Sáng Kiến KN Dạy đo đại Lượng Cho Học Sinh Lớp 4 Giải C Cấp Huyện

Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Mầm non - Tiểu học
  4. >>
  5. Lớp 4
Sáng kiến KN Dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4 Giải C cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.94 KB, 14 trang )

Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4KINH NGHIỆMDẠY ĐO ĐẠI LƯỢNG CHO HỌC SINH LỚP 4PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:1. Cơ sở lí luận:Môn Toán là một môn học thống nhất có sự sắp xếp theo lô-gic và trật tựnhất định, nó làm nổi rõ hạt nhân của chương trình. Môn Toán ở Tiểu học chiếmthời lượng rất lớn. Một trong 5 tuyến kiến thức của chương trình môn Toán bậcTiểu học là Đaị lượng và Đo đại lượng. Nội dung dạy- học Đại lượng và Đo đạilượng trong Toán 4 bổ sung hoàn thiện, hệ thống hóa và khái quát hóa các kiếnthức về Đại lượng và Đo đại lượngđã học phù hợp với đặc điểm của giai đoạnhọc tập mới. Nội dung dạy- học Đại lượng và Đo đại lượng có cấu trúc hợp lí,sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác ; tăng cường các kiến thức luyệntập, thực hành gắn liền với hoạt động thực tế, gần gũi với yếu tố xung quanh ;đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng đồng thời tạo điều kiện để họcsinh phát triển năng lực cá nhân. Việc dạy- học Đại lượng và Đo đại lượng làmột yêu cầu cần phải lưu ý.2. Cơ sở thực tiễn:Ta thấy việc dạy- học Đại lượng và Đo đại lượng không những củng cốcác kiến thức toán học có liên quan mà còn gắn bó học với hành, gắn nhà trườngvới đời sống xã hội. Song việc dạy học Đại lượng và Đo đại lượng không phải làdễ dàng đối với giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên còn nhiều vấn đề tranhluận về nội dung và phương pháp dạy- học Đo đại lượng. Đối với học sinh hoạtđộng nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận rõ thuộc tínhđặc trưng của một sự vật nên các em rất khó khăn trong việc nhận thức đạilượng. Chẳng hạn dạy học đơn vị đo thời gian và phép đo thời gian ở bậc Tiểuhọc gặp khó khăn hơn khi daỵ học các đại lượng khác vì thời gian là một đại1Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4lượng khó mô tả bằng mô hình trực quan. Khó khăn trong việc dạy mối quan hệgiữa các đơn vị đo thời gian so với các đơn vị đo đại lượng khác thể hiện ở chỗcác đơn vị liền kề nhau không hơn kém nhau cùng một số lần nên khi chuyểnđổi đơn vị đo thời gian và chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng khác học sinh cònmắc sai lầm. Vì vậy tôi đã suy nghĩ tìm ra phương pháp dạy Đo đại lượng saocho đạt hiệu quả cao.3. Kết luận:Với yêu cầu nâng cao hiệu quả tiết học, chất lượng dạy học, qua mấy nămdạy lớp 4, từ các phương pháp dạy học với cùng một mảng kiến thức, tôi thấyvận dụng phương pháp dạy học phù hợp thì hiệu quả tiết học đạt cao hơn, họcsinh hiểu và nhớ bài lâu hơn. Chính vì thế tôi tự rút ra cho mình kinh nghiệm“ Dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4”.II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:Qua những năm được trực tiếp giảng dạy lớp 4,tôi thấy cần nâng cao chấtlượng dạy học môn Toán nói chung, dạy- học “ Đo đại lượng” nói riêng ; cóphương pháp dạy học phù hợp để học sinh hiểu bài sâu, nhớ bài lâu.Vậy tôimạnh dạn viết kinh nghiệm này mong các bạn đồng nghiệp xem và góp ý đểkinh nghiệm của tôi thêm phần phong phú.III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:Học sinh lớp 4.IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:- Chương trình và sách giáo khoa Toán 4.