Sáng Tác Một Tác Phẩm Nhằm Khích Lệ Mọi Người đọc Sách (7 Mẫu ...

Sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách gồm 12 mẫu hay nhất, cung cấp những thông tin bổ ích để các em có thêm nhiều ý tưởng trả lời đề 2 trong Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2024 của mình.

Mỗi bài thơ, tác phẩm, câu chuyện trong bài viết dưới đây đều gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng của các em nhằm khích lệ mọi người đọc sách, truyền tải thông điệp và ý nghĩa của việc đọc sách. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2024 - Đề 2

  • Sáng tác một tác phẩm nhằm khích lệ mọi người đọc sách
    • Bài 1: Đọc Sách
    • Bài 2: Sách, tâm sự một người bạn
    • Bài 3: Bài thơ hay về sách
    • Bài 4: Từng con chữ
    • Bài 5
    • Bài 6
    • Bài 7
    • Bài 8
    • Bài 9
    • Bài 10
    • Bài 11
    • Bài 12
  • Kế hoạch khuyến khích mọi người đọc sách
  • Biện pháp giúp trẻ em đọc sách nhiều hơn

Sáng tác một tác phẩm nhằm khích lệ mọi người đọc sách

Nhận viết bài Đại sứ văn hóa đọc theo yêu cầu, sử dụng độc quyền, không trùng với các mẫu trên mạng. Liên hệ: 0936120169

Câu 1: Sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách (Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa)

Bài 1: Đọc Sách

Miệt mài từng chữ tới từng chươngMỗi trang mỗi chữ mỗi tình ýMỗi nghĩa mỗi câu mỗi vấn vươngĐọc trước ra sau thật tỉ mỉĐọc trên xuống dưới chớ ương ươngĐọc xong ôm sách vào lòng xiếtTrong giấc mộng vàng gặp bạn đường

Bài 2: Sách, tâm sự một người bạn

Tôi là sách, sách chính là tôi đâyCả cuộc đời tôi làm bạn với mọi ngườiTôi nắm trong tay vô vàn điều mới lạNếu bạn tò mò, chẳng ngại rằng kêu ca.

Tôi biết trọn cuộc sống này xung quanhTạo hóa thiên nhiên rất ư là trong lànhNúi cao đồng bằng, đất liền hay biển cảVẻ đẹp đất trời toát một màu xanh.

Tôi giúp bạn trau dồi vốn sáng tạoKhoa học, kĩ thuật chẳng ngại gì lao đaoLắp ráp, phát minh đam mê cùng công nghiệpCùng chung cống hiến trọn một trái tim.

Tôi xoa dịu mọi tâm hồn chớm nởLắng đọng lại suy nghĩ tưởng như mơCuộc sống kia tưởng chừng là vô vọngCho tôi xin chút hy vọng của chờ trông.

Tôi lưu giữ trang sử của cách mạngKhói lửa mù, đắng lòng nhói tâm canBom giật,đạn rung, ăn mòn cả xương máuVẹn toàn độc lập, xóa mờ những thương đau.

Mọi lĩnh vực tôi được rèn giũa thông suốtTôi sinh ra để làm đẹp cuộc đời nàyLàm bạn với người như món đồ hữu dụngTôi có trái tim, một trái tim biết yêu thương

Nếu bạn vuiTôi chúc bạn vững tin trong cuộc sốngNếu bạn khócHãy quay lại mà tìm đọc đến tôi

Nếu khó khănTôi chắc chắn sẽ giải đáp giúp cho bạnHãy tin rằngTôi mãi là một người bạn thủy chung.

