt nhẹ nhàng, giáo viên cũng làm cho học sinh hiểu được sự liên quan có tính bổ sung của các môn học để từ đó các em có sự nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của các bộ môn mà mình học trong nhà trường.Từ đó các em học tập đều hơn ở các môn và đó cũng chính là mục tiêu giúp học sinh có điểm bình quân các môn học cao khi xét tuyển vào lớp 10 công lập khi các em hoàn thành xong bậc học trung học cơ sở. - Nhờ vào việc hiểu và nắm bắt được lợi ích của dạy học tích hợp, cùng nhau bàn bạc thảo luận đưa ra các giải pháp và áp dụng vào việc giảng dạy, bước đầu chúng tôi đã thu được kết quả sau: Chất lượng bộ môn Tiếng Anh khối 6, 7, 8, 9: Năm học Khối lớp Tổng số HS Kết quả tỉ lệ Giỏi (SL - %) Khá (SL - %) T.bình (SL - %) Yếu (SL - %) 2013 2014 6 251 168 - 66,9 60 - 23,9 17 - 6,8 6 - 2,4 8 180 96 - 53,3 49 - 27,2 27 - 15 8 - 4,5 9 249 111 - 44,6 79 - 31,7 49 - 19,7 10 - 4,0 2014 2015 7 46 42 - 91,3 4 - 8,7 8 307 124 - 40,4 128 - 41,7 46 - 15 9 - 2,9 9 172 85 - 49,4 50 - 29,1 33 - 19,2 4 - 2,3 3. 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Việc giảng dạy tích hợp liên môn còn khá mới mẽ đối với các giáo viên bộ môn. Một số giáo viên chúng ta còn lúng túng và chưa thực sự mạnh dạn áp dụng. Do vậy, chúng tôi đã đề xuất những giải pháp trên đây và rất mong muốn được chia sẽ đến nhiều thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nói riêng và các bộ môn khác. - Việc ứng dụng tốt các giải pháp trên đòi hỏi giáo viên cần kiên trì và dành nhiều thời gian đầu tư cho việc soạn giảng. Do tích hợp có thể có đến 2 hoặc 3 môn trong một bài dạy, nên giáo viên cần nghiên cứu nội dung, trọng tâm bài dạy để chọn đúng môn tích hợp tránh dàn trãi. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tích hợp liên môn giúp tăng cường tính hiệu quả và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, bài học cũng sinh động hơn. - Chọn lọc và giao nhiệm vụ kèm hướng dẫn cụ thể về tình huống để học sinh làm việc nhóm hoặc tự tìm tòi có chất lượng. - Liên hệ chặt chẽ với giáo viên các bộ môn tích hợp để nhận được sự hổ trợ. - Sau mỗi tiết dạy có nội dung tích hợp, giáo viên cần phải rút kinh nghiệm ngay, ghi lại những hoạt động đã thực hiện hoàn chỉnh đạt kết quả, những nội dung chưa đạt như mong muốn và tìm ra biện pháp khắc phục để tiến tới việc dạy học tích hợp hoàn toàn cho những năm học kế tiếp. - Thường xuyên đọc báo và các tạp chí để cập nhật thông tin ở nhiều lĩnh vực trong đời sống. 3. 6. Tài liệu kèm theo gồm: - Giáo án tích hợp lớp 8 đã được áp dụng giảng dạy. Tiếng Anh 8 (Đại trà): Bài 11 “TRAVELLING AROUND VIET NAM” - Phần đọc
Bến Tre, ngày 19 tháng 2 năm 2016
Tin liên quanTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BẾN TRE Địa chỉ: Số 21-23, đường Lê Quý Đôn, Phường 2 , TP Bến Tre Điện thoại: 02753829484. Email: thcstpbentre@tpbentre.edu.vn
Từ khóa » Dạy Học Tích Hợp Liên Môn Tiếng Anh Là Gì
-
Tích Hợp Tiếng Anh Là Gì Mô Tả Tích Hợp Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Top 15 Dạy Học Tích Hợp Liên Môn Tiếng Anh Là Gì
-
SKKN Về Dạy Học Tích Hợp Liên Môn Tiếng Anh - Tài Liệu - 123doc
-
Tích Hợp Tiếng Anh Là Gì - TTMN
-
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN - Trường THCS Quang Trung
-
Chương Trình Tiếng Anh Tích Hợp Là Gì? ( LƯU Ý QUAN TRỌNG ...
-
Dạy Học Tích Hợp Liên Môn Là Gì, Khái Niệm Dạy Học ... - .vn
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Hợp Liên Môn: Đặc điểm ý Nghĩa ưu Khuyết
-
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Hợp để Dạy Môn Tiếng Anh ...
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Hợp Trong Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Lớp ...
-
Dạy Học Tích Hợp đa Môn Là Gì - Bí Quyết Xây Nhà
-
Dạy Học Tích Hợp Liên Môn Là Gì
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Hợp Liên Môn - Intertu Education
-
Chương Trình Tích Hợp Là Gì? Toàn Bộ Về Học Tích Hợp
-
Skkn áp Dụng Phương Pháp Dạy Tích Hợp Vào Một Số Bài Dạy Tiếng ...
-
Dự án Dạy Học Trải Nghiệm Tích Hợp Liên Môn Tiếng Anh – Văn
-
Dạy Tích Hợp ở Môn Tiếng Anh | .vn