- Ba năm học: 2009-2010; 2010-2011; 2011-2012.V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:- Trong chương trình Toán 4, giáo viên không được xem nhẹ nội dungdạy- học nào cả.2Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4- Giáo viên phải tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh.- Giáo viên phải làm cho học sinh thích học toán “Đo đại lượng” và có kĩnăng thành thạo trong khi làm bài tập.VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:- Chương trình sách giáo khoa Toán 4.- Dạy học phép đo đại lượng bậc Tiểu học.2. Phương pháp quan sát:Dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để tự đúc rút kinh nghiệm chobản thân.3. Phương pháp đàm thoại:Trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp để tìm hiểu xem họ có những khókhăn gì khi giảng dạy “Đo đại lượng” rồi so sánh với bản thân. Đồng thời phỏngvấn học sinh để biết được khó khăn, vướng mắc của các em khi chúng học “ Đođại lượng”. Từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất cho mình.4. Phương pháp trắc nghiệm:Cho học sinh làm một số bài tập để thấy được những sai lầm của các emrồi tự điều chỉnh phương pháp dạy học của mình.5. Phương pháp thống kê:Hàng năm thống kê kết quả giảng dạy “Đo đại lượng” để theo dõi, đốichiếu.PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNGI. THỰC TRẠNG:1. Về phía giáo viên:- Một số giáo viên còn xem nhẹ nội dung dạy- học Đo đại lượng.3Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4- Khi dạy, giáo viên chưa truyền hết kinh nghiệm chuyển đổi đơn vị đođại lượng cho học sinh (nhất là dạng bài tập chuyển đổi số đo với hai tên đơn vịcòngọi là danh số phức).2. Về phía học sinh:- Một số em còn lơ mơ về biểu tượng các đại lượng và các đơn vị đo đạilượng.- Các em chưa chăm học nên không nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đođại lượng.3. Về phía phụ huynh:Các em sống ở vùng nông thôn mà cha mẹ các em hầu hết làm nghề nôngnên phần lớn cha mẹ các em rát bận, trình độ thấp, không có điều kiện hướngdẫn thêm cho các em.II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:Trước khi vào giảng dạy, tôi đọc tài liệu để xác định rõ mục tiêu của cácbài học về Đo đại lượng:- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo ; biết mốiquan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng.- Biết chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng.- Biết thực hiện phép tính với các số đo đại lượng.III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:1. Dạy hình thành biểu tượng khái niệm các đại lượng và các đơn vịđo đại lượng:Để hình thành biểu tượng khái niệm các đại lượng và các đơn vị đo đạilượng cho học sinh trong các tiết học, tôi đã thực hiện như sau:+ Thông qua các hoạt động quan sát, ước lượng, so sánh, liên hệ, đốichiếu để học sinh có biểu tượng về khối lượng, thời gian, diện tích.4Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4Ví dụ: Bao ngô, bao xi măng, con gà, con lợn,.. ( biểu tượng về khốilượng) ; một tiết học, cả buổi học, một ngày, một năm,…( biểu tượng về thờigian) ; bề mặt cái bảng đen, sân trường, mảnh vườn, …(biểu tượng về diện tích).+ Thông qua các hình ảnh về thực tế, các hoạt động sinh hoạt hàng ngàyđể học sinh có cảm nhận, hình dung về độ lớn của các đơn vị đo đại lượng.Ví dụ: Con gà nặng 2kg, con bò nặng 2 tạ, con voi nặng 2 tấn.Mẹ mua 10kg gạo tức là mẹ mua 1 yến gạo.Héc-tô-gam (trong thực tế được gọi là lạng).Mua 1 lạng chè chính là 1hg (hay 100g) chè.