Bài 3: Bài thơ hay về sách

Mở một tủ sách đầy hứng thúNúi và Sông, Trời và Đất, Lịch sử, Văn minhKiến thức trong trái tim tôiNuôi dưỡng tâm hồn rạng ngời trong ánh bình minhKhi bạn mệt mỏi, buồn chán hoặc thất vọngHãy lật từng trang sách và bạn sẽ thấy yêu đờiNhững lời chia sẻ và động viên chứa đựng trong LờiBạn sẽ thấy rằng trái tim của bạn tràn đầy nhẹ nhõm và bình yên.Khi tôi vui, khi tôi vui, khi tôi không buồnXoay giá sách sẽ giúp bạn bình tĩnh hơnỒ! Bao mảnh đời đầy mâu thuẫn.Nhân ái, nhiều cảm thông, mạnh mẽ vượt qua.Những trang sách nhỏ nhưng tình yêu lớnDành tình yêu cho cuốn sáchTrân trọng sách như gia đình và bạn bèTôi đã mang theo một cuốn sổ tay trong suốt chặng đường.

Bài 4: Từng con chữ

Trong những trang sách mớiMở ra bao tri thứcMực đen nền giấy trắngChứa đựng bao hành trangNên bạn ơi xin hãyBiết trân và biết quýNhững dòng chữ giá trịHằn in trên trang sáchMà bao nhiêu tác giảĐã miệt mài làm nên.

Bài 5

Mở trang sách lòng đầy rạo rựcNúi sông, đất trời, lịch sử, văn minhBao tri thức gói gọn trong tim mìnhNuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh

Lúc mệt mỏi, chán chường, hay thất vọngLật trang sách, bạn sẽ thấy yêu đờiLời chia sẻ, động viên nơi dòng chữSẽ thấy lòng mình đầy nhẹ nhõm, an yên

Những khi vui, hứng khởi không muộn phiềnLật trang sách, bạn thấy lòng lắng lạiÔi! Bao mảnh đời ngoài kia đầy ngang tráiThương cảm, xót xa nhiều hãy mạnh mẽ vượt qua.

Trang sách nhỏ nhưng lớn lao tình ýHãy cho sách những tình cảm yêu thươngTrân trọng sách như người thân bè bạnTrên mọi nẻo đường, tay- cuốn sách mang theo.

Bài 6

Làn gió nhẹ lướt qua khung cửa nhỏĐưa hương hoa thoảng nhẹ tới bên emGió trầm ngâm đứng ngắm nhìn cô béThảnh thơi đọc sách bên bàn nhỏ xinh xinh

Gió phân vân, suy nghĩ hoài không biếtSách có gì mà thấy bé ưu tư?Bé trả lời: Cuộc đời người bạn nhỏĐôi lúc buồn cũng lắm lúc đau thương

Một hồi lâu, bé mỉm cười mãn nguyệnGió vui vời, bèn hỏi bé làm sao:Sách có gì mà nhìn em vui thế?Bé trả lời: Sách đầy ắp những yêu thương

Gió biết không? Những cuốn sách này nhé!Chứa vạn điều mới mẻ và mê sayMỗi trang sách dạy ta sống mỗi ngàyCho đi rồi sẽ nhận lại tình yêu.

Gió thích thú với bao lời bé kểĐọc sách hay vào những lúc thảnh thơiCó gió mát, bé thơ cùng trang sách nhỏVà chúng mình du ngoạn khắp nhân gian.

Bài 7

Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc chắc nghèoBạn cô đơn ư, mọi cuốn sách đều sẵn sàng kết thân với bạnĐể mai đọc ư? Thứ 2,3,4,5,6,7 chủ nhật. Đâu có thứ nào gọi là thứ maiCó một tội còn đáng trách hơn cả đốt sách, đó là không đọc chúngNhà có thể không có cửa sổ nhưng phải có sáchViệc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra cho bạnĐọc sách hay cũng giống như trò chuyện với cả một bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua

