" Sáng Ra Bờ Suối Tối Vào Hang " Có ý Nghĩa Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giải bài tập Online
- Flashcard - Học & Chơi
- Dịch thuật
- Cộng đồng
- Trắc nghiệm tri thức
- Khảo sát ý kiến
- Hỏi đáp tổng hợp
- Đố vui
- Đuổi hình bắt chữ
- Quà tặng và trang trí
- Truyện
- Thơ văn danh ngôn
- Xem lịch
- Ca dao tục ngữ
- Xem ảnh
- Bản tin hướng nghiệp
- Chia sẻ hàng ngày
- Bảng xếp hạng
- Bảng Huy hiệu
- LIVE trực tuyến
- Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập
Bài tập / Bài đang cần trả lời
Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Nguyễn Hương Ngữ văn - Lớp 818/05/2020 21:37:07" Sáng ra bờ suối tối vào hang " có ý nghĩa như thế nào" Sáng ra bờ suối tối vào hang " có ý nghĩa như thế nào
2 trả lời + Trả lời +3đ Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư Học gia sư 4.360×Đăng nhập
Đăng nhập Đăng nhập với facebook Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
2 trả lờiThưởng th.10.2024
Xếp hạng
30 phương minh<318/05/2020 21:45:50“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”
Câu thơ được ngắt theo nhịp 3/4 đã tạo thành hai vế sóng đôi và gợi sự nhịp nhàng, nề nếp trong lối sống của Bác. Những từ ngữ trong câu thơ lần lượt nói về nơi ẩn náu và chỗ làm việc: “suối” – “hang”, thời gian biểu thường nhật “sáng” – “tối” và cả hoạt động “vào” – “ra” bí mật của con người.
Những hoạt động, cách sinh hoạt ấy diễn ra ở Pác Bó, đây vốn là một nơi lạnh lẽo, ẩm ướt. Theo như lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đây còn là một nơi rất hoang sơ và nguy hiểm: “Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy đã thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người”.
Thế nhưng Bác vẫn thích nghi, làm chủ không gian, thời gian ấy và hòa theo nhịp điệu của suối của rừng thật khéo léo. Đến cuối cùng, ta chỉ thấy toát lên qua câu thơ là một cách tổ chức cuộc sống hòa hợp với điều kiện, môi trường với một tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng nơi Bác chứ không hề có một chút nào của sự bó buộc, cưỡng ép.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 20 •Hanna•18/05/2020 21:59:04Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh" vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một "bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 GửiTrả lời nhanh trong 10 phút và nhận thưởng
Xem chính sách
" Sáng ra bờ suối tối vào hang " có ý nghĩa như thế nàoNgữ văn - Lớp 8Ngữ vănLớp 8Bạn hỏi - Lazi trả lời
Bạn muốn biết điều gì?
GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệmTham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Phân tích 4 yếu tố có trong bức tranh của văn bản Nhớ rừng (Ngữ văn - Lớp 8)
1 trả lờiCảnh đẹp đêm nay khó hững hờ, hãy phân tích cảm nhận của em về câu thơ trên (Ngữ văn - Lớp 8)
1 trả lờiCảm nhận của em về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu của bài thơ: ''Khi con tu hú'' (Ngữ văn - Lớp 8)
1 trả lờiNêu cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: ''Ông đồ'' (Ngữ văn - Lớp 8)
0 trả lờiNhân vật “ ngài” có trong đoạn trích là ai? Qua ngôn ngữ đối thoại, em thấy tính cách của nhân vật này như thế nào (Ngữ văn - Lớp 8)
0 trả lờiNêu luận điểm chính của từng phần trong bố cục của Hịch tướng sĩ (Ngữ văn - Lớp 8)
3 trả lờiNêu luận điểm của "Hịch tướng sĩ". So sánh hịch với chiếu (Ngữ văn - Lớp 8)
2 trả lờiLập dàn ý và thuyết minh về lớp học của em (Ngữ văn - Lớp 8)
1 trả lờiHãy viết đoạn văn khoảng 200 từ giới thiệu về di tích thành nhà Mạc từ đó cho biết suy nghĩ của em về việc bảo vệ các di tích lịch sử (Ngữ văn - Lớp 8)
0 trả lờiViết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ (Ngữ văn - Lớp 8)
0 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhấtViết bài văn nghị luận về vấn đề: Tuổi trẻ và trách nhiệm với tương lai đất nước (Ngữ văn - Lớp 8)
1 trả lờiViết đoạn văn khoảng mười dòng cảm nhận về hai dòng thơ sau (Ngữ văn - Lớp 8)
2 trả lờiĐọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới (Ngữ văn - Lớp 8)
0 trả lờiViết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về (Ngữ văn - Lớp 8)
2 trả lờiThực hiện các yêu cầu sau (Ngữ văn - Lớp 8)
2 trả lờiĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu (Ngữ văn - Lớp 8)
1 trả lờiĐọc và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 8)
0 trả lờiViết bài văn trình bày suy nghĩ về vấn đề học sinh với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo (Ngữ văn - Lớp 8)
2 trả lờiĐọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 8)
0 trả lờiVăn bản trên viết theo loại hình nào? Nhân vật được nhắc đến trong bài là ai? (Ngữ văn - Lớp 8)
1 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhấtBức thư nổi bật với giọng điệu thế nào?