Để đo diện tích của quốc gia, của biển, của rừng người ta phải dùngđơn vị đo diện tích là ki-lô-mét vuông (km2).2. Dạy chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng:Bằng phương pháp đàm thoại, tôi thấy nhiều học sinh có ý kiến: Khi họcbảng đơn vị đo đại lượng thì các em nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đotrong bảng đơn vị đo đó và chuyển đổi được các đơn vị đo song sau một thờigian khi làm dạng toán chuyển đổi đơn vị đo đại lượng thì lại lúng túng. Tôithiết nghĩ một trong những nguyên nhân là học sinh học mà không hành vànguyên nhân nữa là học sinh chưa hiểu kĩ nội dung bài học.Sau đây là một số sai lầm khi chuyển đổi đơn vị đo mà học sinh nhữngnăm trước mắc phải:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:6m2642cm2 =…..cm24 tạ 5kg = …..kg2giờ 30 phút =…..phútQua thống kê chất lượng tôi thấy có 70% số học sinh làm đúng còn 30%số học sinh làm sai( có em làm sai hết, có em làm sai 1 câu).Sai lầm của họcsinh như sau:6m2462cm2 = 6462cm24 tạ 5kg = 45kg5Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 42 giờ 30 phút = 230 phútNguyên nhân mắc sai lầm của học sinh là các em chưa nắm chắc mốiquan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng và các em coi số đo đại lượng được viếttrong hệ thập phân như các số thực.Để khắc phục sai lầm này, giáo viên cần dạy cho học sinh nắm vững mốiquan hệ giữa các đơn vị đo, cách chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng( Đổi số đocó tên đơn vị này sang số đo có tên đơn vị khác; đổi số đo từ danh số phức radanh số đơn và ngược lại).Dựa vào nội dung của dạng toán “Chuyển đổi đơn vị đo đại lượng”, tôi cócác phương pháp dạy như sau:+ Phương pháp 1:Để thực hiện các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo đại lượng tôi yêu cầuhọc sinh phải nắm chắc bảng hệ thống đơn vị đo, hiểu được mối quan hệ giữacác đơn vị liền kề, có kĩ năng thực hiện các phép tính trên số tự nhiên và số đođại lượng:+ Nhắc lại tất cả các đơn vị đo đã học theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từlớn đến bé để ghi vào bảng.+ So sánh giá trị hai đơn vị liền nhau để khái quát hóa rút ra nhận xétchung về mối quan hệ giữa hai đơn vị liên tiếp trong bảng đơn vị đo đại lượng.+ Luyện tập đọc, viết, đổi, so sánh và làm tính với các số đo đại lượng.+ Phương pháp 2:Các giải pháp thường dùng khi chuyển đổi đơn vị đo đại lượng là thựchiện các phép tính, sử dụng bảng hệ thống đơn vị đo.Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:a)5 giờ = … phútb)180 giây = … phútc)2 giờ 30 phút =… phútd)30km = …m6Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4đ)2 000 000cm = …kme)7m 2cm =… cmg)4m2 = …cm2h)520 000cm2 = …m2i)6m2 642cm2 =…cm2k)12kg = …gl) 75 000 yến =…tấnm) 4 tạ 5kg =…kgTôi hướng dẫn học sinh như sau:a) Vì 1giờ = 60 phút nên 60 x 5 = 300.Vậy: 5 giờ = 300 phút. Ta điền 300 vào chố chấm.b)Vì 60 giây = 1 phút nên 180 : 60 = 3.Vậy: 180 giây = 3 phút. Ta điền 3 vào chỗ chấm.c)Vì 1giờ = 60 phút nên 60 x 2 = 120 suy ra 2 giờ = 120 phút mà sẵn có30 phút do đó 120 phút +30 phút = 150 phút.Vậy 2 giờ 30 phút = 150 phút.Ta điền 150 vào chỗ chấm.d)Vì 1km = 1000 m nên 30 x 1000 = 30 000Vậy: 30km = 30 000m.Ta điền 30 000 vào chỗ chấm.đ)Vì 100 000cm = 1km nên 2 000 000 : 100 000 = 20.Vậy: 2 000 000cm = 20km.Ta điền 20 vào chỗ chấm.e) Vì 1m = 100cm nên 7m = 700cm, sẵn có 2cm do đó700cm + 2cm = 702cm.Vậy: 7m 2cm = 702cm.Ta điền 702 vào chỗ chấm.g)Vì 1dm2 = 100cm2 nên 4 x 100 = 400cm2Vậy: 4dm2 = 400cm2.Ta điền 400 vào chỗ chấm.h) Vì 10 000cm2 = 1m2 nên 5 200 000: 10 000 = 520.Vậy: 5 200 000cm2 = 520m2. Ta điền 520 vào chỗ chấmi)Vì 1m2 = 10 000cm2 nên 6m2 = 60 000cm2 mà sẵn có 642cm2do đó 60 000cm2 + 642cm2 = 60 642cm2.7Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4Vậy: 6m 642cm2 = 60 642cm2. Ta điền 60 642 vào chỗ chấm.2k)Vì 1kg= 1000g nên 1000 x 12 = 12 000.Vậy: 12kg = 12 000g. Ta điền 12 000 vào chỗ chấm.l)Vì 100 yến = 1 tấn nên 75 000:100 = 750.Vậy: 75 000 yến = 750 tấn. Ta điền 750 vào chỗ chấm.m)Vì 1 tạ = 100kg nên 4 tạ = 400kg mà sẵn có 5kgdo đó 400kg + 5kg =405kg.Vậy: 4 tạ 5kg = 405kg. Ta điền 405 vào chỗ chấm.