Bài 8

Tôi là một cuốn sách hay được viết bởi một tác giả nổi tiếng. Có thể nói, tôi được người đọc trên khắp thế giới tìm đọc với con số ấn tượng vì ai cũng mong muốn được sở hữu và đọc những kiến thức tinh túy trong tôi. Việc đọc thực sự cần như việc ăn uống hàng ngày các bạn ạ! Đọc cũng giống như ăn dinh dưỡng vào người, nuôi dưỡng mầm cây trong tâm hồn sinh trưởng và lớn lên. Cùng với đó, đọc cũng giống như việc tắm rửa, gột sạch những bụi bặm, xấu xí mà hướng tới những điều hạnh phúc, vĩ đại và lớn lao. Theo số liệu thống kê, người Nga đọc gần 4 chục cuốn sách 1 tháng, người Mỹ đọc hơn 2 chục cuốn 1 tháng,…; nhưng người Việt thuộc top những quốc gia đọc sách ít nhất trên thế giới. Đây là tình trạng báo động vì ngừng đọc sách là ta đang tự thu hẹp nguồn tri thức của nhân loại và nó giống như việc ngừng ăn vậy. Ăn là việc cần làm hàng ngày và đọc sách cũng như thế. Hãy coi việc đọc sách hàng ngày giống như ăn; việc đọc những cuốn sách hay sẽ làm ta thoải mái và háo hức như ăn các món ăn ngon vậy.

Bài 9

Bạn của tôiBình minh lên ôm quyển sáchLàm sao em trách được mỗi vầng thơBao nhiêu hoài niệm ước mơĐều từ quyển sách, góp phần mà raBao nhiêu bài học, câu caEm ngồi đọc sách, mà ca lên liền!Đọc sách là một việc hiềnBạn nào làm được, là ghiền hoài luônEm ơi, em đọc thử điĐọc rồi, đọc mãi, đọc hoài, đọc hết nha!

Bài 10

Đừng hỏi sách là gì?Vì nó vô vàn lắmHội tụ bao kiến thứcTinh hoa của loài ngườiSách cho ta nụ cườiVà niềm tin trách nhiệmDạy ta biết cần kiệmBiết cố gắng vươn lênGiúp ta nuôi chí bềnTrau dồi nguồn tri thứcCho ta thêm cách thứcĐể định hướng tương laiCách đọc sách hỡi aiBạn đã biết chưa nhỉ?Đọc sách cần “thủ thỉ”Không phải đọc qua loaNếu chỉ đọc thoáng quaThì chỉ là nghĩa vụHãy yêu sách thực thụĐể phát huy tinh thầnVì sách luôn ân cầnTạo niềm vui cuộc sống.

Bài 11

Bài thơ “ Sách với tôi là bạn”

Bạn cùng tiến, cùng tâmTri thức từ trang sáchLàm tôi lớn từng ngàyLá thư từ trang sáchLàm tôi nhẹ vươn vaiVươn vai nhìn ngày mớiVươn vai nhìn tương laiĐồng hành cùng trang sáchLòng nhẹ vượt chông gai

Bài 12

Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!

Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.

Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời "mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!

Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: "Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thía ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".

"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.

Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:

"Nên thợ, nên thầy vì có học,No ăn, no mặc bởi hay làm".

(Bảo kính cảnh giới - bài 46)

Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" (Trung dung).

Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội.

Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.

Câu 2: Nếu được chọn làm Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn như sau:

Kế hoạch khuyến khích mọi người đọc sách

Nếu như em được chọn trở thành Đại sứ văn hóa đọc, trong khả năng của mình, em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.

Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"

Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.

Biện pháp giúp trẻ em đọc sách nhiều hơn

1. Đưa trẻ đến các thư viện

Khi trẻ được đưa đến các thư viện và gặp các thủ thư, nhân viên thư viện trẻ sẽ được tiếp xúc với môi trường sách vở thực sự. Trong chuyến tham quan này các giáo viên và thủ thư sẽ chỉ cho trẻ các cuốn sách hấp dẫn, chỉ cho trẻ cách sắp xếp các cuốn sách và làm như thế nào để chọn được các cuốn sách hay.