Trong câu “Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỉ được coi là văn bản vì sao?
Ý chính của đoạn thư yêu cầu Tổng thống Mỹ là gì?
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản?
Sự khác biệt của người da đỏ với người da trắng được thể hiện qua khía cạnh nào?
Xác định câu khẳng định trong các trường hợp dưới đây?
Trong một số trường hợp, câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức gì?
Câu khẳng định có chức năng gì?
Đâu không phải là câu khẳng định?
Xem thêmHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Học ngoại ngữ với Flashcard
Bảng xếp hạng thành viên11-2024 10-2024 Yêu thích1Ngọc9.785 điểm 2Đặng Mỹ Duyên7.285 điểm 3ღ_Hoàng _ღ7.164 điểm 4Little Wolf6.798 điểm 5Vũ Hưng5.524 điểm1Little Wolf11.289 điểm 2Chou9.506 điểm 3Đặng Mỹ Duyên7.094 điểm 4Quyên6.310 điểm 5Thanh Lâm6.021 điểm1ღ__Thu Phương __ღ3.116 sao 2Hoàng Huy2.963 sao 3Nhện2.793 sao 4Pơ2.506 sao 5BF_ xixin1.559 saoThưởng th.10.2024 |
Bảng xếp hạng |
Trang chủ | Giải đáp bài tập | Đố vui | Ca dao tục ngữ | Liên hệ | Tải ứng dụng Lazi |
Giới thiệu | Hỏi đáp tổng hợp | Đuổi hình bắt chữ | Thi trắc nghiệm | Ý tưởng phát triển Lazi | |
Chính sách bảo mật | Trắc nghiệm tri thức | Điều ước và lời chúc | Kết bạn 4 phương | Xem lịch | |
Điều khoản sử dụng | Khảo sát ý kiến | Xem ảnh | Hội nhóm | Bảng xếp hạng | |
Tuyển dụng | Flashcard | DOL IELTS Đình Lực | Mua ô tô | Bảng Huy hiệu | |
Thơ văn danh ngôn | Từ điển Việt - Anh | Đề thi, kiểm tra | Xem thêm |
Từ khóa » Câu Thơ Sáng Ra Bờ Suối Tối Vào Hang Có ý Nghĩa Như Thế Nào
-
Câu Thơ"sáng Ra Bờ Suối,tối Vào Hang"trong Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó ...
-
Nghệ Thuật đối Trong Câu Thơ Sáng Ra Bờ Suối, Tối Vào Hang Có Tác ...
-
Câu Thơ Sáng Ra Bờ Suối Tối Vào Hang Có ý Nghĩa Như Thế Nào
-
“Sáng Ra Bờ Suối, Tối Vào Hang Cháo Bẹ Rau Măng Vẫn Sẵn Sang Bàn ...
-
Câu Thơ “Sáng Ra Bờ Suối Tối Vào Hang” Ngắt Nhịp Như Thế Nào?
-
Phân Tích Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Của Hồ Chí Minh - THPT Sóc Trăng
-
Câu Thơ Sáng Ra Bờ Suối Tối Vào Hang Trích Tức Cảnh Pác Bó Hồ Chí ...
-
Con Người Hồ Chí Minh Hiện Lên Qua Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó
-
TỨC CẢNH PÁC BÓ | English Quiz - Quizizz
-
Phân Tích Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Của Hồ Chí Minh – Văn Mẫu Lớp 8
-
Sáng Ra Bờ Suối Tối Vào Hang" Cháo Bẹ Rau Măng Vẫn Sẵn Sàng
-
Tức Cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh
-
Ba Bài Thơ Bác Hồ Làm ở Pác Bó - Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Cà Mau