Ở phần chuyển đổi đơn vị đo thời gian luôn lưu ý cho học sinh chỉ cómột cách duy nhất là suy luận và tính toán.+ Phương pháp 3:Ngoài cách suy luận và tính toán như trên thì đối với các đơn vị đo độ dài,đo khối lượng, đo diện tích, tôi còn hướng dẫn học sinh viết thêm (chuyển đổicác đơn vị đo từ lớn ra bé) hoặc xóa bớt chữ số 0 (khi chuyển đổi các đơn vị đotừ bé ra lớn). Đối với các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng thì mỗi hàng đơn vị đoứng với 1 chữ số; đối với các đơn vị đo diện tích thì mỗi hàng đơn vị đo ứng với2 chữ số. Đối với ví dụ trên, các câu (d, đ, e, g, h, i, k, l, m) ta có thể dùngphương pháp này. Cụ thể như sau:d) 30km =…mTa nhẩm từ trái sang phải và viết: 30 là km, viết 30 ; 0 là hm, viết 0 ; 0 làdam, viết 0 ; 0 là m, viết 0. Ta điền được 30 000 vào chỗ chấm.đ)2 000 000cm =…kmTa nhẩm từ phải sang trái: 0 là cm, bỏ 0 ; 0 là dm, bỏ 0 ; 0 là m, bỏ 0 ; 0 làdam, bỏ 0 ; 0 là hm, bỏ 0 ; còn lại 20 là km, viết 20 vào chỗ chấm.e)7m 2cm =…cmTa nhẩm từ trái sang phải và viết: 7 là m, viết 7 ; 0 là dm, viết 0 ; 2 là cm,viết 2. Ta điền được 702 vào chỗ chấm.g)4dm2 =… cm28Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4Ta nhẩm từ trái sang phải và viết: 4 là dm2, viết 4 ; 00 là cm2, viết 00.Tađiền được 400 vào chỗ chấm.h)5 200 000cm2 =… m2Ta nhẩm từ phải sang trái: 00 là cm2, bỏ 00 ; 00 là dm2, bỏ 00 ; còn lại 520 làm2, viết 520 vào chỗ chấm.i)6m2 642cm2 =…cm2Ta nhẩm từ trái sang phải và viết: 6 là m2, viết 6 ; 06 là dm2, viết 06 ; 42 làcm2, viết 42. Ta điền được 60 642 vào chỗ chấm.k) 12kg =…gTa nhẩm từ trái sang phải và viết: 12 là kg, viết 12 ; 0 là hg, viết 0 ; 0 làdag, viết 0 ; 0 là g, viết 0.Ta điền được 12 000 vào chỗ chấm.l) 75 000 yến =… tấnTa nhẩm phải sang trái : 0 là yến, bỏ 0 ; 0 là tạ, bỏ 0 ; còn lại 750 là tấn,viết 750 vào chỗ chấm.m) 4 tạ 5kg =… kgTa nhẩm từ trái sang phải và viết: 4 là tạ, viết 4 ; 0 là yến, viết 0 ; 5 là kg,viết 5. Ta điền được 405 vào chỗ chấm.*Đối với các đơn vị đo diện tích thì phương pháp 1; 2 vẫn là phương phápchủ chốt vì lớp 4 chưa hoàn thiện bảng đơn vị đo diện tích.IV. KẾT QUẢ:Theo dõi, thống kê kết quả trắc nghiệm các bài “ Đo đại lượng” trong 3năm học( 2009-2010; 2010-2011; 2011- 2012) lớp 4 tôi giảng dạy đạt kết quảnhư sau:Năm học2009-20102010-2011Điểm giỏiĐiểm kháĐiểm TBĐiểm yếuSL25SL1110SL1414SL21Sĩ số2930%6,916,79%37,933,3%48,346,7%6,93,3Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 42011-201229724,1 12 41,4 10 34,500Nhìn vào bảng thống kê tôi thấy: Kết quả trắc nghiệm các bài “ Đo đạilượng” của hai năm học 2009- 2010; 2010- 2011 tăng dần lên. Nhất là năm học2011- 2012 kết quả đạt được rất khả quan: Điểm giỏi và điểm khá tương đốinhiều, không còn em nào bị điểm yếu. Tôi thầm nghĩ: Để đạt được kết quả nhưvậy là do các em học sinh đã hứng thú, tự giác và có phương pháp học tập nhờsựhướng dẫn của giáo viên.Theo tôi, với mỗi bài dạy, giáo viên cần linh hoạt trongviệc phối kết hợp, sử dụng hài hòa các phương pháp, các hình thức tổ chức dạyhọc thì tiết học sẽ đạt hiệu quả cao hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.PHẦN III: KẾT LUẬNI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:Để dạy- hoc “Đo đại lượng” đạt kết quả tốt, giáo viên cần:+ Hiểu rõ đặc điểm học sinh của lớp mình.+ Đầu tư nghiên cứu tài liệu để chuẩn bị cho bài dạy.