2. Chia sẻ kế hoạch đọc sách với trẻ

Trẻ cần một hình mẫu để hiểu cách lập kế hoạch cho việc đọc. Phụ huynh có thể cho trẻ xem kế hoạch đọc sách trong hè của mình và chia sẻ những gì bạn nghĩ sau khi đọc xong một cuốn sách. Điều đó sẽ khiến trẻ nghĩ về việc đọc của chúng.

3. Chỉ ra cho trẻ làm thế nào để lập kế hoạch khi đọc sách

Phụ huynh khuyến khích con nói về kế hoạch cho gia đình cho kì nghỉ hè: khi nào con ở nhà? khi nào con đi chơi? khi nào con đến thăm họ hàng? khi nào con đi du lịch?... Khi trẻ được tự mình lập kế hoạch, chúng sẽ có trách nhiệm hơn đối với thời khóa biểu mà chúng đặt ra. Và công việc của phụ huynh chỉ là nhắc con bổ sung thêm thời gian đọc sách và giám sát.

4. Nói với trẻ về không gian cho việc đọc sách

Phụ huynh có thể chia sẻ cùng với con những địa điểm đọc sách mà con muốn. Đó có thể là một góc yên lặng với chiếc ghế thoải mái? Hoặc một không gian trong lành, thoáng mát ngoài công viên?... việc thảo luận giúp trẻ nghĩ về nơi mà chúng sẽ đọc và cảm thấy thoải mái nhất khi đọc.

6. Xây dựng kế hoạch cho việc trao đổi sách trong mùa hè:

Trước khi kì nghỉ kết thúc, hãy tổ chức các nhóm trao đổi sách cho con của bạn. Bạn có thể lập một nhóm những người bạn của bạn - những người mà có con trong cùng độ tuổi, sau đó cho trẻ tự trao đổi các cuốn sách mà chúng đọc để được đọc những cuốn sách mới. Điều này vừa tạo cơ hội để trẻ nói về các cuốn sách mà không phải tốn chi phí. Nếu trẻ vẫn không nhận đủ sách để đọc, hãy mở rộng mạng lưới trao đổi sách.

7. Mở các sự kiện trao đổi sách

Nếu bạn là giáo viên trong trường, bạn có thể mở các sự kiện trao đổi sách. Bạn gửi cho các phụ huynh lịch hẹn “trao đổi sách” trong hè, điều này tạo cơ hội để trẻ vẫn được gặp mặt nhau trong kì nghỉ đồng thời giúp duy trì việc đọc.

8. Tham gia các câu lạc bộ đọc sách

Một số giáo viên, gia đình và học sinh tổ chức các câu lạc bộ sách trong mùa hè. Học sinh đọc một cuốn sách nào đó sau đó sẽ cùng nhau thảo luận. Các hoạt động này sẽ mang đến sự hứng thú đối với việc đọc.

9. Giúp học sinh lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng sẽ đọc

Phụ huynh cần tạo chút “áp lực” cho việc đọc bằng cách giới hạn thời gian trẻ đọc. Chúng ta giúp trẻ sắp xếp thời gian, lựa chọn các thể loại sách để đọc như: truyện tranh, tiểu thuyết, sách khoa học, sách kĩ năng, tạp chí, và cả đọc trên mạng.

10. Ghi nhận và khuyến khích những gì trẻ đã đọc được trong mùa hè

Khi kì nghỉ hè kết thúc, năm học mới bắt đầu, giáo viên có thể tổ chức một buổi “book talk” để chia sẻ về những gì trẻ đã đọc trong kì nghỉ. Nếu không khí hào hứng, tích cực đến từ một số bạn thực sự yêu sách nó sẽ lan tỏa một cách tự nhiên đến các học sinh khác. Sự tham gia của phụ huynh, những phần thưởng cũng là yếu tố khiến trẻ cảm thấy được “ghi nhận” về những nỗ lực trong kì nghỉ vừa qua.

Từ khóa » Bài Thơ Nói Về Quyển Sách