Sáng Lạn, Xán Lạn Hay Sáng Lạng Từ Nào đúng Chính Tả?

Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng từ nào đúng chính tả?Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng?Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng từ nào đúng chính tả? Nhiều bạn đọc phát âm những từ này có sự sai lệch khiến người nghe cũng viết chúng sai, nhưng do không tìm hiểu ý nghĩa kỹ càng khiến cho sự nhầm lẫn ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây Hoatieu.vn sẽ giải thích từ viết đúng chính tả và ý nghĩa đến bạn đọc.

Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng mới là từ đúng?

  • 1. Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng từ nào đúng chính tả?
  • 2. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn sáng lạng - xán lạn
  • 3. Những cặp từ hay nhầm lẫn trong tiếng Việt
    • 2.1 Vãng cảnh hay Vãn cảnh?
    • 2.2 “Vô hình trung” hay “vô hình chung” “vô hình dung”?
    • 2.3 “Khoái chá” hay “Khoái trá”?
    • 2.4 “Tham quan” hay “Thăm quan”?
    • 2.5 “Phiêu lưu” hay “phưu lưu”?

1. Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng từ nào đúng chính tả?

Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng từ nào mới là từ đúng?

Trong 3 từ trên, từ đúng là xán lạn. “Xán lạn”: tính từ, gốc Hán (Xán: rực rỡ. Lạn: sáng sủa). Xán lạn: sáng sủa, tươi đẹp. 

Ví dụ: Nhìn hành động của cô ấy, tôi tin rằng cô ấy sẽ có một tương lai xán lạn

Từ “Sáng lạng” không có nghĩa, dù nghe có vẻ hợp lý nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì không có từ này. Tương tự, các từ “sáng lạn” hay “sán lạn” đều là những cách viết sai, biến thể về mặt âm thanh do nghe sai/ngôn ngữ vùng miền của từ "xán lạn".

2. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn sáng lạng - xán lạn

Nguyên nhân nhầm lẫn sáng lạng và xán lạn là:

  • Do phát âm sai, khiến người nghe hiểu sai;
  • Do chưa hiểu nghĩa chính xác của các từ này;

3. Những cặp từ hay nhầm lẫn trong tiếng Việt

Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng từ nào đúng chính tả?

Bên cạnh sáng lạn, xán lạn, sáng lạng, Hoatieu.vn đưa đến cho bạn đọc những cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt khác:

2.1 Vãng cảnh hay Vãn cảnh?

“Vãng cảnh” là từ gốc Hán (Vãng là đi đến; Cảnh là phong cảnh). Vãng cảnh: đi đến ngắm cảnh. Ví dụ: Vãng cảnh chùa; Vãng lai (qua lại)…

=> Viết “vãn cảnh” là sai, bởi “vãn” nghĩa là chiều tối - nghĩa này không liên quan.

2.2 “Vô hình trung” hay “vô hình chung” “vô hình dung”?

Từ đúng là vô hình trung.

“Vô hình trung” là một từ mới, mới được đưa vào một số từ điển trong thời gian gần đây, nghĩa là không cố ý làm hành động nào đó nhưng khiến cho người khác hiểu nhầm.

Hiện nay, “vô hình trung” được hiểu theo nghĩa Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê. Ví dụ: “Không nói gì, vô hình trung là tỏ ý tán thành”.

2.3 “Khoái chá” hay “Khoái trá”?

  • Khoái là thịt cắt ra thành từng miếng nhỏ.
  • Chá là nướng.

Khoái chá: Miếng thịt nướng, chả nướng – một món ăn ngon nhiều người ưa thích. Khi chuyển thành tính từ có nghĩa là sung sướng, thỏa mãn (như khi được ăn món ngon).

Như vậy, viết “Khoái trá” là sai (trá: lừa dối - không liên quan đến nghĩa trên).

2.4 “Tham quan” hay “Thăm quan”?

  • Tham là thêm vào;
  • Quan là nhìn nhận, quan sát;

Tham quan: Xem tận mắt để mở rộng hiểu biết, thêm kinh nghiệm sống. Ví dụ: Tham quan du lịch.

Như vậy, viết “thăm quan” là sai.

2.5 “Phiêu lưu” hay “phưu lưu”?

  • Phiêu là trôi nổi, bồng bềnh;
  • Lưu là chảy, trôi;

Phiêu lưu (động từ): Sống rày đây mai đó, tìm đến những nơi xa lạ. Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu ký

Phiêu lưu (tính từ): Có tính chất liều lĩnh, vội vàng, không tính toán kỹ trước khi làm, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: Kế hoạch của anh thật phiêu lưu mạo hiểm.

Như vậy, viết “phưu lưu” là sai.

Bên cạnh những cặp từ này thì còn một số những từ hay bị sử dụng sai sau đây:

  • Nhận chức - nhậm chức => Từ đúng là nhậm chức (Giữ chức vụ, gánh vác chức vụ nào đó)
  • Giả thuyết - giả thiết => Cả 2 từ này đều đúng nhưng mỗi từ lại được sử dụng trong trường hợp khác nhau là "giả thuyết" dùng trong trường hợp muốn nêu lên một luận điểm mới và giải thích được luận điểm đó dù chưa được kiểm nghiệm. Còn "giả thiết" dùng chỉ cho một định lý hay bài toán để căn cứ vào đó, suy ra kết luận của định lý hoặc giải toán.
  • Chín mùi - chín muồi => Từ đúng là chín muồi (chín, độ phát triển đầy đủ nhất)
  • Tham quan - thăm quan => Từ đúng là tham quan (ngắm cảnh, quan sát)
  • Tựu trung - tựu chung => Từ đúng là tựu trung (Tóm tắt lại, nói chung là...)
  • Chuẩn đoán - chẩn đoán => Từ đúng là chẩn đoán (Bác sĩ xác định đó là bệnh gì)
  • Huyên thuyên - luyên thuyên => Từ đúng là huyên thuyên (nói nhiều, đa số thường nói vớ vẩn), nhưng nhiều người vẫn dùng từ luyên thuyên trong cuộc sống với ý nghĩa là nói vớ vẩn.
  • Đều như vắt chanh - vắt tranh => Đúng là: Đều như vắt tranh

Hi vọng với những giải thích trên đây thì Hoatieu.vn đã giúp bạn đọc hiểu nghĩa và nhớ từ đúng chính tả mà trước giờ nhiều người vẫn bị nhầm lẫn.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng từ nào đúng chính tả? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

  • Gian díu hay Dan díu, từ nào đúng chính tả?
  • Dông gió hay Giông gió, từ nào đúng chính tả?
  • Bánh chưng hay bánh trưng từ nào đúng chính tả?
  • Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả?
  • Phân biệt “nên” và “lên” từ nào đúng chính tả?

Từ khóa » Từ Hán Việt Xán Lạn