+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học.+ Biết khơi dậy những vốn hiểu biết sẵn có của học sinh.+ Có biện pháp đánh giá tích cực phù hợp với từng ý kiến đúng, sai củahọc sinh.+ Phải tâm huyết với nghề, tích cực học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ.II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KINH NGHIỆM:Để thực hiện được kinh nghiệm này, tôi nghĩ cần có những điều kiện sau:* Đối với giáo viên cần:+ Biết được những sai lầm mà học sinh mắc phải để lựa chọn phươngpháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.10Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4+ Hướng dẫn học sinh tự tin vào khả năng của mình để khi gặp những bàichuyển đổi đơn vị đo đại lượng làm được và nêu cách làm mạch lạc.+ Tạo cho học sinh có thói quen tự giác học tập, luôn có ý thức tự học.• Đối với học sinh cần:+ Nhận biết thành thạo tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo đạilượng.+ Nắm chắc các bảng đơn vị đo đại lượng, hiểu được mối quan hệ giữacác đơn vị đo liên tiếp.+ Giải các bài về chuyển đổi đơn vị đo nhiều lần.+ Khi chuyển đổi đơn vị đo dùng một trong hai cách sau:- Suy luận và tính toán.- Viết thêm (hoặc xóa bớt) chữ số 0.III. NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ, HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU:1. Những vấn đề bỏ ngỏ:+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu còn hẹp.+ Kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều.2. Hướng tiếp tục nghiên cứu:+ Đối tượng: Tất cả các lớp trong khối cùng một năm học.+ Phạm vi: Toàn bộ nội dung “ Dạy đo đại lượng” trong chương trìnhToán Tiểu học.IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT+ Bộ và Sở Giáo dục tăng cường phát hành những sách tham khảo về toánnói chung, về đo đại lượng nói riêng.+ Phòng Giáo dục tổ chức nhiều tiết dạy mẫu hơn nữa theo từng nội dungdạy học, từng dạng bài để mọi giáo viên được học tập.+ Trường tổ chức hội thảo rộng rãi hơn nữa về kinh nghiệm dạy-học nóichung và dạy- học Toán nói riêng để giáo viên học hỏi lẫn nhau.11Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4+ Tổ, nhóm tích cực đàm thoại, bàn bạc hơn nữa về những bài học, tiếtdạy để đạt hiệu quả cao hơn trong giờ lên lớp.+ Các bậc phụ huynh quan tâm đến con em mình hơn nữa, phối kết hợpvới nhà trường trong việc dạy học và giáo dục học sinh.V. KẾT LUẬN CHUNG:Phương pháp dạy học phụ thuộc nhiều vào năng lực sư phạm của mỗi bảnthân mỗi giáo viên, nó là chìa khóa của sự thành công trong dạy- học. Phươngpháp dạy- học là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạtđộng nhận thức và thực hành cho học sinh để các em lĩnh hội vững chắc về nộidung giáo dục, nhằm đạt được mục đích đã định song ở bất cứ phương phápgiảng dạy nào cũng có mặt mạnh và mặt hạn chế của nó. Chính vì thế người giáoviên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạyhọc sao cho phù hợp với mục đích và nội dung của vấn đề cần truyền đạt. Việcsử dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy- học cần theo hướng tíchcực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường luyện tập, thực hành để phát triểncác kĩ năng cần thiết cho các em.Kinh nghiệm “ Dạy đo đại lượng” đòi hỏi phải có thời gian thử nghiệm.Nhưng tin rằng với những ý kiến mà tôi đưa ra sẽ góp phần rèn luyện kĩ năngchuyển đổi đơn vị đo đại lượng cho các em học sinh lớp 4.Để hoàn thành kinh nghiệm này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ , góp ý củacác bạn đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên tổ 4+5 ; bản thân tôi cũng dành thờigian để nghiên cứu. Song vì năng lực có phần hạn chế và phạm vi nghiên cứuhẹp nên không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong sự góp ý của các cấp lãnhđạo.Tôi xin chân thành cảm ơn!