SÀNG LỌC UNG THƯ PHỔI

1. Thông tin chung về ung thư phổi

Ung thư phổi là một bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của phổi.

Có hai loại ung thư phổi: ung thư phổi tế bào nhỏung thư phổi không tế bào nhỏ .

Tại Việt Nam ung thư phổi là một trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bệnh thường được phát hiện muộn và khó điều trị. Do đó việc tầm soát ung thư phổi để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu rất hữu ích, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong.

2. Sàng lọc ung thư phổi

Các nhà khoa học nghiên cứu các xét nghiệm sàng lọc để tìm ra những tác hại ít nhất và lợi ích nhiều nhất. Các thử nghiệm sàng lọc ung thư cũng nhằm chỉ ra phương pháp phát hiện sớm (phát hiện ung thư trước khi gây ra triệu chứng ) giúp một người sống lâu hơn hay giảm nguy cơ tử vong vì căn bệnh này. Đối với một số loại ung thư, cơ hội phục hồi sẽ tốt hơn nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu.

Các xét nghiệm sàng lọc sau đây đã được nghiên cứu để xem liệu chúng có làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi hay không:

- X-quang ngực: X-quang là phương pháp chụp các cơ quan và xương bên trong ngực. X-quang là một loại tia năng lượng có thể đi xuyên qua cơ thể và cho hình ảnh bên trong của cơ thể lên phim chụp, tạo nên một bức tranh về các bộ phận bên trong cơ thể. Chụp XQ ngực không được khuyến cáo trong sàng lọc ung thư phổi.

- Xét nghiệm tế bào học đờm: Tế bào học đờm là một xét nghiệm trong đó một mẫu đờm (chất nhầy được ho ra từ phổi) được quan sát dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ung thư. Xét nghiệm tế bào học đờm cũng không được khuyến cáo trong sàng lọc ung thư phổi

- Chụp CT ngực xoắn ốc liều thấp (LDCT): Một xét nghiệm sử dụng bức xạ liều thấp để tạo ra một loạt các hình ảnh rất chi tiết về các bộ phận bên trong cơ thể. Nó sử dụng máy X-quang quét cơ thể theo đường xoắn ốc. Các hình ảnh được thực hiện bởi một máy tính liên kết với máy X-quang. Liều chụp được đặt ở mức thấp hơn với chụp CT ngực thông thường giúp giảm nguy cơ tiếp xúc tia bức xạ. Sàng lọc với chụp CT xoắn ốc liều thấp đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi ở những người nghiện thuốc lá nặng.

Các thử nghiệm sàng lọc quốc gia ung thư phổi nghiên cứu người ở độ tuổi 55-74 đã hút ít nhất 1 gói thuốc lá mỗi ngày trong vòng 30 năm trở lên. Những người hút thuốc nặng đã bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm qua cũng được nghiên cứu. Thử nghiệm đã sử dụng chụp X-quang ngực hoặc chụp CT xoắn ốc liều thấp để kiểm tra các dấu hiệu ung thư phổi.

Chụp CT xoắn ốc liều thấp tốt hơn chụp X-quang ngực trong việc phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu. Sàng lọc với chụp CT xoắn ốc liều thấp cũng làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi ở những người nghiện thuốc lá nặng hiện tại và trước đây.

Trong điều kiện hiện nay, chúng tôi đề xuất chụp CT ngực xoắn ốc liều thấp, nên thực hiện hàng năm cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi: tuổi >50, hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc khói bụi thường xuyên, ô nhiễm nghề nghiệp, sống trong môi trường nhiễm xạ,…

3. Làm gì để phòng ngừa ung thư phổi

- Bỏ thuốc lá

- Tập thể dục thường xuyên

- Duy trì cân nặng phù hợp

- Tập thể dục thường xuyên

- Ăn uống hợp lý

- Hạn chế rượu bia

- Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng.

Từ khóa » Chụp X Quang Ung Thư Phổi