Đoàn Đào, ngày 10 tháng 4 năm 2012.Người viết12Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4Mai Thị Thanh Văn.TÀI LIỆU THAM KHẢOSTTTên tài liệuTác giảNhà xuất bản1Sách giáo khoa Toán 4Đỗ Đình Hoan( Chủ biên)Giáo dục2Sách giáo viên Toán 4Đỗ Đình Hoan( Chủ biên)Giáo dục3Dạy học phép đo đại lượngở bậc Tiểu họcBan biên tập sáchTiểu họcGiáo dục4Tài liệu tập huấn thay sáchlớp 4.Ban biên tập sáchTiểu học.Giáo dục.5Tài liệu bồi dưỡng thườngBan biên tập sáchGiáo dục.13Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4xuyên cho giáo viên Tiểu học.Tiểu học.14

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN ĐƯỢC DÙNG ppt Tài liệu GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN ĐƯỢC DÙNG ppt
    • 16
    • 342
    • 1
  • CÁC THÍ DỤ VỀ BIỂU GHI Ở MỨC TỐI THIỂU này chứa các thí dụ về các biểu ghi biên mục chứa tất cả các yếu tố dữ liệu MARC yêu cầu đối với các biểu ghi thư mục ở mức độ tối thiểu. Yêu cầu đối với các biểu ghi mức tối thiểu được lựa chọn để cung cấp t pot CÁC THÍ DỤ VỀ BIỂU GHI Ở MỨC TỐI THIỂU này chứa các thí dụ về các biểu ghi biên mục chứa tất cả các yếu tố dữ liệu MARC yêu cầu đối với các biểu ghi thư mục ở mức độ tối thiểu. Yêu cầu đối với các biểu ghi mức tối thiểu được lựa chọn để cung cấp t pot
    • 7
    • 471
    • 0
  • Phân tích vẻ đẹp và bi kịch của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến được thể hiện qua văn bản Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ Phân tích vẻ đẹp và bi kịch của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến được thể hiện qua văn bản Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ
    • 2
    • 2
    • 2
  • NHỮNG CHẾ ĐỘ AN SINH XÃ HỘI MÀ GIA ĐÌNH CHỊ T ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG CHẾ ĐỘ AN SINH XÃ HỘI MÀ GIA ĐÌNH CHỊ T ĐƯỢC HƯỞNG
    • 12
    • 287
    • 0
  • Xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án chia tài sản là nhà đất và các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng Xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án chia tài sản là nhà đất và các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng
    • 4
    • 930
    • 0
  • Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 05-05-2009 - Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 05-05-2009 - Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
    • 3
    • 160
    • 0
  • Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 28-04-2009 - Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 28-04-2009 - Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
    • 3
    • 87
    • 0
  • Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 - Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 - Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar
    • 4
    • 91
    • 0
  • Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 16-4-2010 - Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 16-4-2010 - Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar
    • 6
    • 56
    • 0
  • Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2010 - Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2010 - Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic
    • 2
    • 156
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(152 KB - 14 trang) - Sáng kiến KN Dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4 Giải C cấp huyện Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đổi đơn Vị đo Lường Lớp 4